Viêm mũi mùa xuân và thuốc dùng
Bệnh viêm mũi xoang theo mùa gặp ở mọi lứa tuổi. Khi khai thác bệnh, có thể xác định được yếu tố gia đình và di truyền rõ ở 60% số bệnh nhân mắc.
Người bị bệnh có biểu hiện ngứa mũi, phải lấy tay dụi mũi, sau đó hắt hơi từng tràng, thậm chí hàng chục cái. Sau đó xuất hiện chảy nước mũi trong đồng thời với dấu hiệu ngạt tắc mũi, đầu cảm thấy nặng trịch do thiếu oxy. Một số trường hợp bệnh nhân bị đau nhức vùng mặt, trán, chẩm tùy theo vị trí của xoang viêm. Đau đầu trong viêm xoang có thể xuất hiện vào những giờ nhất định như viêm xoang trán hay đau đầu lúc 10-12 giờ, viêm xoang sàng và xoang bướm lại đau vào tối… Bệnh có thể diễn biến kéo dài từ 7 ngày đến 1 tháng, thậm chí hơn nữa đến khi thời tiết của mùa đó ổn định. Những triệu chứng này đều cản trở niềm vui đón xuân của người bệnh. Vậy bạn cần dự phòng như thế nào nếu thường xuyên bị viêm mũi vào mỗi dịp xuân về?
Điều đầu tiên cần nhắc đến là điều trị sớm, tránh những biến chứng có thể xảy ra, cũng như làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của bạn.
Thuốc giảm xuất tiết
Thuốc đầu tay được dùng đến cho các viêm mũi theo mùa là thuốc giảm hiện tượng xuất tiết từ niêm mạc mũi đường uống như nhóm thuốc kháng histamin H1 chọn lọc. Nhóm thuốc này có tác dụng phong bế các thụ thể H1 ở ngoại biên, ức chế phóng thích histamin từ dưỡng bào như chohrpheniramine maleate, loratidine, fexofenadine hydocloride, desloratidine…
Các thuốc kháng histamin được chia làm nhiều thế hệ: I, II, III, IV…
Các kháng histamin thế hệ sau thường không gây buồn ngủ, khắc phục được nhược điểm lớn nhất của thế hệ đầu vì thuốc không thấm được vào thần kinh trung ương và ngoài tác dụng kháng histamin thuốc còn có tác dụng chống dị ứng và chống viêm.
Thuốc kháng histamin thường được dùng kéo dài 2 tuần.
Thuốc hấp thu nhanh và đạt nồng độ tối đa sau uống 1-3 giờ, phân tử thuốc gắn vào protein huyết tương. Nhóm kháng histamin chuyển hóa không đáng kể ở gan và ngoài gan. Chính vì thế thuốc có thể sử dụng được trong những trường hợp có bệnh lý về gan, tuy nhiên cần thận trọng và có thể giảm liều. Người ta vẫn chưa xác định được độ an toàn của thuốc cho trẻ dưới 2 tuổi.
Thuốc không chuyển hoá ở gan nên không tương tác với các thuốc qua cơ chế gan. Dùng phối hợp với erythromycine hoặc kentoconazole làm tăng nồng độ fexofenadine trong huyết tương gấp 2-3 lần.
Thuốc có một số tác dụng ngoại ý như buồn nôn, đau bụng, buồn ngủ, khó tiêu, mệt mỏi.
Thuốc dự phòng
Bạn cũng có thể sử dụng thuốc dự phòng trước mỗi dịp xuân về 1 tháng. Với singulair (mỗi viên 10mg chứa micocrystalline, cellulose…) chỉ định cho trẻ trên 6 tháng. Singulair được khuyến cáo dùng một lần trong ngày. Trong trường hợp mà tần xuất viêm mũi xuất hiện trên 5 lần một năm có kèm theo viêm phế quản co thắt cần duy trì một năm. Sử dụng loại thuốc này có thể làm giảm tần xuất bị viêm mũi xoang xuất tiết ở trẻ 2-5 tuổi do nhiễm rhinovirus và các virut gây cảm lạnh thông thường khác. FDA cảnh báo bệnh nhân không tự ý ngưng dùng singulair mà không có sự tư vấn của các bác sĩ, đồng thời các bác sĩ phải theo dõi hành vi, tâm trạng và những suy nghĩ bi quan của những bệnh nhân dùng thuốc này.
Viêm mũi dị ứng gia tăng nhanh trong mùa xuân.
Thuốc dùng tại mũi
Thuốc làm săn khô niêm mạc mũi nhóm muối bạc: argyrol, thuốc này dễ bị phân hủy bởi ánh sáng nên thuốc được bọc bởi một lớp giấy than chống ánh sáng và sử dụng mỗi lọ chỉ dưới 10 ngày.
Bạn có thể dùng thuốc chống viêm có corticoid dạng nhỏ như polydexa, collydexa… dùng dưới 7 ngày hoặc steroid xịt tại mũi ngày 2 lần trong vòng hai tuần đến một tháng theo chỉ định và giám sát của thầy thuốc tai mũi họng.
Steroid dạng xịt có thể dùng kéo dài 2 năm. Tuy nhiên phải theo dõi chặt chẽ và hiệu chỉnh liều theo sự tiến triển hoặc suy thoái của bệnh. Thuốc corticoid tại chỗ tuy chỉ có khoảng 2% hấp thu vào máu nhưng nếu không được điều trị đúng phương pháp cũng sẽ gây một số biến chứng, nhất là ở trẻ em như không kích thích vỏ thượng thận tiết hormon làm teo vỏ thượng thận, gây hội chứng biến dưỡng do tăng giữ muối, nước, ứ đọng mỡ ở một số bộ phận như mặt, tăng đường huyết… hoặc tình trạng quen thuốc do điều trị dở dang.
