11/10/2012 | 8:06:18 PM

Viêm loét giác mạc nhiễm khuẩn: Bệnh có thể gây mù

Viêm loét giác mạc nhiễm khuẩn là một trong những bệnh hay gặp ở nước ta - thuộc vùng khí hậu nóng ẩm, nhiệt đới gió mùa, đặc biệt hơn là nước sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Viêm loét giác mạc thường để lại hậu quả nặng nề gây mù lòa, thậm chí phải bỏ nhãn cầu...

Các yếu tố gây bệnh

Nguyên nhân gây bệnh được xếp thành 4 nhóm chính: vi khuẩn (các loại vi khuẩn gram (+) hay gặp như tụ cầu, liên cầu, phế cầu, các loại vi khuẩn gram (-) như trực khuẩn mủ xanh…), nấm (các loại nấm sợi là chủ yếu như Aspergillus, Furasium, Cephalosporum), vi rút (chủ yếu thuộc họ Herpes: H.simplex typ 1, H. varicell-zoster) và ký sinh trùng (Acanthamoeba, Nocardia).

Khi gặp điều kiện thuận lợi, các yếu tố trên có nguy cơ gây bệnh như:

Chấn thương mắt: thường sau các vi chấn thương bản thân người bệnh không để ý hoặc không biết: sau khi bụi vào mắt, nước bẩn vào mắt kể cả nước mưa. Ở nước ta cần phải chú ý tới các chấn thương mắt do yếu tố thực vật như hạt thóc, rơm rạ, lá cây…

Các bệnh lý sẵn có tại mắt như bệnh lý mi mắt (lông xiêu, lông quặm, hở mi do liệt dây thần kinh số VII, khuyết mi sau mổ u mi có thể gây loét giác mạc), bệnh lý kết giác mạc như sẹo giác mạc, sạn vôi, khô mắt, mất cảm giác giác mạc, đặc biệt các phẫu thuật trước đó can thiệp vào giác mạc kết mạc đều có thể gây viêm loét giác mạc.

Trên một số cơ địa bệnh lý toàn thân đặc biệt như: suy dinh dưỡng thiếu vitamin A ở trẻ em, hội chứng suy giảm miễn dịch, bệnh lý chuyển hóa như bệnh đái tháo đường…

Các phương pháp điều trị không đúng, lạm dụng thuốc như các phương pháp điều trị dân gian không khoa học như đắp lá, đắp ếch nhái vào mắt. Lạm dụng kháng sinh và thuốc chống viêm nhóm corticoid là một nguy cơ cao gây viêm loét giác mạc vì hiện nay các chế phẩm tra mắt có chứa thành phần corticoid được bán rộng rãi, rất khó kiểm soát.

Làm thế nào để nhận biết?

Khi đáp ứng điều trị, viêm loét giác mạc để lại sẹo giác mạc, tùy theo mức độ nặng nhẹ mà gây mờ mắt ở các mức độ khác nhau: nhẹ có thể là sẹo như màng khói, nặng thường là sẹo dày trắng đục, kèm theo tăng nhãn áp. Trong trường hợp diễn biến nặng, viêm loét giác mạc gây thủng giác mạc, viêm loét toàn bộ giác mạc, viêm nội nhãn hoặc viêm toàn nhãn.

Sau khi bị chấn thương vào mắt 1-2 ngày có thể thấy mắt cộm, kích thích chảy nước mắt, chói mắt khi ra nắng, nhìn mờ. Người bệnh nhìn mờ tăng dần, một số trường hợp nhìn mờ nhanh chóng kèm theo mắt đau nhức nhiều, thậm chí thị lực chỉ còn phân biệt được sáng tối. Khám bệnh thấy mi mắt sưng nề, mắt đỏ do kết mạc cương tụ mạnh, giác mạc mất tính trong suốt, có ổ loét hoặc ổ viêm mờ đục, có thể ít hoặc nhiều xuất tiết mủ. Bờ ổ loét trong đều hoặc nham nhở tùy nguyên nhân, thấy thâm nhiễm sâu trong nhu mô giác mạc hay mủ tiền phòng. Một số trường hợp nặng có thể có biến chứng thủng giác mạc, phòi tổ chức nội nhãn.

Hệ luỵ của viêm loét giác mạc

Khi đáp ứng điều trị, viêm loét giác mạc để lại sẹo giác mạc, tùy theo mức độ nặng nhẹ mà gây mờ mắt ở các mức độ khác nhau: nhẹ có thể là sẹo như màng khói, nặng thường là sẹo dày trắng đục, kèm theo tăng nhãn áp. Trong trường hợp diễn biến nặng, viêm loét giác mạc gây thủng giác mạc, viêm loét toàn bộ giác mạc, viêm nội nhãn hoặc viêm toàn nhãn.

Người bệnh và thầy thuốc cần chú ý phân biệt viêm loét giác mạc với một số bệnh khác ở mắt như viêm kết mạc cấp (đau mắt đỏ), cơn glôcôm cấp (cơn thiên đầu thống), viêm màng bồ đào cấp...

 Trực khuẩn mù xanh - nguyên nhân gây loét giác mạc nhiễm khuẩn.

Và điều trị

Cần xác định nguyên nhân gây viêm loét giác mạc để điều trị, nguyên tắc dựa vào kháng sinh đồ. Tuy nhiên hiện nay ở tuyến huyện và một số tuyến tỉnh không tiến hành xét nghiệm vi sinh để xác định nguyên nhân do vậy điều trị nguyên nhân gặp nhiều khó khăn.

Đối với vi khuẩn: hiện nay chủ yếu dùng nhóm quinolone thế hệ thứ 2 (ofloxacin, ciprofloxacin, norfloxacin..), thế hệ thứ 3 (levofloxacin), thế hệ thứ 4 (moxifloxacin, gatifloxacin). Ngoài ra nhóm tobramycin và gentamycin, nhóm cephalosporin đường uống và đường tiêm…

Đối với thuốc kháng nấm: dùng các dẫn xuất azole (ketoconazole, fluconazole, itraconazole...), dẫn xuất polyene (amphotericin-B, natamycine…)

Đối với thuốc kháng virus, hiện nay dùng nhóm acyclovir thuốc tra và thuốc uống.

Để phòng bệnh, cần giáo dục người dân nâng cao ý thức phòng bệnh viêm loét giác mạc vì là một bệnh nặng gây mù, ngay cả khi điều trị khỏi cũng thường để lại di chứng nặng nề. Khi bị bụi hoặc nước bẩn vào mắt có thể chớp mắt vào cốc nước sạch, tránh day dụi mắt, nếu không được cần đến cơ sở y tế có chuyên khoa mắt để lấy bụi, gắp dị vật và tra thuốc sát khuẩn. Thuốc kháng sinh nhỏ mắt cần được thầy thuốc kê đơn, người bệnh không tự mua dùng. Các chế phẩm có chứa corticoid chống chỉ định trong viêm loét giác mạc, và người bệnh không được tự ý mua thuốc này tra mắt. Đối với trẻ em vùng xa cần bổ sung viên uống vitamin A để tránh bệnh khô mắt, loét giác mạc do thiếu vitamin A. Cần phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh lý tại mắt.

Tin tức khác

Đặt lịch hẹn tư vấn!

Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.

  • Nam
    Nữ
Thiết kế 2018. Bản quyền thuộc về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
1900866814