Việt Nam: gần 20 triệu trẻ em được bảo vệ khỏi dịch Sởi-Rubella

Tham dự và chủ trì Hội nghị tổng kết là PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế. Đến tham dự buổi lễ có GS.TS. Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế; Lãnh đạo các Vụ, Cục trực thuộc Bộ Y tế; Bộ Lao động Thương binh và Xã hội; Bộ Kế hoạch Tài chính;Lãnh đạo UBND các tỉnh/thành phố; Cục Quân y, Bộ đội biên phòng; Đại diện đến từ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Hội Liên hiệp phụ nữ; Hội Nông dân; Lãnh đạo Chương trình Tiêm chủng mở rộng, Lãnh đạo Sở Y tế của 28 tỉnh miền Bắc và đại diện của các đơn vị Trung tâm y tế dự phòng đạt thành tích xuất sắc của 63 tỉnh, thành phố trên cả nước,… Về phía khách mời quốc tế tham dự có: các chuyên gia của WHO, JICA, DCD, FAO, Đại diện các Đại sứ quán Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, Ấn Độ,… cùng sự tham gia của hơn 30 cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương và Hà Nội.
Sởi và Rubella là hai bệnh truyền nhiễm do vi rút sởi và vi rút Rubella gây ra, lan truyền nhanh qua đường hô hấp và dễ bùng phát thành dịch. Bệnh sởi thường gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, tiêu chảy, viêm tai giữa, viêm não cấp,…là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em. Bệnh Rubella rất nguy hiểm ở phụ nữ có thai, có thể gây sảy thai, thai chết lưu, dị tật bẩm sinh ở thai nhi (như bệnh tim, mù, đục thủy tinh thể, điếc và chậm phát triển). Trong những năm qua, bệnh sởi và Rubella diễn ra ở nhiều quốc gia trên thế giới. Riêng trong năm 2014, dịch sởi được ghi nhận tại 174 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đầu năm 2015, dịch sởi bùng phát tại Hoa Kỳ và một số nước châu Âu. Ước tính, hàng năm trên thế giới ghi nhận khoảng 150.000 trẻ tử vong liên quan đến sởi và 110.000 trẻ sinh ra mắc hội chứng Rubella bẩm sinh.
Tại Việt Nam, trước khi triển khai tiêm 1 liều vắc xin sởi trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng, tình hình dịch sởi vẫn diễn biến phức tạp. Việc đưa vắc xin sởi vào Tiêm chủng mở rộng bắt đầu vào tháng 10/1985 đã giúp giảm tỷ lệ mắc sởi từ 112,8/100.000 dân xuống còn 29.8/100.000 dân, theo số liệu năm 2010. Để bảo vệ sức khỏe trẻ em, nâng cao khả năng miễn dịch cộng đồng, thực hiện khuyến cáo của WHO nhằm đạt mục tiêu thanh toán bệnh sởi và khống chế bệnh Rubella tại khu vực Tây Thái Bình Dương, Bộ Y tế Việt Nam đã triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin Sởi-Rubella miễn phí cho trẻ từ 1-14 tuổi trên toàn quốc từ cuối năm 2014 đến tháng 5 năm 2015. Chiến dịch đã kết thúc thành công tốt đẹp với tỷ lệ đạt trên 95% trẻ em từ 1-14 tuổi tại Việt Nam được tiêm vắc xin Sởi-Rubella, tức tương đương gần 20 triệu trẻ em được tiêm chủng và phòng ngừa thành công trước bệnh sởi, rubella, ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh bùng phát, bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh: Nhờ Tiêm chủng mở rộng, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ, đã dần dần từng bước thanh toán bệnh bại liệt, uốn ván sơ sinh. Trước tình hình dịch sởi gia tăng trên quy mô toàn cầu, và tại Việt Nam năm 2014, Bộ Y tế quyết tâm thực hiện chiến dịch tiêm vắc xin Sởi-Rubella trên quy mô toàn quốc. Đây là chiến dịch có đối tượng bao phủ rộng nhất, quy mô lớn nhất từ trước tới nay. Những thành công của chiến dịch đã giúp khống chế dịch bệnh sởi , rubella. Năm qua, Việt Nam chỉ còn ghi nhận một số trường hợp mắc bệnh sởi rải rác và không xuất hiện ổ dịch sởi. Hơn thế nữa, chúng ta đã củng cố được niềm tin vào chiến dịch, vào vắc xin phòng chống dịch bệnh trong nhân dân, đặc biệt cả những người dân ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.
Tại Hội nghị, PGS.TS. Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, cho biết: Thành công của chiến dịch là nhờ quan tâm chỉ đạo sát sao của Chính phủ, sự phối hợp mạnh mẽ liên ngành giữa các Bộ, ngành, các tổ chức chính trị-xã hội, các tổ chức quốc tế, sự nỗ lực của các đoàn thể từ trung ương đến địa phương cùng với sự ủng hộ tích cực của các cơ quan báo chí. Bên cạnh đó, Bộ Y tế đã lên kế hoạch chu đáo, thực tế, chỉ huy chiến dịch trên mọi phương diện như: công tác triển khai chiến dịch, công tác tập huấn, công tác hậu cần, công tác truyền thông, công tác giám sát.

