Vũ khí 'nóng' ngăn ngừa HIV
Hiện nay, y học chưa tìm ra thuốc điều trị khỏi HIV hoàn toàn, chưa có vaccine dự phòng. Tuy nhiên một người mang HIV, sau khi điều trị bằng thuốc kháng virus và có tải lượng HIV dưới ngưỡng phát hiện, sẽ không lây HIV cho bạn tình. Tỷ lệ dự phòng trong trường hợp này là tuyệt đối, tức K=K - không phát hiện bằng không lây truyền. Đồng thời, nhiều loại thuốc dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP), dự phòng sau phơi nhiễm (PEP) và bao cao su giúp giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm từ bạn tình.
Theo báo cáo của Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế, tính đến 31/10/2019, cả nước ghi nhận gần 212.000 người nhiễm HIV còn sống. Sau hai năm triển khai PrEP tại 27 tỉnh, thành phố, hơn 13.000 người sử dụng ít nhất một lần, hơn 10.000 người đang điều trị PrEP. Trong số này, 78% là người MSM (nhóm nam quan hệ tình dục với nam) nguy cơ cao nhiễm HIV. Tỷ lệ lây nhiễm HIV ở nhóm MSM tăng nhanh theo từng năm, đến nay 10-15%, ngược lại các nhóm người sử dụng ma túy, bán dâm lại giảm.
Anh Tống Văn Nam, Trưởng nhóm Kết nối Trẻ - một tổ chức cộng đồng, hoạt động phi lợi nhuận hơn 9 năm đồng hành và hỗ trợ sức khỏe cho cộng đồng người yếu thế, người có nguy cơ nhiễm HIV, người sống chung với HIV tại Bình Dương, nhận định, những con số trên không thể hiện sự kỳ thị, mà đang nhìn thẳng vào sự thật. Rộng hơn, nhóm MSM, người chuyển giới và mại dâm nam là nhóm cần đặc biệt quan tâm trong cuộc chiến phòng chống HIV/AIDs và tầm nhìn chấm dứt dịch vào 2030.
"Nhóm MSM dễ dàng tìm thấy bạn tình qua online và một số người có nhiều bạn tình trong cùng thời điểm. Họ quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp an toàn, ít sử dụng bao cao su, không uống PrEP. Thậm chí, có xu hướng sử dụng ma túy, chất kích thích khi quan hệ tình dục khiến nguy cơ nhiễm HIV rất cao", anh Nam lý giải.
Anh Tống Văn Nam (áo xanh) test nhanh HIV miễn phí tại Kết nối Trẻ cho một nam thanh niên. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Anh Nam cho biết, bản thân đã tiếp cận với nhiều trường hợp lây nhiễm HIV rất đáng tiếc. Có trường hợp sinh viên, công nhân trải qua "một đêm" với bạn tình đã dương tính với HIV. Họ chia sẻ ngậm ngùi rằng nhìn người bạn đó trông khỏe mạnh, sạch sẽ mà không biết tình trạng nhiễm. Nguy hiểm hơn, họ chủ quan "4 không": không nhận thấy được nguy cơ, không chủ động phòng tránh, không đi xét nghiệm và không điều trị.
Từ chối can thiệp y tế dẫn đến chất lượng cuộc sống, sức khỏe của bệnh nhân nhiễm HIV nhanh chóng suy kiệt, tiên lượng sống thấp. Do đó, điểm mấu chốt là nhóm đồng tính nam cần chủ động đi xét nghiệm, dùng thuốc phù hợp với tình trạng hiện tại.
Các xét nghiệm HIV gồm test nhanh (lấy máu đầu ngón tay và dịch miệng) và xét nghiệm kháng nguyên, nồng độ virus bằng PCR. Các test nhanh có thể thực hiện tại nhà hoặc cộng đồng, nếu kết quả có phản ứng với HIV ban đầu thì người bệnh cần đến cơ sở y tế để được làm xét nghiệm HIV khẳng định và nhanh chóng kết nối điều trị để được nhận thuốc kháng virus miễn phí.
Nếu kết quả âm tính, người đồng tính nam vẫn phát sinh quan hệ tình dục không an toàn, thì cần điều trị dự phòng phơi nhiễm bằng thuốc PrEP.
Cụ thể, PrEP được khuyến nghị cho những người không có HIV, người có nguy cơ nhiễm virus từ quan hệ tình dục hoặc tiêm chích ma tuý. Đặc biệt với nhóm MSM và người chuyển giới (quan hệ qua đường hậu môn) cần sử dụng trong suốt thời gian có nguy cơ cao.
Đối với nhóm MSM, liều sử dụng là mỗi ngày một viên, uống 7 ngày liên tiếp trước khi phát sinh hành vi nguy cơ, sau đó cần tiếp tục duy trì một viên mỗi ngày. Nữ phải dùng 21 ngày liên tục trước khi phát sinh hành vi nguy cao. Nên uống thuốc vào một thời điểm cố định và duy trì đều đặn tránh nhờn thuốc. Khi quên liều, cần uống ngay khi nhớ ra, song không uống quá hai liều trong 24 giờ.
Ngoài ra, để hỗ trợ riêng người MSM và chuyển giới quan hệ tình dục dưới hai lần trong một tuần và không muốn uống thuốc mỗi ngày, anh Nam cho hay có một cách uống khác. Vẫn là thuốc PrEP, nhưng uống kiểu tình huống, theo phác đồ 2-1-1. Trước 2 - 24 giờ phát sinh hành vi nguy cơ, uống 2 viên. 48 giờ tiếp theo, mỗi 24 giờ uống một viên PrEP nữa. Tổng cộng 4 viên, mỗi liều cách nhau 24 giờ.
