11/7/2012 | 1:31:08 PM

Xử lý khi cơ thể bị chảy máu

1. Mắt có tia sợi màu đỏ

Trong mắt bạn bỗng nhiên xuất hiện các sợi nhỏ màu đỏ, khi chớp mắt như cảm thấy khô, thiếu chất nhờn. Có thể thấy, mắt bạn đang ở tình trạng viêm nhiễm.

Lúc này, bạn nên dừng nhìn các sự vật xung quanh, lấy một chiếc khăn lạnh, nhúng vào ít thuốc mỡ kháng viêm rồi thoa lên mắt. Bạn nhớ là không được dụi mắt, chà sát mắt nhé, vì tay bẩn sẽ càng làm mắt bị viêm nhiễm nặng hơn.

2. Máu trong tinh dịch

Máu trong tinh dịch không phải là hiện tượng gì mới lạ. XY trước 40 tuổi rất ít khi xảy ra hiện tượng này. Lý do có thể là vì bạn đi xe đạp lâu và thường xuyên, hoặc dùng quá nhiều thuốc kháng sinh.

Môi dễ bị khô, nứt nẻ chảy máu vào mùa thu đông.
Ảnh minh họa: Internet.

3. Chảy máu ở mép miệng

Mùa thu, đông, nước trong cơ thể bốc hơi nhanh hơn, môi cũng vì thế mà dễ bị khô nẻ, dẫn đến chảy máu. Thậm chí, có khi vừa ngáp một cái là môi đã nẻ tứt toác ngay được.

Khi miệng khô, chảy máu, bạn có thể dùng khăn hoặc bông tắm nhúng vào nước, sau đó lau lên môi để giữ ẩm cho môi. Đồng thời, bạn cũng nên tránh ăn đồ cay, không nên hút thuốc.

4. Đại tiên ra máu

Đây cũng là một trong những hiện tượng thường thấy, nhưng nó lại phản ánh lên nhiều vấn đề. Khi thấy máu xuất hiện trong phân, bạn nên sớm đến bệnh viện kiểm tra.

Máu màu đỏ cho thấy hệ thống tiêu hóa có thể đang bị chảy máu; phân khô màu thậm có thể là dấu hiệu loét dạ dày; máu màu đỏ sậm có thể là do viêm ruột già; máu màu đỏ tươi là nghiêm trọng nhất, có thể là chảy máu trực tràng hoặc thậm chí có khối u.

99% chảy máu mũi là vô hại, không quá nghiêm trọng.
Ảnh minh họa: Internet.

5. Chảy máu mũi

99% chảy máu mũi là vô hại, không quá nghiêm trọng. Mặt bên trong mũi có rất nhiều huyết quản nhỏ li ti, khi không khí khô, lạnh sẽ làm tăng kích thích, khiến mũi dễ bị chảy máu hơn.

Khi mũi bị chảy máu, bạn nên nhỏ một vài giọt thuốc nhỏ mũi để bôi trơn, hoặc làm tăng độ ẩm trong phòng lên, và đừng quên hạn chế ăn đồ nóng ^^.

Ngoài ra, khi chảy máu, bạn hãy để cơ thể ngồi thẳng, nghiêng người về phía trước, không để máu chảy xuống cơ thể, rồi lấy tay bóp mũi khoảng 5 phút là máu sẽ tự động ngừng chảy. Ngoài ra, bạn cũng nên giữ ấm mũi bằng cách tránh những nơi gió lạnh, đeo khẩu trang khi ra ngoài, tập thể thao để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

6. Nôn ra máu

Có nhiều lý do khác nhau dẫn đến hiện tượng nôn ra máu. Nhưng, bất luận là ở góc độ nào, nôn ra máu đều là vấn đề lớn. Một mặt nó phản ánh hệ thống tiêu hóa có vấn đề; mặt khác, có thể là dấu hiệu bệnh của các hệ thống khác, triệu chứng thường thể hiện thông qua hệ thống tiêu hóa.


Tin tức khác

Đặt lịch hẹn tư vấn!

Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.

  • Nam
    Nữ
Thiết kế 2018. Bản quyền thuộc về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
1900866814