Chia sẻ về quá trình thực hiện chiến dịch tại Thủ đô, TS.BS. Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội nói: Đây thực sự là một chiến dịch lớn đối với ngành y tế Hà Nội với 3 cái “nhất”. Một là chiến dịch tiêm vắc xin chiếm nhiều thời gian nhất từ trước tới nay. Hai là chiến dịch tiêm vắc xin dành cho nhiều đối tượng nhất (khoảng trên 1 triệu người). Ba là chiến dịch tiêm chủng có độ bao phủ rộng nhất (trẻ từ 1-14 tuổi). Hà Nội đã nỗ lực hết mình để hoàn thành tốt mục tiêu đạt ra, đạt tỷ lệ tiêm vắc xin Sởi-Rubella trên 95%. Chúng tôi đã phải vượt qua nhiều khó khăn, thách thức như: địa bàn thành phố rộng lớn, phức tạp; biến động dân số lớn (khoảng 40% dân tại Hà Nội là dân tạm cư); 60% các hộ gia đình thường xuyên vắng mặt, khó tiếp cận,… Ông Nguyễn Nhật Cảm cũng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới sự quan tâm, hỗ trợ của các Bộ, ngành, các đoàn thể chính trị, các tổ chức quốc tế đã tham gia tích cực vào chiến dịch, góp phần giúp ngành y tế Hà Nội đạt được tỷ lệ tiêm chủng cao, bảo vệ sức khỏe người dân thành phố.
Bà Hà Thị Dung, Phó Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh, sinh viên, Bộ Giáo dục và Đào tạo, đã thay mặt Bộ Giáo dục và Đào tạo nhấn mạnh tầm quan trọng của chiến dịch tiêm vắc xin Sởi-Rubella bảo vệ sức khỏe trẻ em, mầm non tương lai của đất nước. Bà cũng khẳng định Bộ Giáo dục và đào tạo sẽ tiếp tục phối hợp mạnh mẽ với Bộ Y tế trong công tác bảo vệ sức khỏe trẻ em.

Đến tham dự Hội nghị, Đại tá Nguyễn Trung Long, Trưởng phòng Quân y, Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng cho biết: Chúng tôi có 400 đồn biên phòng, mỗi đồn đều có cán bộ chuyên trách vận động quần chúng. Họ được đào tạo chuyên môn về công tác quần chúng, và chính họ đã góp phần tạo nên thành công của chiến dịch. Các chiến sỹ là những người nắm được địa bàn, nắm được số lượng trẻ em ở từng vùng, tình hình dân cư tại địa phương. Do đó, họ tham gia công tác vận chuyển, giúp cán bộ chiến dịch băng đèo, lội suối nơi vùng sâu vùng xa, đem vắc xin đến các địa điểm tiêm chủng. Họ cũng nỗ lực đến từng nhà dân, những nơi vùng trũng tiêm chủng, những vùng xa xôi, hẻo lánh, vận động người dân hiểu và chủ động đem trẻ đi tiêm phòng. Trong trường hợp người dân thiếu người, họ chịu trách nhiệm đưa các em đến nơi tiêm chủng.
Thay mặt Tổ chức Y tế thế giới, TS. Lokky Wai đánh giá cao thành công của chiến dịch tiêm vắc xin Sởi-Rubella của Việt Nam. Theo ông Wai, Việt Nam đã đạt được tỷ lệ mà không phải quốc gia nào cũng có thể làm được, vượt chỉ tiêu đã đề ra ban đầu của WHO. Chiến dịch cũng chứng minh rằng tiêm chủng là phương pháp đầu tư hiệu quả nhất đối với sức khỏe trẻ em. TS.Wai kỳ vọng Việt Nam sẽ tập trung làm tốt các chiến dịch tiêm chủng sắp tới và khẳng định WHO và UNICEF tiếp tục sát cánh bên ngành y tế Việt Nam, hướng đến mục tiêu thanh toán bệnh sởi, rubella tại khu vực Tây Thái Bình Dương.
Hội nghị tiếp nối với lễ trao tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho 28 đơn vị và Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế dành cho 16 tập thể đại diện cho 712 tập thể, cùng 372 cá nhận đạt thành tích xuất sắc trong thực hiện chiến dịch tiêm vắc xin Sởi-Rubella.


Sau thành công của chiến dịch, Bộ Y tế đúc kết kinh nghiệm quý báu để tiếp tục phát huy những thành quả đã đạt được trong công tác tiêm chủng mở rộng, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, hướng tới mục tiêu thanh toán bệnh sởi, Rubella trong thời gian tới.
CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn công tác y tế trường học cho các cơ sở giáo dục Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh năm 2025
Thực hiện Kế hoạch số 362/KH-TTKSBT ngày 28/2/2025 của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ y tế trường học, góp phần chăm sóc và bảo vệ sức khỏe học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục đào tạo.
