Xử trí cấp cứu bỏng đường hô hấp
Nguyên nhân gây bỏng đường
hô hấp
Bỏng đường hô hấp thường do
các yếu tố sau: Mặc dù trong thời gian ngắn nhưng với nhiệt độ càng cao thì mức
độ bỏng càng nặng; Do tác dụng của các chất trong không khí nóng: khói nóng gây
tổn thương nặng hơn so với không khí nóng; hơi nước nóng thường gây bỏng nặng
hơn không khí nóng vì gây bỏng toàn bộ đường hô hấp, trong đó tổn thương nặng
nhất là ở đường hô hấp trên. Thời gian nạn nhân tiếp xúc với nguồn nhiệt càng
lâu thì bỏng càng nặng. Ngoài ra, khí thải động cơ ôtô, xe máy, máy phát điện,
khí ga, khói than, củi cháy dở... cũng là nguyên nhân gây bỏng và ngộ độc rất
nặng dễ dẫn đến tử vong.
Biểu hiện thế nào?
Thông thường sau các vụ cháy,
bệnh nhân bị bỏng mặt, môi, lông mũi bị cháy, bị hóa chất hoặc chất lỏng nóng
ngấm vào niêm mạc mũi, miệng, họng thường có kèm theo bỏng hô hấp. Khi bị bỏng
đường hô hấp thường có các biểu hiện: đã hít thở phải nhiều khí khói của đám
cháy, khó nuốt, khó nói, cảm giác khó chịu ở cổ họng, nền lưỡi. Nói khàn nhưng
không mất giọng nói hoàn toàn, biến đổi giọng nói. Ho khàn trong những ngày
đầu, những ngày sau ho có đờm, có thể thấy đờm đen màu bồ hóng, có bọt lẫn các
tia máu. Khó thở, có thể tím tái, co kéo vùng nền xương ức và các khoang liên
sườn. Thở nhanh, nông, nhịp thở tới 32-56 lần/phút. Nghe phổi, tiếng thở yếu,
thô, có thể thấy ran rít, ran ướt, tiếng lép bép... Sốt cao 39-400C.
Huyết áp động mạch thấp. Nước tiểu ít , dưới 20-30ml/h. Thầy thuốc khám thấy:
niêm mạc miệng, hầu họng, thanh quản có các đám sung huyết, ở trên các mảng màu
đỏ khô có các màng tơ huyết trắng xám. Phù lưỡi, phù nề dây thanh âm, dây thanh
âm đỏ, chuyển động kém.
Có thể phân ra ba mức độ bỏng
đường hô hấp: Bỏng nhẹ: giọng nói bình thường, rối loạn hô hấp nhẹ, không có
tím tái, ít bị biến chứng phế viêm hoặc nếu có cũng diễn biến không nặng và
khỏi; Bỏng vừa: giọng nói khàn, rối loạn hô hấp nặng, tím tái, nghe phổi có
tiếng thở thô, có ran rít, ran khô; thường có biến chứng viêm phổi với diễn
biến khá nặng; suy hô hấp và suy tim độ I, II; Bỏng nặng: giọng nói khàn nặng,
khó thở nặng, có thể tắc thở, tím tái, tĩnh mạch cổ nổi, ho khàn hoặc có đờm đặc,
suy hô hấp và suy tim cấp nặng; khí phế thũng, xẹp phân thùy phổi, hoại tử;
Giai đoạn cuối thường gặp phù phổi cấp dễ dẫn đến tử vong. Thường thì tử
vong gặp nhiều nhất trong những ngày đầu sau bỏng; còn tử vong do biến chứng
viêm phổi, do biến chứng nhiễm khuẩn toàn thân thường sau từ 3-20 ngày.
Cần phải làm gì?
