14/5/2012 | 8:33:49 PM

Viên nào nên bẻ viên nào không?

Thông thường, bệnh nhân bẻ nhỏ viên thuốc để uống do nhiều lý do. Tuy nhiên, việc bẻ nhỏ thuốc này nảy sinh nhiều vấn đề như: không đúng liều lượng, làm thuốc bị “xuống cấp” do tiếp xúc không khí, một số thuốc sẽ bị thay đổi tốc độ hòa tan thuốc...

Việc chia nhỏ viên thuốc thường được yêu cầu do thầy thuốc muốn bệnh nhân dùng thuốc ở liều lượng mà viên thuốc làm sẵn không có, hoặc thầy thuốc muốn bệnh nhân tăng từ từ liều lượng cũng như giảm từ từ liều lượng. Những yếu tố ảnh hưởng đến liều lượng sau khi bẻ thuốc sẽ phụ thuốc vào chính viên thuốc ấy và cũng phụ thuộc vào “kỹ năng” của người bẻ thuốc.

Những yếu tố liên quan đến thuốc

Sự bẻ thuốc không đều sẽ gây nên sự tăng hoặc giảm liều lượng thuốc cần uống. Đối với những thuốc có chỉ số trị liệu hẹp sẽ gây hậu quả nghiêm trọng, chẳng hạn như: thuốc warfarin hay digoxin. Đối với những thuốc có khung trị liệu rộng thì sự “chập chờn” về liều lượng sẽ gây hậu quả ít nghiêm trọng hơn.

Một khi viên thuốc được tháo ra khỏi vỉ sẽ dễ bị mất chất lượng, bệnh nhân có thể bị những tác dụng phụ do những sản phẩm phụ trong quá trình phân hủy thuốc gây ra. Một khi viên thuốc bị bẻ ra thì sự phân ly thuốc và sự hấp thụ thuốc trong cơ thể sẽ bị thay đổi nhất là những loại viên bao hoặc viên có tác động kéo dài.

 Cần kiểm tra thông tin thuốc để xem thuốc có thích hợp cho việc bẻ viên hay không
Một số viên thuốc được nhà sản xuất làm sẵn rãnh nhằm thuận tiện cho việc bẻ đôi viên thuốc, sự ảnh hưởng đến việc phân chia viên thuốc cũng phụ thuộc vào hình dạng, kích cỡ của viên thuốc và cả đường rãnh. Một số lọai thuốc dù có làm đường rãnh nhưng sự bẻ đôi cũng chưa hẳn là đồng đều. Một khi viên thuốc được bẻ ra thì sẽ không ổn định dù chỉ trong thời gian ngắn. Việc bảo quản phần còn lại của viên thuốc cũng rất quan trọng nhằm đảm bảo chất lượng thuốc. Có bệnh nhân bỏ nửa viên đã bẻ vào chung lọ thuốc (có thể “lây” sự xuống cấp cho những viên thuốc khác do có thể xảy ra các phản ứng hóa học), có bệnh nhân bỏ vào một lọ thuốc trống khác (rất nguy hiểm vì sẽ dễ nhầm thuốc).

Những yếu tố liên quan đến bệnh nhân

Người bệnh có thể dùng tay để bẻ viên thuốc ra làm 2 phần, cũng có bệnh nhân dùng dao để thuốc trên thớt và cắt, có bệnh nhân dùng hẳn một dụng cụ cắt thuốc mua từ nhà thuốc. Nếu cắt không đúng cách hoặc bẻ không đúng cách thì 2 mẩu thuốc sẽ không bằng nhau hoặc một trong 2 hoặc cả 2 mẩu bị bể đi một phần nhỏ. Chia thuốc ra làm tư lại là một công việc khó khăn hơn vì làm dễ thất thoát thuốc hơn, gây ra sự biến đổi lớn về lượng thuốc cần được đưa vào cơ thể.

Những bệnh nhân cao tuổi hoặc những người có bệnh như thấp khớp, Parkinson thì việc cắt thuốc càng khó khăn hơn, đặc biệt những bệnh nhân được điều trị với một chế độ trị liệu đặc biệt đòi hỏi phải tăng liều thuốc từ từ hoặc phải bẻ nhỏ nhiều hơn 1 loại thuốc.

Tóm lại, việc quyết định chia nhỏ viên thuốc nên căn cứ vào những hướng dẫn sau:

Kiểm tra thông tin thuốc để xem thuốc có thích hợp cho việc bẻ viên hay không? Chỉ nên bẻ những viên có rãnh, bệnh nhân cần được theo dõi và tư vấn những việc cần phải tuân thủ khi được điều trị bằng thuốc phải bẻ viên. Để tăng độ chính xác của thuốc cần chia viên, nên sử dụng dụng cụ cắt thuốc bán ở nhà thuốc, bệnh nhân cần được tư vấn về việc bảo quản những viên thuốc đã được bẻ.

Những loại thuốc không nên bẻ

- Viên không có rãnh: d-penicillamine (D-Penamine), acarbose (Glucobay 50mg), metformin (Diaformin 850), tiludronate (Skelid).

- Viên quá dày: alendronate 40mg (Fosamax 40mg), finasteride (Proscar 5mg), fosinapril (Monopril), amiloride (Midamor).

- Viên bao film: nifedipine (Nifecard), donepezil (Aricept), tamoxifen (Nolvadex), azathioprine (Imuran 25mg), valproate (Epilim 200mg, Epilim 500mg),

diclofenac (Voltaren), mesalazine (Mesasal), pantoprazole (Somac).

- Các thuốc tác động kéo dài: felodipine (Agon SR), cefaclor CD 375mg (all brands), potassium chloride (KSR, Slow K, Span K), tramadol (Tramal SR).

Tin tức khác

Đặt lịch hẹn tư vấn!

Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.

  • Nam
    Nữ
Thiết kế 2018. Bản quyền thuộc về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
1900866814