WHO: Covid-19 chưa phải mầm bệnh theo mùa
WHO cũng nhận định số ca nhiễm toàn cầu hiện gia tăng là do Omicron dễ lây truyền hơn biến chủng Delta. Tuần trước, tổ chức ghi nhận hơn 15 triệu ca nhiễm mới. Song con số thực tế có thể lớn hơn.
Dù vậy, WHO cho rằng thế giới không nên đầu hàng trước biến chủng. Tổng giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus bác bỏ quan điểm Omicron là lối thoát đối với đại dịch.
Ông Tedros nói: "Dù Omicron gây ra ít ca nhiễm nghiêm trọng hơn, nó vẫn là loại virus nguy hiểm, đặc biệt với những người chưa tiêm chủng. Chúng ta không được phép vẫy cờ trắng trước virus, nhất là khi nhiều người chưa nhận được vaccine".
Ông cho biết phần lớn ca nhập viện đều là người chưa tiêm phòng. Theo ông, vaccine hiệu quả ngăn tình trạng chuyển nặng và tử vong, song chúng không thể phòng ngừa hoàn toàn sự lây nhiễm.
"Nhiều ca nhiễm đồng nghĩa với nhiều ca nhập viện và tử vong, nhiều người nghỉ việc hơn, trong đó có giáo viên, nhân viên y tế. Đó cũng là cơ hội để biến chủng khác, nguy hiểm hơn Omicron xuất hiện", ông Tedros cho hay.
Người đứng đầu WHO nói số người chết vì Covid-19 trên toàn thế giới hiện ở mức 50.000 mỗi tuần và nhấn mạnh sống chung nCoV không đồng nghĩa với việc chấp nhận hoặc thỏa hiệp với số ca tử vong này.
Theo mục tiêu ban đầu của WHO, các nước cần tiêm chủng cho 10% dân số vào cuối tháng 9/2021, 40% vào cuối tháng 12 và 70% vào giữa năm 2022. Dù vậy, 90% các quốc gia chưa đạt tới mốc 40%.
Tổng giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus trong một cuộc họp của WHO tại Geneva, Thuỵ Sĩ. Ảnh: Reuters
Tiến sĩ Tedros chỉ ra rằng hơn 85% dân số châu Phi vẫn chưa tiêm liều vaccine nào. Ông nhận định thế giới không thể kết thúc giai đoạn cấp tính của đại dịch nếu không thu hẹp khoảng cách này.
Bruce Aylward, cố vấn cấp cao của WHO, cho rằng các nước giàu đã khiến chương trình tiêm chủng ở các quốc gia thu nhập thấp khó khăn hơn gấp ba lần vì dự trữ nguồn cung.
WHO cho biết Omicron đã được ghi nhận tại 149 quốc gia, tính đến 6/1. Một số người hy vọng lợi thế lây truyền sẽ giúp nó đẩy lùi các biến chủng nghiêm trọng hơn. Từ đó, Covid-19 chuyển từ đại dịch thành bệnh đặc hữu theo mùa, dễ kiểm soát.
Tuy nhiên, Michael Ryan, Giám đốc chương trình y tế khẩn cấp của WHO, cho biết: "Đây không phải lúc để tuyên bố virus là tin mừng".
Theo Maria Van Kerkhove, Trưởng nhóm kỹ thuật của WHO, rất khó để dự đoán về kịch bản đại dịch trong tương lai, Omicron có thể không phải biến chủng đáng lo ngại cuối cùng.
Bà nói: "Chúng tôi phỏng đoán virus sẽ tiếp tục phát triển và thích nghi với môi trường. Các đợt lây nhiễm sẽ bùng lên ở những nơi tỷ lệ tiêm chủng thấp. Virus đang trong quá trình trở thành đặc hữu, nhưng giờ thì chưa".
