WHO: Các vaccine COVID-19 đã được phê duyệt đều an toàn, hiệu quả
Ông Kidong Park - Trưởng Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Hiện nay, Việt Nam đang tiến hành chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 lớn nhất trong lịch sử với mục tiêu nhanh chóng đạt được miễn dịch cộng đồng.
Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam khẳng định tất cả các loại vaccine COVID-19 đã được tổ chức này phê duyệt đều đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Việt Nam đủ năng lực quản lý quốc gia về vaccine
Ngày 3/8, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long có cuộc làm việc với ông Kidong Park - Trưởng Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam.
Tại cuộc họp, Trưởng Đại diện WHO tại Việt Nam đánh giá đợt dịch thứ 4 rất khó khăn với tốc độ lây nhiễm mạnh mẽ của biến thể Delta, nhưng Việt Nam đã đi đúng hướng trong việc áp dụng các biện pháp phòng chống dịch.
Ông Kidong Park bày tỏ tin tưởng Việt Nam có thể vượt qua đại dịch với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và người dân. Tổ chức WHO tại Việt Nam sẵn sàng đồng hành với Chính phủ Việt Nam và Bộ Y tế trong công cuộc phòng chống dịch này.
Vị đại diện WHO tại Việt Nam khẳng định sẵn sàng hỗ trợ Bộ Y tế trong việc nâng cao năng lực, thử nghiệm đánh giá, cấp phép với vaccine sản xuất trong nước qua hệ thống NRA (hệ thống quản lý quốc gia về vaccine) theo đúng các quy định.
Hiện nay, Việt Nam là 1 trong 39 quốc gia được WHO xác nhận đạt tiêu chuẩn này. WHO sẽ sớm trao đổi, thảo luận để triển khai các công việc có liên quan.
Tính đến hết ngày 3/8, tại Việt Nam đã tiến hành tiêm chủng được 7.291.808 liều vaccine phòng COVID-19, trong đó tiêm 1 mũi là 6.547.477 liều, tiêm mũi 2 là 744.331 liều.
Tại cuộc họp, hai bên đã chia sẻ về sự bùng phát của dịch COVID-19 do tác động của biến thể Delta tại nhiều nước, trong đó có Việt Nam.
Bộ trưởng Bộ Y tế nhận định đợt dịch lần này sẽ còn kéo dài. Dịch COVID-19 tại Việt Nam hiện đang diễn biến phức tạp do khả năng lây nhiễm mạnh và tốc độ lây lan rất nhanh của biến thể Delta.
Để ứng phó với đợt dịch này, Việt Nam đã áp dụng các biện pháp quyết liệt, mạnh mẽ hơn so với các đợt dịch trước đây, bao gồm giãn cách xã hội tại nhiều tỉnh, thành phố. Một số tỉnh phía Nam còn áp dụng hình thức bổ sung gần như giới nghiêm, như không cho phép người dân ra ngoài trong một số khung giờ nhất định.
Người đứng đầu ngành y tế cho biết các ca mắc gia tăng nhanh trong thời gian ngắn với nhiều bệnh nhân nặng đã gây áp lực lớn cho y tế, đặc biệt trong công tác điều trị và hồi sức tích cực (ICU).
Bộ trưởng Bộ Y tế làm việc với ông Kidong Park - Trưởng Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Đặc biệt, tiến sỹ Kidong-Park đánh giá cao việc Bộ Y tế đã khẩn trương thành lập các Trung tâm ICU tại Thành phố Hồ Chí Minh cùng các tỉnh phía Nam để điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng và nguy kịch nhằm giảm thiểu tỷ lệ tử vong.
Đại diện WHO tại Việt Nam cho biết sẵn sàng hỗ trợ Bộ Y tế trong việc tăng cường đào tạo tập huấn chuyên môn cho cán bộ và các biện pháp dự phòng lây nhiễm cho nhân viên y tế.
Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh quan điểm Việt Nam khuyến khích các cơ quan, tổ chức nghiên cứu, phát triển vaccine sản xuất trong nước. Bộ Y tế sẽ hỗ trợ tối đa trong việc cắt giảm các thủ tục hành chính, tuy nhiên, việc cấp phép phải đúng quy định, quy trình, đảm bảo tính khách quan, khoa học, có tham chiếu, đáp ứng đủ yêu cầu và không đốt cháy giai đoạn với mục tiêu đặt sức khoẻ của người dân lên trên hết.
6 loại vaccine đã được cấp phép tại Việt Nam
Về vaccine, Bộ trưởng Bộ Y tế cho hay cơ quan này đã và đang nỗ lực để tiếp cận tất cả các nguồn có thể cung ứng vaccine về một cách nhanh nhất để tiêm chủng sớm nhất cho người dân. Bộ Y tế cũng chỉ đạo đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng nhằm tăng độ bao phủ vaccine. Tuy nhiên, nguồn cung ứng vaccine vẫn đang là thách thức rất lớn nhất là trong tháng 8-9/2021.