Bỏng đường hô hấp đơn thuần
chỉ xảy ra do hít phải khí, khói độc. Khi gặp nạn nhân bị bỏng đường hô hấp cần
bình tĩnh nhanh chóng mở cửa, bật quạt thổi khói tản ra, tắt mọi động cơ xe máy
đang nổ, dập tắt các chất đang cháy, nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi vùng khói
và nhiệt. Đặt nạn nhân nằm ở chỗ thoáng khí để sơ cứu theo tư thế Fowler (nửa
nằm, nửa ngồi - đầu cao). Cho nạn nhân thở không khí trong lành ngay tức thì
hoặc chuyển nhanh tới phòng cấp cứu. Dùng khăn mùi xoa hay vải mỏng lót tay để
móc hết đờm dãi, dị vật, khai thông đường thở cho nạn nhân. Nếu nạn nhân bị
ngừng thở, ngừng tim phải tiến hành ngay việc hà hơi thổi ngạt, hô hấp nhân
tạo, xoa bóp tim ngoài lồng ngực.
Tại phòng cấp cứu: Cần hút
loại bỏ hết dị vật, dịch tiết ở mũi miệng, đường thở. Cho bệnh nhân thở ôxy.
Thông khí nhân tạo là một biện pháp bắt buộc trong điều trị bỏng hô hấp. Cho
thuốc an thần, trấn tĩnh, giảm đau, loại không ức chế hô hấp. Truyền dịch với
khối lượng truyền trong 24 giờ đầu nhiều gấp 1,3-1,4 lần so với những trường hợp
chỉ bỏng da đơn thuần có cùng diện tích và độ sâu bỏng mà không có bỏng hô hấp.
Đảm bảo số lượng nước tiểu của nạn nhân từ 30-50ml/h trở lên ở người lớn và
0,5-1ml/kg/h ở trẻ em dưới 30kg. Cần theo dõi chặt chẽ và đặt ống nội khí quản
và mở khí quản sớm khi bệnh nhân có dấu hiệu khó thở. Phòng tránh nhiễm khuẩn
bằng kháng sinh theo kháng sinh đồ. Khi đã ổn định, bệnh nhân cần được hướng
dẫn tập thở hàng ngày, vỗ rung, tập vận động sớm để phục hồi.
Lời khuyên của thầy thuốc
Cần nghiêm chỉnh thực hiện
quy chế phòng chống cháy nổ tại nơi ở và nơi làm việc. Tuyệt đối không nổ máy
xe hơi, xe máy trong gara, trong nhà ngay cả khi mở cửa. Không bao giờ
đặt máy phát điện trong nhà hay ở gầm sàn nhà, gần cửa sổ hay cửa ra vào. Nên
nhớ rằng, dù mở các cửa chính và cửa sổ hoặc dùng quạt vẫn không ngăn ngừa khí
CO tích tụ trong nhà và có thể gây tai nạn chết người bất cứ lúc nào. Máy phát
điện bao giờ cũng để cách xa cửa sổ và cửa chính đang mở. Tuyệt đối không đốt
than, đốt củi trong nhà, trong phòng đóng kín cửa. Không bao giờ sử dụng thiết
bị đốt khí gas không có thông hơi trong phòng kín hoặc trong phòng ngủ đề phòng
tai nạn có thể xảy
ra.
Tổn thương do bỏng đường hô
hấp thường để lại những hậu quả rất nặng nề: nếu nhiệt độ khí nóng ở miệng là
350-5000C thì nhiệt độ ở thanh quản sẽ là 150-3500C, ở
phần trên của khí quản là 80-1000C, ở chỗ phân đôi của khí quản là
65-950C; nhiệt độ máu ở tâm thất trái tới 440C, gây tổn
thương cơ quan hô hấp như bỏng nặng, phù nề, bít tắc đường hô hấp, khí phế
thũng, xẹp phân thùy phổi... Các tai nạn chết người do bỏng đường hô hấp và
ngộ độc khí CO thường xảy ra do bất cẩn khi hàn xì ở nhà xưởng hầm lò, nổ máy
xe hơi và xe máy trong phòng kín; đốt bếp than, bếp gas khi ngủ ở phòng kín... |
Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
Hiện nay, Nhật Bản đang bùng phát dịch cúm mùa (chủ yếu là cúm A, nhưng cúm B vẫn có nguy cơ lan rộng). Theo thống kê từ 2/9/2024 - 26/1/2025, đã ghi nhận 9,5 triệu ca mắc cúm mùa. Trước tình hình này, mọi người cần nâng cao cảnh giác, đặc biệt là trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người mắc bệnh mạn tính.
Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang bùng phát tại Nhật Bản
Bộ Y tế sẽ tiếp tục theo dõi, bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh trong nước và trên thế giới để triển khai các biện pháp phù hợp, kịp thời, nhất là trong thời điểm hiện tại với thời tiết thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh qua đường hô hấp lây lan...
Sở Y tế Quảng Ninh chỉ đạo các đơn vị y tế chủ động phòng chống rét đậm, rét hại kéo dài
Thực hiện Công điện số 07/CĐ-TTg ngày 26/01/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài; công văn số 557/BYT-MT ngày 03/02/2025 về việc tăng cường hướng dẫn các biện pháp bảo vệ sức khỏe người dân trước ảnh hưởng của rét đậm, rét hại; văn bản số 265/UBND-KTTC ngày 28/01/2025 của Ủy ban Nhân dân tỉnh về việc chủ động biện pháp phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài trên địa bàn tỉnh.
CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 95 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (3/2/1930-3/2/2025)
Một mùa Xuân mới đang về, mang theo niềm hân hoan, sức sống mới trên khắp mọi miền của Tổ quốc. Mùa xuân này càng trở nên ý nghĩa hơn khi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2025) như một mốc son chói lọi để cả nước bước vào một chặng đường phát triển mới, hướng tới một tương lai rạng ngời.
Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư số 05/2025/TT-BYT ngày 17 tháng 01 năm 2025 quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập. Thông tư này quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập.
Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
Thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán, người dân thường tổ chức các buổi hội họp ăn uống, liên hoan, tất niên, gặp mặt đầu xuân, tham gia các lễ hội, do vậy nhu cầu sử dụng rượu bia trong những ngày này gia tăng, số trường hợp phải nhập viện do say rượu, ngộ độc rượu vì thế cũng cao hơn so với các dịp khác trong năm.
Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh xây dựng Kế hoạch triển khai công tác y tế phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 diễn ra từ ngày 25/01/2025 đến hết ngày 02/02/2025, cụ thể như sau:
DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
Hằng năm, trên thế giới tỉ lệ trẻ sinh ra bị nhiễm hoặc có nguy cơ lây nhiễm HIV, viêm gan B, giang mai từ mẹ khá cao. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, khu vực Tây Thái Bình Dương mỗi năm có khoảng 180.000 trẻ bị nhiễm viêm gan vi rút B, 13.000 trẻ bị nhiễm giang mai và 1.400 trẻ bị nhiễm HIV.
8 cách phòng bệnh hô hấp khi trời lạnh
Hiện nay, Miền Bắc đang vào mùa Đông Xuân. Đặc biệt vào 2,3 ngày nay, nhiệt độ xuống rất thấp. Thời tiết lạnh, ẩm là điều kiện thuận lợi cho các loại virus, vi khuẩn, nấm mốc gây bệnh phát triển. Chúng dễ dàng thâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp khi hít thở, đặc biệt đối với trẻ nhỏ, người cao tuổi, mắc bệnh nền hoặc suy giảm miễn dịch (HIV/AIDS, sử dụng corticoid kéo dài), sức đề kháng yếu, dễ mắc bệnh.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Giám sát triển khai tiêm vắc xin phòng Sởi tại khu 8, Làng Chài phường Hà Phong
- CDC QUẢNG NINH: KHUYẾN CÁO CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH SỞI
- CÚM MÙA VÀ NGUY CƠ CHUYỂN NẶNG Ở NGƯỜI LỚN TUỔI, NGƯỜI CÓ BỆNH LÝ NỀN
- Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
- Lễ kết nạp đảng viên mới Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh
- Ghi nhận gần 290.000 ca mắc cúm mùa trong năm qua, Bộ Y tế nêu các khuyến cáo phòng chống cúm