Vì sao số bệnh nhân Whitmore tăng?
Tiến sĩ Trịnh Thành Trung, Viện trưởng Viện Vi sinh vật và Công nghệ Sinh học, Đại học Quốc gia Hà Nội, người có 15 năm kinh nghiệm nghiên cứu về bệnh Whitmore cho biết như trên. Ông khẳng định vi khuẩn Whitmore không phải là "vi khuẩn ăn thịt người" như nhiều người lầm tưởng.
"Phương cách vi khuẩn Whitmore tấn công gây viêm và áp xe ở các cơ quan trên cơ thể giống với các căn nguyên gây bệnh truyền nhiễm khác nên không thể nói vi khuẩn Whitmore theo những biệt danh vô căn cứ", ông Trung nói.
Trường hợp bệnh nhân ở Bệnh viện Bạch Mai bị vi khuẩn Whitmore tấn công mũi là một dạng viêm và áp xe ngoài da. Bệnh nhân này đã bị vi khuẩn Whitmore tấn công ở vị trí mỏng yếu (cánh mũi) của cơ thể, thời gian được chẩn đoán bệnh lâu, thời gian được chỉ định điều trị đúng kháng sinh bị chậm, nên tổ chức viêm và áp xe trên cánh mũi vỡ ra (giống như nhiều mụn mủ nhọt ngoài da khác), dẫn đến làm thay đổi hình dạng cánh mũi.
Theo tiến sĩ Trung, Whitmore là một bệnh truyền nhiễm được các nhà khoa học Pháp phát hiện ở Việt Nam 94 năm trước. Trong thời chiến, hàng nghìn binh lính Pháp và Mỹ đã bị phơi nhiễm và nhiễm bệnh. Những năm 70 của thế kỷ trước, Whitmore còn có tên gọi là "Vietnamese time-bomb; tức quả bom hẹn giờ của Việt Nam" nhằm ám chỉ một loại bệnh bị phơi nhiễm tại Việt Nam, ủ bệnh trong thời gian dài, và mãi sau đó mới phát bệnh trên cựu chiến binh Mỹ trở về.
Tuy nhiên, điều kiện y tế nước ta ngày đó và sau giải phóng còn khó khăn thiếu thốn, chưa thể làm chủ kỹ thuật xét nghiệm bệnh. Bên cạnh đó, nhiều dịch bệnh truyền nhiễm khác lưu hành như sốt rét, lao, HIV, sốt xuất huyết... nên Whitmore chưa được quan tâm thực sự.
Xét nghiệm vi sinh ở nhiều bệnh viện chưa được đầu tư đúng tầm, dẫn đến căn bệnh đã bị bỏ sót và lãng quên. Chính vì vậy, bệnh Whitmore đã có thể bị chẩn đoán nhầm thành các bệnh truyền nhiễm khác hoặc nhầm thành các bệnh lao phổi, ung thư phổi, ung thư gan, ung thư tủy xương, ung thư máu, u tuyến liệt tuyến, quai bị (ở trẻ em)... Gần đây, nhiều cơ sở y tế từ tuyến tỉnh đến trung ương đã chú trọng triển khai xét nghiệm vi sinh, dần làm chủ được kỹ thuật xét nghiệm và từ đó đã phát hiện ra các ca bệnh.
![]() |
Tiến sĩ Trung hướng dẫn các bác sĩ bệnh viện tuyến dưới xét nghiệm vi khuẩn Whitmore. Ảnh: T.T |
Whitmore (melioidosis) là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao và tử vong nhanh nếu bệnh nhân không được chẩn đoán sớm, chẩn đoán đúng và điều trị kháng sinh theo đúng phác đồ khuyến cáo.
Ca nhiễm bệnh đầu tiên ở Việt Nam được phát hiện tại TP HCM vào năm 1925. Sau đó, bệnh cũng được ghi nhận ở Hà Nội và Huế vào năm 1928 và 1936. Bằng chứng đầu tiên trên thế giới về sự tồn tại của vi khuẩn gây bệnh Whitmore (Burkholderia pseudomallei) sống ngoài môi trường đất được các nhà khoa học Pháp công bố năm 1937 tại tỉnh Hải Dương và năm 1955 tại các tỉnh Nam Bộ.