Đến thời điểm hiện nay, có 6 loại vaccine phòng COVID-19 đã được Bộ Y tế cấp phép sử dụng tại Việt Nam.
Vaccine COVID-19 Vaccine AstraZeneca:
Vaccine COVID-19 do Tập đoàn AstraZeneca sản xuất đã được cấp phép sử dụng khẩn cấp tại 181 quốc gia, vùng lãnh thổ và được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp. Đến nay, vaccine này đã được sử dụng tại 119 quốc gia, vùng lãnh thổ với tổng số vaccine đã sử dụng khoảng 980 triệu liều.
Tại Việt Nam, vắc xin AstraZeneca đã được Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch COVID-19.
Việt Nam đã tiếp nhận tổng cộng 9 triệu liều sau 16 đợt giao vaccine. Vaccine AstraZeneca được triển khai tiêm chủng tại Việt Nam từ tháng 3/2021, đang là vaccine có số lượng sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam.
Vaccine Gam-COVID-Vac (tên khác là SPUTNIK V):
Vaccine Gam-COVID-Vac do Viện Nghiên cứu Gamaleya, Nga sản xuất đã được cấp phép sử dụng tại 70 quốc gia, vùng lãnh thổ. Đến nay, vaccine này đã được sử dụng tại 49 quốc gia với tổng số đã sử dụng khoảng 85 triệu liều.
Hà Nội đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)
Tại Việt Nam, vaccine Sputnik V đã được Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch COVID-19. Giữa tháng 3/2021, Việt Nam tiếp nhận 2.000 liều vaccine Sputnik V do Chính phủ Liên bang Nga viện trợ và sử dụng cho gần 900 người. Ngày 1/8, Việt Nam nhận thêm 10.000 liều vaccine Sputnik V do Chính phủ Liên bang Nga tặng.
Vaccine Vero Cell của Sinopharm:
Vaccine Vero Cell do Sinopharm phát triển và Beijing Institute of Biological Products Co., Ltd.,- Trung Quốc sản xuất, đã được cấp phép sử dụng tại 64 quốc gia, vùng lãnh thổ, đã được Tổ chức Y tế thế giới đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp. Đến nay, vaccine này đang sử dụng tại 59 quốc gia với khoảng 800 triệu liều đã được sử dụng.
Tại Việt Nam, vaccine Vero Cell đã được Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch COVID-19. Việt Nam đã tiếp nhận 500.000 liều vaccine Sinopharm do Chính phủ Trung Quốc viện trợ và đang triển khai tiêm chủng từ tháng 7/2021.
Quảng Ninh là địa phương đầu tiên triển khai tiêm xong 88.100 liều mũi 1 và sẽ tiến hành tiêm mũi 2 từ ngày 4/8. Riêng Bình Liêu-Quảng Ninh đã đạt độ bao phủ tiêm vaccine đối với 50% dân số toàn huyện.
Vaccine của Thành phố Hồ Chí Minh nhận cũng là loại vaccine này.
Vaccine Comirnaty của Pfizer/BioNTech:
Vaccine của Pfizer/BioNTech đã được cấp phép sử dụng tại 111 quốc gia và vùng lãnh thổ và được Tổ chức Y tế thế giới đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp. Đến nay, vaccine này đã được sử dụng tại 97 quốc gia với khoảng 850 triệu liều đã được sử dụng.
Vaccine Comirnaty đã được Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch COVID-19. Việt Nam đã tiếp nhận tổng cộng 746.460 liều vaccine Pfizer và đang triển khai tiêm chủng.
Vaccine Spikevax (Tên khác là Covid-19 Vaccine Moderna):
Vaccine Spikevax do Moderna sản xuất đã được cấp phép sử dụng tại 64 quốc gia, vùng lãnh thổ và được Tổ chức Y tế thế giới đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp. Đến nay, vaccine này đã được sử dụng tại 63 quốc gia với khoảng 340 triệu liều.
Vaccine này đã được Bộ Y tế phê duyệt sử dụng có điều kiện cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch COVID-19. Tính đến nay, Việt Nam đã tiếp nhận tổng cộng 5.000.100 liều vaccine Moderna do Chính phủ Mỹ viện trợ thông qua COVAX Facility và đang triển khai tiêm chủng.
COVID-19 vaccine Janssen:
Vaccine Janssen do Janssen Pharmaceutica NV (Bỉ) và Janssen Biologics B.V (Hà Lan) sản xuất được cấp phép sử dụng tại 56 quốc gia, vùng lãnh thổ và được Tổ chức Y tế thế giới đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp. Đến nay, vaccine này đã được sử dụng tại 34 quốc gia với khoảng 60 triệu liều đã sử dụng.
