Viêm tai xương chũm có nguy hiểm?
Viêm tai xương chũm là bệnh lý hay gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh tích tổn thương tìm thấy ở xương chủ yếu là viêm loãng xương và viêm tắc mạch máu xương làm các vách ngăn giữa các tế bào xương bị phá vỡ dần, các ổ mủ tập trung lại thành túi mủ, đôi khi có những khối xương mục. Lớp vỏ ngoài của xương có thể bị thủng và mủ chảy ra ngoài ngay dưới da hoặc có thể đổ vào nội sọ gây những biến chứng nguy hiểm.
Viêm tai xương chũm nhìn bên ngoài.
Biểu hiện của bệnh
Biểu hiện điển hình hay gặp trên lâm sàng là trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, đang được chẩn đoán là viêm mũi họng và viêm tai, đang có tiến triển giảm dần đột nhiên sốt cao tăng trở lại, có thể có triệu chứng màng não như nôn, co giật, cứng gáy. Tại tai: mủ trở nên đặc và nhiều thêm, đau tai tăng, lan xuống cổ và nửa bên đầu. Nghe kém dần. Màng nhĩ đỏ trở lại. Da trên bề mặt xương chũm sưng, đỏ, ấn đau.
Viêm tai xương chũm cấp nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây biến chứng hoặc trở thành viêm tai xương chũm mạn tính.
Viêm tai xương chũm gây biến chứng gì?
Một trong các mối nguy hiểm của viêm tai xương chũm mạn tính là viêm tai xương chũm hồi viêm. Đây là đợt cấp của viêm tai xương chũm mạn tính, tuy nhiên, loại này ẩn chứa những biến chứng có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh (viêm màng não, áp-xe não, viêm tĩnh mạch bên…) nên được xếp vào loại viêm tai nguy hiểm, đây là một trong những cấp cứu của chuyên khoa tai mũi họng. Xương chũm hay bị viêm và gây biến chứng là xương chũm có một chất gọi là cholesteatoma hoặc xương chũm có cấu tạo quá thông bào. Cholesteatoma là một khối có khả năng ăn mòn xương, chiếm 70% các nguyên nhân gây biến chứng nội sọ… Vi khuẩn gây bệnh viêm xương chũm hay gặp là tụ cầu. Viêm xương chũm thường gặp ở những trẻ bị thể trạng suy yếu như sau các nhiễm khuẩn lây truyền như sởi, sốt xuất huyết, quai bị, bệnh đái tháo đường, HIV/AIDS.
Biểu hiện của viêm tai xương chũm mạn tính hồi viêm: bệnh gặp ở mọi lứa tuổi nhưng hay gặp ở trẻ em. Tiền sử chảy mủ tai thối, nghe kém tăng rõ rệt. Sốt cao kéo dài, dùng thuốc hạ nhiệt không hiệu quả, thể trạng nhiễm khuẩn nặng. Chóng mặt, ù tai rõ rệt.
Soi tai: ống tai ngoài nhiều mủ thối, có vảy óng ánh khi có cholesteatoma, màng tai thủng rộng, không đều, sát thành xương, da thành sau ống tai ngoài bong ra làm cho thành sau ống tai như sập xuống, che lấp một phần màng tai (nhĩ). Viêm tai xương chũm xuất ngoại: sau tai (rãnh sau tai mất, vành tai bị đẩy ra trước). Sưng vùng thái dương, vùng trán kèm theo phù nề mi mắt. Phần trên cơ ức đòn chũm đầy, phồng.
Một số phương pháp cận lâm sàng hỗ trợ
Xét nghiệm máu: công thức máu bạch cầu cao. Người cao tuổi cần thử đường huyết; Xquang thường: để chẩn đoán viêm tai xương chũm, người ta thường sử dụng 2 phim: phim Schüller thấy toàn bộ xương chũm mờ đều, vách ngăn tế bào bị bào mòn, một số tế bào nhỏ ăn thông với nhau hoặc biến thành những đám mờ hoặc ổ tiêu xương (nếu có cholesteatoma). Phim Chausse III có thể thấy tiêu hủy xương con, rò ống bán khuyên ngoài, mất cựa sau trên nhĩ; Chụp cắt lớp vi tính tai: xác định chính xác tình trạng viêm của tai và xương chũm một cách chính xác nhất. Thính lực đồ biểu hiện điếc dẫn truyền, tiếp nhận hoặc hỗn hợp tùy theo tình trạng và mức độ tổn thương của bệnh.
