WHO: Việt Nam đang đối mặt với hàng loạt thách thức mới về sức khoẻ
Ngày Sức khoẻ thế giới 7/4/2019 được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phát động với chủ đề “Bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân, hướng tới mục tiêu tất cả người dân và cộng đồng được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng, hiệu quả, bao gồm chăm sóc sức khỏe ban đầu, nâng cao sức khỏe, dự phòng bệnh tật, khám sàng lọc phát hiện bệnh sớm, điều trị khi mắc bệnh, được bảo hiểm y tế và các nguồn lực xã hội hỗ trợ chi trả, giảm thiểu những rủi ro do gánh nặng tài chính của chăm sóc sức khỏe mang lại.
Nhân ngày Sức khoẻ thế giới năm nay, VietNamNet xin giới thiệu bài viết của TS. Kidong Park, Trưởng Đại diện Văn phòng Tổ chức y tế thế giới tại Việt Nam.
![]() |
TS Kidong Park |
Đã đến lúc hành động vì sức khỏe cho mọi người!
Không quốc gia nào có thể đạt được bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân và các mục tiêu phát triển bền vững về y tế nếu thiếu hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu vững mạnh. Và Việt Nam cũng không là ngoại lệ.
Theo định nghĩa trong Tuyên bố Alma Ata năm 1978, chăm sóc sức khỏe ban đầu là các dịch vụ chăm sóc sức khỏe thiết yếu với giá phải chăng mà mọi người dân, mọi gia đình có thể tiếp cận trong suốt cuộc đời của họ.
Lễ kỷ niêm 40 năm của Tuyên bố Alma Ata tổ chức năm ngoái đã nhấn mạnh lại cam kết toàn cầu này với việc các quốc gia tập trung tăng cường hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu.
Chăm sóc sức khỏe ban đầu là điểm tiếp xúc đầu tiên giữa người dân và cộng đồng với hệ thống y tế , đóng vai trò thiết yếu trong việc đảm bảo sức khỏe cho mọi người. Bằng chứng từ các nước trên thế giới cho thấy chăm sóc sức khỏe ban đầu là cách hiệu quả nhất để cung cấp dịch vụ y tế, và cũng là cách duy nhất để đạt được công bằng trong y tế.
Trong những thập kỷ vừa qua, mạng lưới y tế cơ sở ở Việt Nam, bao gồm các trung tâm y tế huyện và xã, là nền tảng để cung cấp dịch vụ y tế ban đầu kịp thời với giá cả phải chăng cho các cá nhân và hộ gia đình ngay tại cộng đồng nơi họ sinh sống.
Mạng lưới này, với hơn 11.000 trung tâm y tế xã, hoạt động dựa trên nguyên tắc khôn ngoan “phòng bệnh hơn chữa bệnh” đã góp phần ngăn chặn dịch bệnh, duy trì và cải thiện tình trạng sức khỏe của người dân Việt Nam trong suốt thời gian qua, ngay cả ở những giai đoạn đất nước vô cùng khó khăn về kinh tế. Do đó, hệ thống y tế cơ sở chính là niềm tự hào của Việt Nam.
Việt Nam phải đối mặt với hàng loạt thách thức về sức khoẻ
Tuy nhiên, cùng với những thay đổi nhanh chóng về kinh tế xã hội, Việt Nam hiện phải đối mặt với những thách thức mới về sức khỏe. Biến đổi khí hậu nghiêm trọng, ô nhiễm không khí và suy thoái môi trường, thói quen hút thuốc và uống rượu bia cùng với lối sống ít vận động... Tất cả những điều này đều đang ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe và là những yếu tố nguy cơ của các bệnh mạn tính.
Hệ thống y tế cũng đã có nhiều thay đổi: Nhiều khoản đầu tư được tập trung cho các bệnh viện, dẫn đến bệnh nhân dồn đến đó để khám chữa bệnh đã gây nên tình trạng quá tải tại các bệnh viện ở Việt Nam. Trong khi đó, hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu không được đầu tư nguồn lực đầy đủ, nên chưa được sử dụng hết công suất.
Hơn nữa, tốc độ lão hóa dân số nhanh tại Việt Nam còn dẫn tới việc tăng số lượng bệnh nhân lớn tuổi sử dụng dịch vụ y tế tại các bệnh viện, nếu hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu không hoạt động hiệu quả. Do đó, chăm sóc sức khỏe sẽ càng trở nên tốn kém hơn đối với các hộ gia đình và cả nền kinh tế.
Trong bối cảnh này, Việt Nam cần phải định hướng lại hệ thống y tế để giải quyết những thách thức trên và thiết kế lại cách thức cung cấp dịch vụ y tế nhằm đảm bảo các chức năng y tế công cộng thiết yếu, cũng như tái thiết lập một hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu vững mạnh.