Thuốc corticoid dùng tại mũi với tính chất chống viêm tại chỗ ở các liều ít có tác dụng toàn thân, trẻ em từ 3-11 tuổi, sử dụng điều trị dự phòng bằng nasonex được khuyên dùng 2-4 tuần trước thời gian dự kiến sẽ xuất hiện viêm mũi.
Không được dùng khi có các nhiễm trùng khu trú.
Lưu ý khi các bệnh nhân đang sử dụng thuốc corticoid đường toàn thân kéo dài chuyển sang đường xịt tại chỗ, có thể dẫn đến suy thượng thận trong một số tháng cho đến khi chức năng của trục tuyến dưới đồi-tuyến yên-tuyến thượng thận phục hồi. Thận trọng với những bệnh nhân lao, các nhiễm virut toàn thân, vi khuẩn, nấm chưa được điều trị, nhiễm herpes simplex ở mắt. Một số tác dụng ngoại ý như đau đầu, chảy máu mũi, rát mũi, kích ứng mũi, viêm loét mũi.
Liều sử dụng, mỗi nhát xịt cung cấp 50mcg mometasone furoat, lắc kỹ lọ trước mỗi lần dùng. Viêm mũi xoang xuất tiết ở trẻ cũng cần điều trị kịp thời, đúng đắn dưới sự theo dõi của thầy thuốc chuyên khoa để tránh những biến chứng có thể xảy ra.
Và các biện pháp khác
Với tiết xuân lạnh và ẩm như vậy bạn cần giữ ấm mũi họng mỗi khi ra đường bằng cách sử dụng khẩu trang, áo cao cổ. Trong phòng dùng máy xông hơi nước nóng (nếu có điều kiện). Rửa mặt, đánh răng bằng nước ấm…
Tránh ăn các loại thức ăn có nguy cơ dị ứng cao như đồ hải sản: tôm, cua, mực… ăn thức ăn có tẩm ướp nhiều phụ gia như các đồ nướng, quay… vì trong giai đoạn này cơ thể rất dễ mẫn cảm dẫn đến các tình trạng sốc phản vệ do dị ứng có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư số 05/2025/TT-BYT ngày 17 tháng 01 năm 2025 quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập. Thông tư này quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập.
Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh xây dựng Kế hoạch triển khai công tác y tế phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 diễn ra từ ngày 25/01/2025 đến hết ngày 02/02/2025, cụ thể như sau:
DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
Hằng năm, trên thế giới tỉ lệ trẻ sinh ra bị nhiễm hoặc có nguy cơ lây nhiễm HIV, viêm gan B, giang mai từ mẹ khá cao. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, khu vực Tây Thái Bình Dương mỗi năm có khoảng 180.000 trẻ bị nhiễm viêm gan vi rút B, 13.000 trẻ bị nhiễm giang mai và 1.400 trẻ bị nhiễm HIV.
Phòng ngừa những bệnh thường gặp trong mùa đông xuân
Thời tiết đông xuân lạnh ẩm không chỉ tạo điều kiện cho các loại virus, vi khuẩn phát triển mà còn làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp và tiêu hóa; thời điểm này thường diễn ra nhiều lễ hội, mọi người gia tăng tiếp xúc gần nên có nguy cơ bùng phát dịch bệnh càng cao. Mọi người cần trang bị một số kiến thức cơ bản về dịch bệnh mùa đông xuân như:
Hội nghị Tổng kết công tác phòng chống HIV/AIDS năm 2024, định hướng hoạt động năm 2025
Chiều ngày 30/12/2024, Sở Y tế Quảng Ninh tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác phòng, chống HIV/AIDS tỉnh năm 2024 và triển khai nhiệm vụ 2025.
Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào?
Bệnh sởi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi, có khả năng bùng phát thành dịch lớn do khả năng lây lan mạnh qua đường hô hấp.
Bộ Y tế khuyến cáo về bệnh sởi: Tiêm vắc xin là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh
Bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, dễ lây lan qua đường hô hấp qua các giọt bắn của người mắc bệnh hoặc có thể qua tiếp xúc trực tiếp, qua bàn tay bị nhiễm dịch tiết của người bệnh.
Phường Hà Phong: Truyền thông, phổ biến kiến thức về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Ngày 05/10/2024, Trạm Y tế phường Hà Phong, thành phố Hạ Long phối hợp với các tổ chức hội, đoàn thể tổ chức truyền thông, hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ, kỹ năng phòng bệnh ở người cao tuổi tại các khu phố trên địa bàn.
Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV
Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm với HIV (viết tắt là PEP) là dùng thuốc kháng HIV (thuốc ARV) cho những người bị phơi nhiễm với HIV. Việc điều trị sau phơi nhiễm cần được thực hiện càng sớm cáng tốt tốt nhất trong vòng 24 giờ và không muộn hơn 72 giờ sau phơi nhiễm. Phơi nhiễm có thể xảy ra trong môi trường nghề nghiệp và ngoài môi trường nghề nghiệp.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
- Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
- Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
- DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
- 8 cách phòng bệnh hô hấp khi trời lạnh