Trước đó, vào tháng 12/2021, bà Van Kerkhove nói thế giới có "đủ công cụ" để thắng Covid-19 trong năm 2022, đó là vaccine. Song để viễn cảnh này thành hiện thực, tổ chức khuyến khích các nước hành động nhanh chóng nhằm thu hẹp khoảng cách vaccine, đồng thời kêu gọi các nhà sản xuất thực hiện tốt cam kết phân phối, không trì hoãn thêm.
Lễ kết nạp đảng viên mới Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Kí sinh trùng-Côn trùng – Xét nghiệm vi sinh
Chiều ngày 06/02/2025, Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Kí sinh trùng-Côn trùng – Xét nghiệm vi sinh (PCBTN-KSTCT-XNVS) đã long trọng tổ chức lễ kết nạp đảng viên mới cho quần chúng ưu tú Nguyễn Minh Phương.
Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang bùng phát tại Nhật Bản
Bộ Y tế sẽ tiếp tục theo dõi, bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh trong nước và trên thế giới để triển khai các biện pháp phù hợp, kịp thời, nhất là trong thời điểm hiện tại với thời tiết thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh qua đường hô hấp lây lan...
Sở Y tế Quảng Ninh chỉ đạo các đơn vị y tế chủ động phòng chống rét đậm, rét hại kéo dài
Thực hiện Công điện số 07/CĐ-TTg ngày 26/01/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài; công văn số 557/BYT-MT ngày 03/02/2025 về việc tăng cường hướng dẫn các biện pháp bảo vệ sức khỏe người dân trước ảnh hưởng của rét đậm, rét hại; văn bản số 265/UBND-KTTC ngày 28/01/2025 của Ủy ban Nhân dân tỉnh về việc chủ động biện pháp phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài trên địa bàn tỉnh.
CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 95 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (3/2/1930-3/2/2025)
Một mùa Xuân mới đang về, mang theo niềm hân hoan, sức sống mới trên khắp mọi miền của Tổ quốc. Mùa xuân này càng trở nên ý nghĩa hơn khi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2025) như một mốc son chói lọi để cả nước bước vào một chặng đường phát triển mới, hướng tới một tương lai rạng ngời.
Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư số 05/2025/TT-BYT ngày 17 tháng 01 năm 2025 quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập. Thông tư này quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập.
Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang đến gần, các mặt hàng thực phẩm phục vụ Tết đã và đang được mua bán nhộn nhịp. Đây cũng là thời điểm nhiều thực phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, thực phẩm giả trà trộn vào thị trường. Chính vì vậy, bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết là vấn đề rất được quan tâm.
Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
Thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán, người dân thường tổ chức các buổi hội họp ăn uống, liên hoan, tất niên, gặp mặt đầu xuân, tham gia các lễ hội, do vậy nhu cầu sử dụng rượu bia trong những ngày này gia tăng, số trường hợp phải nhập viện do say rượu, ngộ độc rượu vì thế cũng cao hơn so với các dịp khác trong năm.
Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh xây dựng Kế hoạch triển khai công tác y tế phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 diễn ra từ ngày 25/01/2025 đến hết ngày 02/02/2025, cụ thể như sau:
DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
Hằng năm, trên thế giới tỉ lệ trẻ sinh ra bị nhiễm hoặc có nguy cơ lây nhiễm HIV, viêm gan B, giang mai từ mẹ khá cao. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, khu vực Tây Thái Bình Dương mỗi năm có khoảng 180.000 trẻ bị nhiễm viêm gan vi rút B, 13.000 trẻ bị nhiễm giang mai và 1.400 trẻ bị nhiễm HIV.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Lễ kết nạp đảng viên mới Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Kí sinh trùng-Côn trùng – Xét nghiệm vi sinh
- Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang bùng phát tại Nhật Bản
- Sở Y tế Quảng Ninh chỉ đạo các đơn vị y tế chủ động phòng chống rét đậm, rét hại kéo dài
- CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 95 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (3/2/1930-3/2/2025)
- Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
- Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025