Để chẩn đoán bệnh, người ta dựa vào các dấu hiệu lâm sàng gợi ý và các xét nghiệm cận lâm sàng hỗ trợ như đã trình bày ở trên.
Xử trí thế nào?
Viêm tai xương chũm mạn tính hồi viêm nếu không được xử trí đúng sẽ đưa đến viêm tai xương chũm xuất ngoại và các biến chứng. Vì vậy, việc cơ bản là phát hiện sớm và điều trị đúng: trên bệnh nhân chảy mủ tai xuất hiện sốt, đau tai, nhức đầu, cần khám và xác định xem có viêm xương chũm hay không? Phẫu thuật chữa viêm hoặc biến chứng (nếu có) và điều trị nội khoa sau phẫu thuật. Điều trị nội khoa: dùng kháng sinh, chống viêm, hạ sốt, giảm đau. Tránh để biến chứng viêm tai và điều trị triệt để, đúng phác đồ bệnh lý tai khi đã bị viêm.
Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư số 05/2025/TT-BYT ngày 17 tháng 01 năm 2025 quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập. Thông tư này quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập.
Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh xây dựng Kế hoạch triển khai công tác y tế phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 diễn ra từ ngày 25/01/2025 đến hết ngày 02/02/2025, cụ thể như sau:
DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
Hằng năm, trên thế giới tỉ lệ trẻ sinh ra bị nhiễm hoặc có nguy cơ lây nhiễm HIV, viêm gan B, giang mai từ mẹ khá cao. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, khu vực Tây Thái Bình Dương mỗi năm có khoảng 180.000 trẻ bị nhiễm viêm gan vi rút B, 13.000 trẻ bị nhiễm giang mai và 1.400 trẻ bị nhiễm HIV.
Phòng ngừa những bệnh thường gặp trong mùa đông xuân
Thời tiết đông xuân lạnh ẩm không chỉ tạo điều kiện cho các loại virus, vi khuẩn phát triển mà còn làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp và tiêu hóa; thời điểm này thường diễn ra nhiều lễ hội, mọi người gia tăng tiếp xúc gần nên có nguy cơ bùng phát dịch bệnh càng cao. Mọi người cần trang bị một số kiến thức cơ bản về dịch bệnh mùa đông xuân như:
Hội nghị Tổng kết công tác phòng chống HIV/AIDS năm 2024, định hướng hoạt động năm 2025
Chiều ngày 30/12/2024, Sở Y tế Quảng Ninh tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác phòng, chống HIV/AIDS tỉnh năm 2024 và triển khai nhiệm vụ 2025.
Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào?
Bệnh sởi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi, có khả năng bùng phát thành dịch lớn do khả năng lây lan mạnh qua đường hô hấp.
Bộ Y tế khuyến cáo về bệnh sởi: Tiêm vắc xin là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh
Bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, dễ lây lan qua đường hô hấp qua các giọt bắn của người mắc bệnh hoặc có thể qua tiếp xúc trực tiếp, qua bàn tay bị nhiễm dịch tiết của người bệnh.
Phường Hà Phong: Truyền thông, phổ biến kiến thức về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Ngày 05/10/2024, Trạm Y tế phường Hà Phong, thành phố Hạ Long phối hợp với các tổ chức hội, đoàn thể tổ chức truyền thông, hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ, kỹ năng phòng bệnh ở người cao tuổi tại các khu phố trên địa bàn.
Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV
Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm với HIV (viết tắt là PEP) là dùng thuốc kháng HIV (thuốc ARV) cho những người bị phơi nhiễm với HIV. Việc điều trị sau phơi nhiễm cần được thực hiện càng sớm cáng tốt tốt nhất trong vòng 24 giờ và không muộn hơn 72 giờ sau phơi nhiễm. Phơi nhiễm có thể xảy ra trong môi trường nghề nghiệp và ngoài môi trường nghề nghiệp.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
- Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
- Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
- DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
- 8 cách phòng bệnh hô hấp khi trời lạnh