WHO: Việt Nam tăng cường quản lý thuốc kháng sinh trong bệnh viện
Ngày 21/12, Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống kháng thuốc, phối hợp với Văn phòng đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam, Tổ chức Nông lương thế Giới (FAO) và các đối tác Một Sức Khỏe, kêu gọi cam kết mạnh mẽ hơn nữa từ các ngành cùng chung tay “Sử dụng kháng sinh có trách nhiệm,” thông qua sự kiện truyền thông phòng chống kháng thuốc tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Sự kiện có sự tham gia của các cấp, các ngành bao gồm các bác sỹ, dược sỹ cán bộ y tế, bác sỹ thú y và những người nông dân, những người làm việc trong lĩnh vực công nghiệp thực phẩm và nông nghiệp, các viện nghiên cứu...
Sự kiện truyền thông phòng chống kháng thuốc tạo ra một điểm nhấn, nhằm nâng cao nhận thức về phòng chống kháng thuốc (AMR) và khuyến khích mọi người tích cực tham gia vào các hành động hợp tác tập thể này.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến - Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống kháng thuốc cho biết, việc các ban ngành tham gia vào chương trình càng nhiều càng tốt để chung tay ngăn chặn việc sử dụng kháng sinh không đúng và lạm dụng kháng sinh. Các hoạt động nâng cao nhận thức hướng đến nhiều nhóm đối tượng khác khau, bao gồm cả cộng đồng.
Kế hoạch hành động quốc gia về phòng chống kháng thuốc giai đoạn 2013-2020 đang được xem xét, đánh giá và các cuộc thảo luận về xây dựng kế hoạch hành động tiếp theo đang được trao đổi giữa lãnh đạo Bộ Y tế và Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn, với sự hỗ trợ của WHO, FAO… và các đối tác khác làm về kháng thuốc ở Việt Nam.
Tiến sỹ Kidong Park - Trưởng Đại Diện Văn Phòng WHO tại Việt Nam và tiến sỹ Albert T. Lieberg - Trưởng Đại Diện Văn Phòng FAO tại Việt Nam, cùng đưa ra tuyên bố chung về việc Việt Nam đã giữ được động lực trong cuộc chiến chống lại kháng thuốc. Việt Nam đã kết nối nhiều lĩnh vực, ban ngành, việc tiến tới đạt được một mục tiêu chung với các ưu tiên của mỗi ngành khác nhau, tuy nhiên Việt Nam đã nỗ lực trong việc hài hòa những thách thức tương đối tốt. WHO và FAO tiếp tục hỗ trợ Việt Nam thực hiện hành trình này.
WHO đang phối hợp với Bộ Y tế tăng cường triển khai hoạt động quản lý thuốc kháng sinh trong bệnh viện (AMS).
AMS là cách tiếp cận có hệ thống và được phối hợp để tối ưu hóa việc sử dụng kháng sinh nhằm nâng cao tính hiệu quả cho người bệnh và giảm thiểu các hậu quả bất lợi, bao gồm kháng thuốc kháng sinh.
Kể từ tháng 11 năm 2018, WHO và Bộ Y tế đã tiến hành thăm và làm việc với một số bệnh viện trên toàn quốc để hỗ trợ việc thực hiện chương trình AMS.
WHO cũng sẽ hỗ trợ Bộ Y tế trong việc truyền thông thông điệp phù hợp ở tuyến cộng đồng, cơ sở.
Tiến sỹ Lieberg nhấn mạnh: “Sản xuất lương thực và sinh kế của người nông dân có thể bị thiệt hại do hiệu lực của kháng sinh không còn để điều trị các vật bị bệnh. Bên cạnh đó, sức khỏe của nông dân có thể bị đe dọa khi tiếp xúc với vật nuôi mang vi khuẩn kháng thuốc. Do vậy, FAO kêu gọi các hành động mạnh mẽ hơn từ chính quyền các cấp, tỉnh thành và trung ương, từ các đối tác phát triển và cộng đồng nhằm giảm thiểu việc sử dụng kháng sinh không cần thiết và giảm tối đa các mối đe dọa về kháng thuốc.”
FAO cũng làm việc với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nhằm cải thiện việc sử dụng kháng sinh có trách nhiệm trong sức khỏe động vật./.
Giám sát tiêm chủng vắc xin phòng Sởi cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt – Không để trẻ nào bị bỏ lại phía sau
Với mục tiêu đảm bảo không bỏ sót đối tượng, đặc biệt chú trọng đến các em nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt và khó khăn trong Chiến dịch tiêm vắc xin phòng Sởi của tỉnh Quảng Ninh, ngày 31/3/2025, đoàn giám sát tiêm chủng của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh do Tiến sĩ Vũ Quyết Thắng, Giám đốc CDC Quảng Ninh làm Trưởng đoàn đã giám sát tại Cơ sở Bảo trợ, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (phường Hồng Hà, thành phố Hạ Long).
