Những điều cần biết về virus gây viêm phổi ở người HMPV đang lây lan tại Trung Quốc
Virus gây viêm phổi HMPV tại Trung Quốc có nguy hiểm? phòng ngừa thế nào?
Ngày 02/1, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Trung Quốc cho biết trong tuần từ 23 - 29/12/2024, số ca mắc bệnh đường hô hấp đã tăng đáng kể. Đợt tăng ca bệnh này tiếp nối một đợt tăng trước đó trong tuần từ 16 - 22/12/2024. CDC Trung Quốc cho biết giới chức đang triển khai hệ thống giám sát “bệnh viêm phổi không rõ nguồn gốc” nhằm kiểm soát tình hình và xác minh các trường hợp nghi nhiễm.
Điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở Vũ Hán, Trung Quốc ngày 23/2/2020
Trên mạng xã hội, các bức ảnh và video về tình trạng bệnh viện quá tải, với hàng dài người xếp hàng chờ khám, đã lan truyền rộng rãi. Mặc dù vậy, giới chức y tế khẳng định đây là đợt cao điểm của “mùa bệnh đường hô hấp”, tình hình không có gì nghiêm trọng hơn so với mùa đông trước. Họ cũng khuyến cáo người dân đeo khẩu trang, tiêm vaccine và thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân đầy đủ.
Virus HMPV là gì?
Virus metapneumovirus (HMPV) là một loại virus gây bệnh về đường hô hấp với các triệu chứng tương tự cúm - như ho, sốt, nghẹt mũi và khó thở. Trong trường hợp nghiêm trọng, virus này có thể dẫn đến các biến chứng như viêm phổi và viêm phế quản.
HMPV có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già và những người có hệ miễn dịch yếu.
Giống như các bệnh về đường hô hấp khác gồm COVID-19 và cúm, virus HMPV lây lan qua tiếp xúc gần, hắt hơi, ho hoặc chạm vào các vật dụng nhiễm virus. Thời gian ủ bệnh từ 3 đến 6 ngày, và HMPV thường hoạt động mạnh vào cuối mùa đông và mùa xuân ở các khu vực ôn đới.
Nguyên nhân các ca nhiễm gia tăng
Các chuyên gia cho biết sự gia tăng ca nhiễm tại Trung Quốc trùng với xu hướng chung của toàn cầu, khi các căn bệnh về đường hô hấp có xu hướng gia tăng vào những tháng cuối đông. Đợt bùng phát hiện tại cũng diễn ra vào thời điểm nhiệt độ ở Trung Quốc đang rất lạnh và dự báo sẽ tiếp tục kéo dài đến tháng 3.
Theo Tiến sĩ Khoo tại Trường Y Duke - NUS, sự gia tăng các ca bệnh cũng là kết quả của việc tăng cường giám sát bệnh truyền nhiễm sau đại dịch COVID-19. Việc theo dõi chặt chẽ giúp phát hiện các đợt bùng phát sớm hơn và có thể hành động kịp thời khi số ca bệnh tăng mạnh hoặc khi có sự thay đổi trong mô hình lây nhiễm.
Giáo sư Paul Tambyah tại Bệnh viện Đại học Quốc gia Singapore cũng cho rằng sự gia tăng ca bệnh HMPV là điều dễ hiểu trong mùa đông ở miền Bắc Trung Quốc. Ông nhấn mạnh rằng không cần quá lo lắng vì chưa có báo cáo nào về nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.
“Điều quan trọng là chúng ta không nên quá lo lắng vì chưa có báo cáo nào về tác động lớn đến sức khỏe cộng đồng. Tuy nhiên, chúng ta vẫn cần theo dõi tình hình chặt chẽ khi có thêm dữ liệu”, ông nói.
So sánh với COVID-19
Mặc dù HMPV và COVID-19 đều là các bệnh về đường hô hấp, nhưng Tiến sĩ Shawn Vasoo, Giám đốc lâm sàng tại Trung tâm quốc gia về bệnh truyền nhiễm (NCID), cho rằng HMPV ít nghiêm trọng hơn với tỷ lệ tử vong thấp hơn.
Dịch COVID-19, khi mới xuất hiện, gây ra bệnh nghiêm trọng vì là một virus mới, trong khi HMPV đã được biết đến từ lâu và không còn gây ra mức độ nghiêm trọng như trước.
Tuy nhiên, Giáo sư Tambyah cho biết HMPV thường phổ biến hơn ở trẻ em so với COVID-19.
“Virus này có thể làm trầm trọng thêm các bệnh nền như hen suyễn, và đôi khi cần nhập viện", ông nói thêm.