Và Chính phủ Việt Nam đã ghi nhận những thách thức đó của ngành y tế. Nghị quyết 20 của Ban chấp hành Trung ương Đảng đã tái khẳng định quan điểm “Đầu tư cho bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân là đầu tư cho phát triển”.
Nghị quyết cũng chỉ ra rằng Việt Nam có thể đạt được bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân (UHC) ngay cả với nguồn lực hạn chế, bằng cách “Tập trung ngân sách nhà nước cho y tế dự phòng, y tế cơ sở, bệnh viện ở vùng sâu vùng xa và vùng khó khăn”.
Tôi tin rằng Việt Nam hoàn toàn có thể vượt qua những thách thức trên. Tuy nhiên, việc này đòi hỏi sự lãnh đạo sát sao và cam kết mạnh mẽ của chính phủ, cũng như sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành liên quan.
Bên cạnh đó, vai trò của mỗi người dân trong việc gia tăng nhận thức về sức khỏe bản thân cũng như hướng tới một lối sống lành mạnh cũng vô cùng quan trọng. Với sự tăng cường đầu tư cho chăm sóc sức khỏe ban đầu và các hành động phối hợp khác, chúng ta có thể biến bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân (UHC) thành hiện thực tại Việt Nam.
Tổ chức Hội diễn, Hội thao Ngành Y tế Quảng Ninh năm 2025
Nhân Kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955-27/02/2025) và Chào mừng Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025-2030, Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Công đoàn Ngành y tế tổ chức Hội diễn, Hội thao ngành Y tế Quảng Ninh năm 2025.
5 sai lầm khi sử dụng thuốc điều trị cúm A
Những ngày này, ‘cúm A’ là một từ khóa về sức khỏe mà ai cũng quan tâm. Đối phó với bệnh cúm như thế nào? Làm sao để mỗi người mắc bệnh biết cách sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, tránh những sai lầm khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn?
Bộ Y tế: Tăng cường phòng chống dịch bệnh cúm, sởi và các bệnh lây qua đường hô hấp
PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế đã ký ban hành văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường phòng, chống bệnh cúm, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp.
Lịch sử ra đời và ý nghĩa ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/02
Cách đây 70 năm, ngày 27/2/1955 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết thư gửi đến Hội nghị cán bộ y tế toàn quốc, trong thư Bác đã ân cần thăm hỏi, dành sự quan tâm đặc biệt đối với cán bộ y tế, đồng thời Bác đã căn dặn: “phải thương yêu người bệnh; người bệnh phó thác tính mạng của họ với các cô, các chú; Chính phủ phó thác cho các cô các chú việc chữa bệnh tật và giữ gìn sức khoẻ của Đồng bào. Đó là một nhiệm vụ rất vẻ vang. Vì vậy, cán bộ y tế cần phải thương yêu chăm sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình; coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn; lương y phải như từ mẫu, những lời căn dặn đó vẫn vang vọng, thấm sâu trong tâm trí của những người thầy thuốc Việt Nam.
Giám sát triển khai tiêm vắc xin phòng Sởi tại khu 8, Làng Chài phường Hà Phong
Ngày 7/2/2025, tại TP.Hạ Long, Đoàn công tác của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh do đồng chí Nguyễn Thị Dung, Phó Giám đốc Trung tâm làm trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra, giám sát hoạt động tiêm chủng vắc xin phòng sởi cho các trường hợp đủ điều kiện tiêm chủng tại khu 8, Làng Chài phường Hà Phong.
Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
Hiện nay, Nhật Bản đang bùng phát dịch cúm mùa (chủ yếu là cúm A, nhưng cúm B vẫn có nguy cơ lan rộng). Theo thống kê từ 2/9/2024 - 26/1/2025, đã ghi nhận 9,5 triệu ca mắc cúm mùa. Trước tình hình này, mọi người cần nâng cao cảnh giác, đặc biệt là trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người mắc bệnh mạn tính.
Lễ kết nạp đảng viên mới Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh
Chiều ngày 06/02/2025, Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh (PCBTN-KSTCT-XNVS) đã long trọng tổ chức lễ kết nạp đảng viên mới cho quần chúng ưu tú Nguyễn Minh Phương.
Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang bùng phát tại Nhật Bản
Bộ Y tế sẽ tiếp tục theo dõi, bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh trong nước và trên thế giới để triển khai các biện pháp phù hợp, kịp thời, nhất là trong thời điểm hiện tại với thời tiết thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh qua đường hô hấp lây lan...
Hiến tạng cứu người - Gửi lại đời sự sống
Mỗi ngày, có hàng ngàn người bị suy tạng giai đoạn cuối vẫn đang chờ đợi để được ghép tạng, chờ một phép màu đến với họ, đó là có được nguồn tạng từ người hiến tặng sau khi qua đời hoặc chết não. Nhiều người bệnh tưởng chừng chẳng còn hy vọng được sống tiếp nhưng nhờ nhận được tạng hiến, họ kéo dài sự sống thêm hàng chục năm, sống vui với gia đình.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.