Hội YHDP Quảng Ninh tổ chức tập huấn phương pháp nghiên cứu khoa học năm 2025
Trong 02 ngày 29-30/3/2025, tại Hội trường Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Hội Y học Dự phòng Quảng Ninh đã phối hợp với Trường Đại học Y Dược Hải Phòng tổ chức lớp tập huấn phương pháp nghiên cứu khoa học.
Hội thảo hợp tác phòng chống lao Quảng Ninh - Quảng Tây: Hướng đến mục tiêu kiểm soát dịch bệnh xuyên biên giới
Nhằm tăng cường hợp tác quốc tế trong công tác phòng chống bệnh lao, trong 03 ngày từ ngày 21-23/3/2025, đoàn công tác của Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh đã tham dự hoạt động tuyên truyền Ngày Thế giới phòng chống Lao và Hội thảo hợp tác phòng chống lao giữa tỉnh Quảng Ninh (Việt Nam) và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc), diễn ra tại thành phố Đông Hưng, Quảng Tây. Đây là sự kiện quan trọng, thể hiện quyết tâm chung của hai bên trong việc kiểm soát và đẩy lùi bệnh lao tại khu vực biên giới.
Bệnh cúm mùa
Trước tình hình biến đổi khí hậu đang xảy ra, thời tiết thay đổi thất thường. Đây là điều kiện thuận lợi cho virus cúm gây bệnh phát triển và có nguy cơ lây lan trong cộng đồng. Để chủ động phòng tránh bệnh cúm hãy cùng Bác sĩ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh tìm hiểu về bệnh.
Đoàn kiểm tra, giám sát Bộ Y tế chỉ đạo công tác phòng, chống dịch sởi và triển khai chiến dịch tiêm chủng tại Quảng Ninh
Dịch sởi đang diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương trên cả nước, trong đó tỉnh Quảng Ninh là một trong những địa bàn ghi nhận số ca mắc gia tăng nhanh chóng. Nhằm kiểm soát dịch bệnh và tăng cường công tác tiêm chủng, ngày 25/3/2025, đoàn kiểm tra, giám sát của Bộ Y tế đã đến làm việc tại Quảng Ninh để đánh giá công tác thu dung, điều trị bệnh nhân mắc sởi và triển khai chiến dịch tiêm chủng.
Hưởng ứng Ngày Nước thế giới (22/3) năm 2025: Bảo tồn các dòng sông băng
Ngày Nước thế giới (22/3) năm 2025 được Liên hợp quốc phát động ̣với chủ đề “Bảo tồn các dòng sông băng” (Glacier preservation) nhằm nâng cao nhận thức toàn cầu về vai trò quan trọng của sông băng, tuyết và băng trong hệ thống khí hậu và chu trình thủy văn của trái đất.
Tập huấn giám sát phòng chống bệnh sốt rét, phòng chống côn trùng truyền bệnh năm 2025
Trong 02 ngày 20 – 21/3/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh phối hợp với Trung tâm Y tế thành phố Uông Bí tổ chức lớp tập huấn giám sát phòng chống bệnh sốt rét, phòng chống côn trùng truyền bệnh năm 2025 tại đơn vị và các Trạm Y tế trực thuộc.
Ngành Y tế tỉnh Quảng Ninh chủ động tăng cường công tác kiểm soát, phòng, chống bệnh sởi trên địa bàn tỉnh
Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus sởi gây ra, có khả năng lây lan nhanh chóng trong cộng đồng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Trước tình hình này, ngành Y tế đã và đang chủ động trong công tác phòng, chống dịch bệnh, hạn chế tối đa nguy cơ lây lan tại địa phương.
Tập huấn nâng cao năng lực hoạt động cải thiện tình trạng dinh dưỡng năm 2025 tại thành phố Cẩm Phả
Thực hiện Kế hoạch số 327/KH-TTKSBT ngày 26/2/2025 của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh về Tập huấn nâng cao năng lực hoạt động cải thiện tình trạng dinh dưỡng năm 2025. Ngày 4/3, tại thành phố Cẩm Phả, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật phối hợp với Trung tâm Y tế thành phố Cẩm Phả tổ chức lớp tập huấn nâng cao năng lực hoạt động cải thiện tình trạng dinh dưỡng năm 2025.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn tư vấn xét nghiệm HIV năm 2025
- Giám sát tiêm chủng vắc xin phòng Sởi cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt – Không để trẻ nào bị bỏ lại phía sau
- Hội YHDP Quảng Ninh tổ chức tập huấn phương pháp nghiên cứu khoa học năm 2025
- Hội thảo hợp tác phòng chống lao Quảng Ninh - Quảng Tây: Hướng đến mục tiêu kiểm soát dịch bệnh xuyên biên giới
- Bệnh cúm mùa
- Đoàn kiểm tra, giám sát Bộ Y tế chỉ đạo công tác phòng, chống dịch sởi và triển khai chiến dịch tiêm chủng tại Quảng Ninh