Nhưng không giống như COVID-19, căn bệnh đã có vaccine và phương pháp điều trị bằng thuốc kháng virus như Paxlovid, thì hiện tại vẫn chưa có liệu pháp kháng virus cụ thể nào để điều trị HMPV và chưa có vaccine để ngăn ngừa căn bệnh này mặc dù loại virus này đã được phát hiện cách đây nhiều thập kỷ.
Tình hình dịch bệnh trên thế giới
Mặc dù Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi HMPV là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe toàn cầu, nhưng các quốc gia châu Á đang cảnh giác và theo dõi sát sao tình hình dịch bệnh.
Tại Ấn Độ, một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của COVID-19, hai trẻ sơ sinh đã có kết quả xét nghiệm dương tính với virus HMPV tại Bengaluru, thủ phủ của bang Karnataka ở phía nam.
Trên khắp Đông Nam Á, các chính phủ đã bắt đầu ban hành các khuyến cáo về sức khỏe cộng đồng.
Bộ y tế Malaysia đã báo cáo 327 trường hợp nhiễm HMPV vào năm 2024, tăng 45% so với 225 trường hợp vào năm 2023.
Các cơ quan y tế ở Campuchia, Indonesia và Singapore cũng đã tăng cường giám sát và khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp phòng ngừa để hạn chế sự lây lan của virus này.
Mặc dù các ca nhiễm HMPV vẫn chưa được phát hiện ở Indonesia, nhưng giới chức cho biết họ đã bắt đầu theo dõi sự lây lan của căn bệnh này và thắt chặt giám sát tại các điểm nhập cảnh.
Giới chức y tế Campuchia cũng kêu gọi người dân thực hiện các biện pháp phòng bệnh bổ sung, đặc biệt là khi đi du lịch.
“Vì thời tiết ở Campuchia không quá lạnh, HMPV không nghiêm trọng như cúm và hầu hết trẻ em đã hồi phục”, Bộ Y tế nước này cho biết.
Theo đó, dù các ca mắc đều nhẹ, nhưng có khoảng 6 - 16% trẻ em bị nhiễm virus có thể tiến triển thành các tình trạng nghiêm trọng hơn, như viêm phế quản hoặc viêm phổi.
Tại Singapore, phát ngôn viên của Bộ Y tế (MOH) tuyên bố các ca nhiễm HMPV xảy ra quanh năm. Giới chức đồng thời nói thêm rằng các ca nhiễm HMPV thường gia tăng vào thời điểm cuối năm, có thể là do tụ tập xã hội và du lịch ngày lễ gia tăng.
Biện pháp phòng ngừa
Sự gia tăng các ca nhiễm virus HMPV diễn ra 5 năm sau khi thế giới lần đầu tiên được cảnh báo về sự xuất hiện của virus SARS-CoV-2 ở Vũ Hán, Trung Quốc, sau đó trở thành đại dịch toàn cầu .
Tiến sĩ Khoo cho biết những bài học kinh nghiệm rút ra từ đại dịch COVID-19, từ hệ thống giám sát đến các biện pháp vệ sinh như rửa tay kỹ lưỡng và đeo khẩu trang, đặc biệt là ở những nơi đông người, sẽ vẫn có giá trị trong việc đối phó với HMPV.
Đặc biệt, gia đình có trẻ nhỏ cần lưu ý theo dõi các triệu chứng nhiễm virus và thực hiện các biện pháp bảo vệ sức khỏe cẩn trọng.
“Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy tình trạng nhiễm virus đường hô hấp nghiêm trọng hoặc lan rộng hơn ở hầu hết mọi nơi trên thế giới, tôi nghĩ rằng chúng ta có thể phản ứng nhanh chóng và hiệu quả”, Giáo sư Tambyah bình luận.
Hải Vân/Báo Tin tức
CDC giám sát công tác bảo vệ môi trường y tế năm 2025
Thực hiện theo sự chỉ đạo của Sở Y tế, trong tháng 04/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC) đã tiến hành giám sát công tác bảo vệ môi trường y tế năm 2025 tại một số đơn vị trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Đoàn công tác do TS. Trương Hoàng Kiên – Phó Giám đốc Trung tâm làm Trường đoàn, cùng lãnh đạo, cán bộ Khoa Sức khỏe môi trường – Y tế trường học (CDC Quảng Ninh).
CDC Quảng Ninh thực hiện quan trắc môi trường lao động và xét nghiệm mẫu nước ăn
Trong 02 ngày 10-11/04/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện quan trắc môi trường lao động và xét nghiệm mẫu nước ăn tại Công ty Kho vận và cảng Cẩm Phả – Vinacomin.