Vaccine do Janssen sản xuất đã được Bộ Y tế phê duyệt sử dụng có điều kiện cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch COVID-19. Hiện nay, Việt Nam chưa tiếp nhận vaccine này.
Lãnh đạo Bộ Y tế khẳng định tất cả các vaccine được cấp phép và đưa về Việt Nam sử dụng đều đảm bảo an toàn và hiệu quả./.
Tính từ tháng Hai đến ngày 4/8, Việt Nam đã tiếp nhận khoảng 17 triệu liều vaccine phòng COVID-19, gồm vaccine AstraZeneca, Sputnik-V, Pfizer/BioNTech, Moderna, Vero Cell. Trong số 8.681.300 liều vaccine do Cơ chế COVAX hỗ trợ Việt Nam, có 5.000.100 liều vaccine Moderna do Chính phủ Hoa Kỳ hỗ trợ và 3.681.200 liều AstraZeneca; hơn 4 triệu liều vaccine do các nước tặng; hơn 3,8 triệu liều đặt mua thông qua Công ty VNVC; hơn 97.000 liều vaccine đặt mua của Pfizer/BioNTech… |
Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
Hiện nay, Nhật Bản đang bùng phát dịch cúm mùa (chủ yếu là cúm A, nhưng cúm B vẫn có nguy cơ lan rộng). Theo thống kê từ 2/9/2024 - 26/1/2025, đã ghi nhận 9,5 triệu ca mắc cúm mùa. Trước tình hình này, mọi người cần nâng cao cảnh giác, đặc biệt là trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người mắc bệnh mạn tính.
Lễ kết nạp đảng viên mới Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh
Chiều ngày 06/02/2025, Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh (PCBTN-KSTCT-XNVS) đã long trọng tổ chức lễ kết nạp đảng viên mới cho quần chúng ưu tú Nguyễn Minh Phương.
Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang bùng phát tại Nhật Bản
Bộ Y tế sẽ tiếp tục theo dõi, bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh trong nước và trên thế giới để triển khai các biện pháp phù hợp, kịp thời, nhất là trong thời điểm hiện tại với thời tiết thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh qua đường hô hấp lây lan...
Sở Y tế Quảng Ninh chỉ đạo các đơn vị y tế chủ động phòng chống rét đậm, rét hại kéo dài
Thực hiện Công điện số 07/CĐ-TTg ngày 26/01/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài; công văn số 557/BYT-MT ngày 03/02/2025 về việc tăng cường hướng dẫn các biện pháp bảo vệ sức khỏe người dân trước ảnh hưởng của rét đậm, rét hại; văn bản số 265/UBND-KTTC ngày 28/01/2025 của Ủy ban Nhân dân tỉnh về việc chủ động biện pháp phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài trên địa bàn tỉnh.
CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 95 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (3/2/1930-3/2/2025)
Một mùa Xuân mới đang về, mang theo niềm hân hoan, sức sống mới trên khắp mọi miền của Tổ quốc. Mùa xuân này càng trở nên ý nghĩa hơn khi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2025) như một mốc son chói lọi để cả nước bước vào một chặng đường phát triển mới, hướng tới một tương lai rạng ngời.
Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư số 05/2025/TT-BYT ngày 17 tháng 01 năm 2025 quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập. Thông tư này quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập.
Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang đến gần, các mặt hàng thực phẩm phục vụ Tết đã và đang được mua bán nhộn nhịp. Đây cũng là thời điểm nhiều thực phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, thực phẩm giả trà trộn vào thị trường. Chính vì vậy, bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết là vấn đề rất được quan tâm.
Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
Thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán, người dân thường tổ chức các buổi hội họp ăn uống, liên hoan, tất niên, gặp mặt đầu xuân, tham gia các lễ hội, do vậy nhu cầu sử dụng rượu bia trong những ngày này gia tăng, số trường hợp phải nhập viện do say rượu, ngộ độc rượu vì thế cũng cao hơn so với các dịp khác trong năm.
Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh xây dựng Kế hoạch triển khai công tác y tế phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 diễn ra từ ngày 25/01/2025 đến hết ngày 02/02/2025, cụ thể như sau:
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- CDC QUẢNG NINH: KHUYẾN CÁO CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH SỞI
- CÚM MÙA VÀ NGUY CƠ CHUYỂN NẶNG Ở NGƯỜI LỚN TUỔI, NGƯỜI CÓ BỆNH LÝ NỀN
- Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
- Lễ kết nạp đảng viên mới Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh
- Ghi nhận gần 290.000 ca mắc cúm mùa trong năm qua, Bộ Y tế nêu các khuyến cáo phòng chống cúm
- Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang bùng phát tại Nhật Bản