Năm 2004, ông Trung tình cờ được nghe báo cáo khoa học của một giáo sư người Đức về căn bệnh này tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên. Ông đã tra tìm các tài liệu y khoa và nhận thấy đây bệnh phổ biến ở các nước Đông Nam Á và vùng Bắc Úc. Đặc biệt, Thái Lan, Lào và Campuchia cũng đã công bố nhiều ca bệnh trên các tạp chí y khoa quốc tế. Ông quyết định theo đuổi nghiên cứu này và có 6 ấn phẩm về bệnh công bố trên các tạp chí y khoa quốc tế uy tín.
Ông Trung và đồng nghiệp đã tổ chức nhiều lớp tập huấn xét nghiệm vi sinh, nhiều hội thảo khoa học để nâng cao cảnh giác/ghi ngờ ca nhiễm bệnh cũng như tăng cường năng lực xét nghiệm vi sinh. Kết hợp với điều tra phân bố vi khuẩn ngoài môi trường, bản đồ dịch tễ học bệnh Whitmore tại Việt Nam đã dần dần hé lộ.
"Chúng tôi đã chứng minh Whitmore là loại bệnh truyền nhiễm phổ biến ở một số tỉnh Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ ở Việt Nam", ông Trung nói.
Đến nay, xét nghiệm vi sinh tại các bệnh viện bắt đầu được quan tâm, các bác sĩ cũng cảnh giác về căn bệnh Whitmore này nên bệnh nhân nhiễm bệnh được chẩn đoán đúng.
"Chính vì chẩn đoán đúng ra bệnh nên số lượng ca bệnh tăng lên, chứ không phải bệnh đột ngột quay trở lại và bùng phát thành dịch", ông Trung nhấn mạnh.
Vi khuẩn Whitmore sống ở trong đất và lây nhiễm sang người qua con đường tiếp xúc trực tiếp các vết trầy xước da với đất nhiễm khuẩn. Khi đi vào cơ thể, vi khuẩn có thể tấn công các bộ phận của cơ thể (không loại trừ một bộ phận, một cơ quan cơ thể nào). Dạng phổ biến nhất là tấn công phổi. Bên cạnh đó vi khuẩn có thể tấn công gây áp xe cơ quan nội tạng như gan, thận, tim hoặc áp xe ngoài da, áp xe cơ, viêm xương khớp, viêm tuyến lệ, viêm tuyến nước bọt mang tai, viêm tai giữa, viêm màng não, sưng hạch cổ, viêm tuyến sinh dục tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt, viêm tinh hoàn...
Hiện, có 38 bệnh viện ở 26 tỉnh, thành phố đã được đào tạo về phương pháp xét nghiệm bệnh, phát hiện được gần 1.000 ca nhiễm Whitmore trong cả nước.
Dự báo của các chuyên gia quốc tế, mỗi năm Việt Nam có khoảng 10.000 ca nhiễm bệnh và khoảng 5.000 ca tử vong. Để có thể khẳng định con số dự báo này có đúng không thì cần phải tiếp tục nghiên cứu điều tra, áp dụng đúng quy trình kỹ thuật từ lúc chỉ định mẫu nuôi cấy vi sinh, xét nghiệm và định danh vi khuẩn Whitmore theo đúng hướng dẫn của quốc tế. Hơn nữa, các nghiên cứu về điều trị, theo dõi bệnh nhân và tính toán chi phí điều trị cũng cần phải được triển khai, để xây dựng hướng dẫn dự phòng, chẩn đoán và điều trị bệnh.
Theo ông Trung, nhóm nghiên cứu sẽ tiếp tục phát triển các kỹ thuật xét nghiệm nhanh để giúp các bác sĩ sớm chẩn đoán đúng bệnh, từ đó điều trị bệnh nhân theo phác đồ kháng sinh khuyến cáo nhằm giảm thiểu nguy cơ tử vong cho người bệnh. Cùng với các hợp tác quốc tế qua Nghị định thư với Anh, nhóm nghiên cứu từng bước tiếp cận nghiên cứu về vắcxin phòng bệnh.