CDC Quảng Ninh: Khám, tư vấn sức khỏe miễn phí cho thương, bệnh binh và người có công tại phường Hồng Hải
Để tỏ lòng biết ơn, quan tâm đến sức khỏe của các thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, gia đình người có công với cách mạng, trong 02 ngày từ 10- 11/4/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh đã phối hợp với UBND phường Hồng Hải tổ chức khám bệnh, kiểm tra sức khỏe, cấp phát thuốc miễn phí cho 210 người là đối tượng chính sách trên địa bàn phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long.
BỆNH ĐIẾC NGHỀ NGHIỆP
Bệnh điếc nghề nghiệp là một trong những bệnh lý phổ biến nhưng lại ít được quan tâm đúng mức. Điều nguy hiểm là bệnh điếc nghề nghiệp thường tiến triển âm thầm, không có dấu hiệu rõ ràng ban đầu và khi phát hiện thì tổn thương thính giác có thể đã không thể hồi phục. Người mắc bệnh điếc nghề nghiệp không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mà còn làm suy giảm chất lượng cuộc sống và hiệu suất lao động.
Đoàn sinh viên Trường Đại học Thủy lợi tham quan, thực tập môn học tại CDC Quảng Ninh
Ngày 4/4/2025, Đoàn sinh viên ngành Công nghệ sinh học thuộc Bộ môn Công nghệ Sinh học – Khoa Hóa và Môi trường, Trường Đại học Thủy lợi do TS. Trịnh Đình Khá, Trưởng bộ môn Công nghệ sinh học làm trưởng đoàn đã đến tham quan, thực tập môn học tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh.
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương giám sát, hỗ trợ chuyên môn tại CDC Quảng Ninh
Ngày 3/4/2025, Đoàn công tác của Viên Vệ sinh dịch tễ Trung ương (Viện VSDTTU) do PGS.TS Lê Thị Phương Mai – Trưởng khoa Y tế công cộng (Viện VSDTTU) làm trưởng đoàn đã tiến hành giám sát hoạt động chuyên môn và hỗ trợ kĩ thuật tại CDC Quảng Ninh.
CDC Quảng Ninh – Chất Lượng Hàng Đầu Trong Hoạt Động Quan Trắc Môi Trường
Trong bối cảnh môi trường đang ngày càng phải đối mặt với những tác động tiêu cực từ hoạt động sản xuất, sinh hoạt và biến đổi khí hậu, việc quan trắc và giám sát chất lượng môi trường trở thành một nhiệm vụ hết sức cấp thiết.
CDC Quảng Ninh: Tập huấn xử trí lồng ghép chăm sóc trẻ bệnh tại thành phố Cẩm Phả (IMCI)
Nhằm mục tiêu không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn và kỹ năng thực hành cho đội ngũ cán bộ y tế, những người đóng vai trò then chốt trong công tác chăm sóc sức khỏe trẻ em, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh đã phối hợp với Bệnh viện Sản Nhi và Trung tâm Y tế thành phố Cẩm Phả tổ chức khóa tập huấn chuyên sâu về “Xử trí lồng ghép chăm sóc trẻ bệnh” (IMCI). Khóa tập huấn được thiết kế cho đội ngũ y, bác sĩ đang trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khám, điều trị và quản lý chương trình chăm sóc trẻ em tại các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố, bao gồm Trung tâm Y tế, bệnh viện và các Trạm y tế trên địa bàn thành phố.
Giám sát tiêm chủng vắc xin phòng Sởi cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt – Không để trẻ nào bị bỏ lại phía sau
Với mục tiêu đảm bảo không bỏ sót đối tượng, đặc biệt chú trọng đến các em nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt và khó khăn trong Chiến dịch tiêm vắc xin phòng Sởi của tỉnh Quảng Ninh, ngày 31/3/2025, đoàn giám sát tiêm chủng của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh do Tiến sĩ Vũ Quyết Thắng, Giám đốc CDC Quảng Ninh làm Trưởng đoàn đã giám sát tại Cơ sở Bảo trợ, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (phường Hồng Hà, thành phố Hạ Long).
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- CDC Quảng Ninh: Khám, tư vấn sức khỏe miễn phí cho thương, bệnh binh và người có công tại phường Hồng Hải
- Đoàn sinh viên Trường Đại học Thủy lợi tham quan, thực tập môn học tại CDC Quảng Ninh
- CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn tư vấn xét nghiệm HIV năm 2025
- Giám sát tiêm chủng vắc xin phòng Sởi cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt – Không để trẻ nào bị bỏ lại phía sau
- Hội YHDP Quảng Ninh tổ chức tập huấn phương pháp nghiên cứu khoa học năm 2025
- Hội thảo hợp tác phòng chống lao Quảng Ninh - Quảng Tây: Hướng đến mục tiêu kiểm soát dịch bệnh xuyên biên giới