PrEP có khả năng dự phòng HIV lên đến 99%. Ảnh: The New York Times.
Riêng người phơi nhiễm với HIV trong 72 giờ chống chỉ định dùng PrEP. Trong trường hợp này, PEP là phương án dự phòng tốt nhất hiện tại. Thuốc thường được áp dụng trong tình huống "tai nạn", như không sử dụng biến pháp an toàn, rách hay tuột bao cao su. Hiệu quả dự phòng của điều trị PEP vào khoảng 80%, có thể cao hơn nếu sử dụng trong những giờ đầu. Tác dụng thuốc giảm dần và vô hiệu sau 72 giờ tính từ lúc phơi nhiễm.
Người đứng đầu tổ chức Kết nối Trẻ nhấn mạnh, PrEP và PEP là vũ khí tốt nhất dự phòng HIV, còn các bệnh lây qua đường tình dục nói chung thì bao cao su là tối ưu. Hiệu quả và độ an toàn của bao cao su đã được chứng minh qua nhiều năm nay. Ngoài ra, còn các chiến lược khác như kiêng quan hệ tình dục, hạn chế số lượng bạn tình, không dùng chung kim tiêm.
HIV (Human Immunodeficiency Virus) là virus gây suy giảm miễn dịch mắc phải ở người. Chúng khiến hàng rào miễn dịch bảo vệ cơ thể không chống đỡ được các tác nhân gây hại như vi trùng, vi khuẩn, ký sinh trùng... AIDS là giai đoạn cuối của quá trình nhiễm HIV. Tải lượng cao virus trong cơ thể bệnh nhân AIDS lấn át hệ miễn dịch. Người bệnh dễ tử vong bởi các bệnh nhiễm trùng cơ hội và ung thư.
Giám sát triển khai tiêm vắc xin phòng Sởi tại khu 8, Làng Chài phường Hà Phong
Ngày 7/2/2025, tại TP.Hạ Long, Đoàn công tác của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh do đồng chí Nguyễn Thị Dung, Phó Giám đốc Trung tâm làm trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra, giám sát hoạt động tiêm chủng vắc xin phòng sởi cho các trường hợp đủ điều kiện tiêm chủng tại khu 8, Làng Chài phường Hà Phong.
Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
Hiện nay, Nhật Bản đang bùng phát dịch cúm mùa (chủ yếu là cúm A, nhưng cúm B vẫn có nguy cơ lan rộng). Theo thống kê từ 2/9/2024 - 26/1/2025, đã ghi nhận 9,5 triệu ca mắc cúm mùa. Trước tình hình này, mọi người cần nâng cao cảnh giác, đặc biệt là trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người mắc bệnh mạn tính.
Lễ kết nạp đảng viên mới Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh
Chiều ngày 06/02/2025, Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh (PCBTN-KSTCT-XNVS) đã long trọng tổ chức lễ kết nạp đảng viên mới cho quần chúng ưu tú Nguyễn Minh Phương.
Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang bùng phát tại Nhật Bản
Bộ Y tế sẽ tiếp tục theo dõi, bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh trong nước và trên thế giới để triển khai các biện pháp phù hợp, kịp thời, nhất là trong thời điểm hiện tại với thời tiết thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh qua đường hô hấp lây lan...
Sở Y tế Quảng Ninh chỉ đạo các đơn vị y tế chủ động phòng chống rét đậm, rét hại kéo dài
Thực hiện Công điện số 07/CĐ-TTg ngày 26/01/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài; công văn số 557/BYT-MT ngày 03/02/2025 về việc tăng cường hướng dẫn các biện pháp bảo vệ sức khỏe người dân trước ảnh hưởng của rét đậm, rét hại; văn bản số 265/UBND-KTTC ngày 28/01/2025 của Ủy ban Nhân dân tỉnh về việc chủ động biện pháp phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài trên địa bàn tỉnh.
CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 95 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (3/2/1930-3/2/2025)
Một mùa Xuân mới đang về, mang theo niềm hân hoan, sức sống mới trên khắp mọi miền của Tổ quốc. Mùa xuân này càng trở nên ý nghĩa hơn khi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2025) như một mốc son chói lọi để cả nước bước vào một chặng đường phát triển mới, hướng tới một tương lai rạng ngời.
Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư số 05/2025/TT-BYT ngày 17 tháng 01 năm 2025 quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập. Thông tư này quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập.
Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang đến gần, các mặt hàng thực phẩm phục vụ Tết đã và đang được mua bán nhộn nhịp. Đây cũng là thời điểm nhiều thực phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, thực phẩm giả trà trộn vào thị trường. Chính vì vậy, bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết là vấn đề rất được quan tâm.
Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
Thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán, người dân thường tổ chức các buổi hội họp ăn uống, liên hoan, tất niên, gặp mặt đầu xuân, tham gia các lễ hội, do vậy nhu cầu sử dụng rượu bia trong những ngày này gia tăng, số trường hợp phải nhập viện do say rượu, ngộ độc rượu vì thế cũng cao hơn so với các dịp khác trong năm.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Giám sát triển khai tiêm vắc xin phòng Sởi tại khu 8, Làng Chài phường Hà Phong
- CDC QUẢNG NINH: KHUYẾN CÁO CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH SỞI
- CÚM MÙA VÀ NGUY CƠ CHUYỂN NẶNG Ở NGƯỜI LỚN TUỔI, NGƯỜI CÓ BỆNH LÝ NỀN
- Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
- Lễ kết nạp đảng viên mới Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh
- Ghi nhận gần 290.000 ca mắc cúm mùa trong năm qua, Bộ Y tế nêu các khuyến cáo phòng chống cúm