Tổ chức Hội diễn, Hội thao Ngành Y tế Quảng Ninh năm 2025
Nhân Kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955-27/02/2025) và Chào mừng Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025-2030, Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Công đoàn Ngành y tế tổ chức Hội diễn, Hội thao ngành Y tế Quảng Ninh năm 2025.
5 sai lầm khi sử dụng thuốc điều trị cúm A
Những ngày này, ‘cúm A’ là một từ khóa về sức khỏe mà ai cũng quan tâm. Đối phó với bệnh cúm như thế nào? Làm sao để mỗi người mắc bệnh biết cách sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, tránh những sai lầm khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn?
Bộ Y tế: Tăng cường phòng chống dịch bệnh cúm, sởi và các bệnh lây qua đường hô hấp
PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế đã ký ban hành văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường phòng, chống bệnh cúm, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp.
Lịch sử ra đời và ý nghĩa ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/02
Cách đây 70 năm, ngày 27/2/1955 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết thư gửi đến Hội nghị cán bộ y tế toàn quốc, trong thư Bác đã ân cần thăm hỏi, dành sự quan tâm đặc biệt đối với cán bộ y tế, đồng thời Bác đã căn dặn: “phải thương yêu người bệnh; người bệnh phó thác tính mạng của họ với các cô, các chú; Chính phủ phó thác cho các cô các chú việc chữa bệnh tật và giữ gìn sức khoẻ của Đồng bào. Đó là một nhiệm vụ rất vẻ vang. Vì vậy, cán bộ y tế cần phải thương yêu chăm sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình; coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn; lương y phải như từ mẫu, những lời căn dặn đó vẫn vang vọng, thấm sâu trong tâm trí của những người thầy thuốc Việt Nam.
Giám sát triển khai tiêm vắc xin phòng Sởi tại khu 8, Làng Chài phường Hà Phong
Ngày 7/2/2025, tại TP.Hạ Long, Đoàn công tác của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh do đồng chí Nguyễn Thị Dung, Phó Giám đốc Trung tâm làm trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra, giám sát hoạt động tiêm chủng vắc xin phòng sởi cho các trường hợp đủ điều kiện tiêm chủng tại khu 8, Làng Chài phường Hà Phong.
Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
Hiện nay, Nhật Bản đang bùng phát dịch cúm mùa (chủ yếu là cúm A, nhưng cúm B vẫn có nguy cơ lan rộng). Theo thống kê từ 2/9/2024 - 26/1/2025, đã ghi nhận 9,5 triệu ca mắc cúm mùa. Trước tình hình này, mọi người cần nâng cao cảnh giác, đặc biệt là trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người mắc bệnh mạn tính.
Lễ kết nạp đảng viên mới Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh
Chiều ngày 06/02/2025, Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh (PCBTN-KSTCT-XNVS) đã long trọng tổ chức lễ kết nạp đảng viên mới cho quần chúng ưu tú Nguyễn Minh Phương.
Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang bùng phát tại Nhật Bản
Bộ Y tế sẽ tiếp tục theo dõi, bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh trong nước và trên thế giới để triển khai các biện pháp phù hợp, kịp thời, nhất là trong thời điểm hiện tại với thời tiết thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh qua đường hô hấp lây lan...
Hiến tạng cứu người - Gửi lại đời sự sống
Mỗi ngày, có hàng ngàn người bị suy tạng giai đoạn cuối vẫn đang chờ đợi để được ghép tạng, chờ một phép màu đến với họ, đó là có được nguồn tạng từ người hiến tặng sau khi qua đời hoặc chết não. Nhiều người bệnh tưởng chừng chẳng còn hy vọng được sống tiếp nhưng nhờ nhận được tạng hiến, họ kéo dài sự sống thêm hàng chục năm, sống vui với gia đình.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.