CDC QUẢNG NINH THỰC HIỆN QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG VÀ TRẠM Y TẾ TẠI CÔNG TY THAN HÒN GAI
Nhằm đảm bảo môi trường làm việc an toàn, hạn chế nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động, trong tháng 4 năm 2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC Quảng Ninh) đã tổ chức hoạt động quan trắc môi trường lao động trong hầm lò và quan trắc môi trường trạm y tế tại Công ty Than Hòn Gai.
Truyền thông giáo dục sức khỏe sinh sản cho vị thành niên trong trường học tại huyện Tiên Yên
Nhằm nâng cao nhận thức và kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho học sinh lứa tuổi vị thành niên (VTN), trong tháng 04 năm 2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC Quảng Ninh) đã tổ chức các buổi truyền thông giáo dục sức khỏe sinh sản tại Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú THCS & THPT Tiên Yên và Trường THCS Hải Lạng, huyện Tiên Yên.
CDC Quảng Ninh: Khám, tư vấn sức khỏe miễn phí cho thương, bệnh binh và người có công tại phường Hồng Hải
Để tỏ lòng biết ơn, quan tâm đến sức khỏe của các thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, gia đình người có công với cách mạng, trong 02 ngày từ 10- 11/4/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh đã phối hợp với UBND phường Hồng Hải tổ chức khám bệnh, kiểm tra sức khỏe, cấp phát thuốc miễn phí cho 210 người là đối tượng chính sách trên địa bàn phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long.
Đoàn sinh viên Trường Đại học Thủy lợi tham quan, thực tập môn học tại CDC Quảng Ninh
Ngày 4/4/2025, Đoàn sinh viên ngành Công nghệ sinh học thuộc Bộ môn Công nghệ Sinh học – Khoa Hóa và Môi trường, Trường Đại học Thủy lợi do TS. Trịnh Đình Khá, Trưởng bộ môn Công nghệ sinh học làm trưởng đoàn đã đến tham quan, thực tập môn học tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh.
Giám sát tiêm chủng vắc xin phòng Sởi cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt – Không để trẻ nào bị bỏ lại phía sau
Với mục tiêu đảm bảo không bỏ sót đối tượng, đặc biệt chú trọng đến các em nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt và khó khăn trong Chiến dịch tiêm vắc xin phòng Sởi của tỉnh Quảng Ninh, ngày 31/3/2025, đoàn giám sát tiêm chủng của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh do Tiến sĩ Vũ Quyết Thắng, Giám đốc CDC Quảng Ninh làm Trưởng đoàn đã giám sát tại Cơ sở Bảo trợ, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (phường Hồng Hà, thành phố Hạ Long).
Hội YHDP Quảng Ninh tổ chức tập huấn phương pháp nghiên cứu khoa học năm 2025
Trong 02 ngày 29-30/3/2025, tại Hội trường Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Hội Y học Dự phòng Quảng Ninh đã phối hợp với Trường Đại học Y Dược Hải Phòng tổ chức lớp tập huấn phương pháp nghiên cứu khoa học.
Hội thảo hợp tác phòng chống lao Quảng Ninh - Quảng Tây: Hướng đến mục tiêu kiểm soát dịch bệnh xuyên biên giới
Nhằm tăng cường hợp tác quốc tế trong công tác phòng chống bệnh lao, trong 03 ngày từ ngày 21-23/3/2025, đoàn công tác của Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh đã tham dự hoạt động tuyên truyền Ngày Thế giới phòng chống Lao và Hội thảo hợp tác phòng chống lao giữa tỉnh Quảng Ninh (Việt Nam) và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc), diễn ra tại thành phố Đông Hưng, Quảng Tây. Đây là sự kiện quan trọng, thể hiện quyết tâm chung của hai bên trong việc kiểm soát và đẩy lùi bệnh lao tại khu vực biên giới.
Bệnh cúm mùa
Trước tình hình biến đổi khí hậu đang xảy ra, thời tiết thay đổi thất thường. Đây là điều kiện thuận lợi cho virus cúm gây bệnh phát triển và có nguy cơ lây lan trong cộng đồng. Để chủ động phòng tránh bệnh cúm hãy cùng Bác sĩ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh tìm hiểu về bệnh.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn công tác y tế trường học cho các cơ sở giáo dục Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh năm 2025
- CDC Quảng Ninh hợp tác với VNPT xây dựng hệ thống quản lý tập trung, hướng tới chuyển đổi số toàn diện
- CDC QUẢNG NINH THỰC HIỆN QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG VÀ TRẠM Y TẾ TẠI CÔNG TY THAN HÒN GAI
- Truyền thông giáo dục sức khỏe sinh sản cho vị thành niên trong trường học tại huyện Tiên Yên
- CDC Quảng Ninh: Khám, tư vấn sức khỏe miễn phí cho thương, bệnh binh và người có công tại phường Hồng Hải
- Đoàn sinh viên Trường Đại học Thủy lợi tham quan, thực tập môn học tại CDC Quảng Ninh