Xử trí viêm xoang tái phát
Bệnh tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng ngay khi mới mắc nhưng gây rất nhiều phiền toái cho người bệnh. Nếu để kéo dài, bệnh sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm.
Giai đoạn đầu khó phát hiện
Viêm xoang là tình trạng màng niêm mạc lót trong lòng các hốc xoang cạnh mũi bị nhiễm trùng, siêu vi trùng hay dị ứng dẫn tới phù nề làm thu hẹp đường kính các lỗ xoang viêm, lúc này mủ và dịch viêm sẽ ứ đọng trong xoang do không thoát được ra ngoài. Viêm xoang có 2 dạng chính là viêm xoang cấp tính và viêm xoang mạn tính. Các trường hợp viêm xoang cấp tính hay gặp bao gồm: viêm xoang sàng, viêm xoang trán, viêm xoang bướm và viêm đa xoang.
Đau nhức, chảy dịch, nghẹt mũi hay điếc mũi là những biểu hiện thường gặp khi bị viêm xoang, tuy nhiên, chúng không dễ để phát hiện khi bệnh nhân bị viêm xoang ở giai đoạn đầu. Chỉ tới khi bệnh nặng hơn thì ít nhất 3 trong số các triệu chứng trên mới xuất hiện đồng loạt.
Người bệnh viêm xoang cần tránh thực phẩm gây dị ứng như sò, tôm, cua...
Có thể mất chức năng khứu giác
Vùng xoang có cảm giác đau nhức nhưng tùy thuộc bệnh nhân bị viêm xoang ở vùng nào mà vùng đó sẽ xuất hiện cảm giác đau nhức. Ví dụ như viêm xoang hàm sẽ cảm thấy đau nhức ở vùng má, viêm xoang sàng trước cảm thấy nhức ở giữa 2 mắt.
Khi bị xoang, bệnh nhân thường có hiện tượng chảy dịch, dịch nhày có thể chảy ra phía mũi hoặc xuống họng tùy thuộc vào vị trí xoang bị viêm. Nếu viêm xoang trước, dịch sẽ chảy ra mũi trước, viêm xoang sau - dịch chảy xuống họng. Lúc bị chảy dịch, mũi bệnh nhân luôn phải khụt khịt hay cảm thấy khó chịu ở cổ họng, muốn khạc nhổ liên tục. Tùy vào tình trạng mức độ của bệnh mà dịch sẽ có màu trắng, đục, vàng nhạt hay màu xanh, có mùi hôi cực kỳ khó chịu.
Nghẹt mũi, tắc mũi là hiện tượng đặc trưng không thể thiếu khi bị viêm xoang. Bệnh nhân có thể bị nghẹt 1 hay cả 2 bên, đồng thời người bệnh thấy khó thở, khó chịu trong người và mệt mỏi. Nếu không được chữa trị tích cực, trở nặng sẽ gây phù, không còn phân biệt được mùi khi ngửi do thần kinh khứu giác không còn cảm nhận được mùi.
Phân biệt nhức đầu do viêm xoang
Ở người trưởng thành, khi có nhức đầu nhiều người nghĩ đến do thời tiết hoặc do nguyên nhân là bệnh lý tăng huyết áp, mạch máu não, rối loạn tiền đình hoặc do tình trạng bệnh lý nghiêm trọng nào đó. Tuy nhiên, nhiều người do bị viêm xoang dẫn đến tình trạng đau nhức đầu. Riêng bệnh lý viêm xoang, ngoài tình trạng đau nhức đầu ra còn kèm theo các triệu chứng điển hình ở mũi như đau nặng mặt, nghẹt mũi, chảy mũi, mất mùi, khám có mủ ở khe giữa hoặc phải được chẩn đoán xác định bằng CT mũi xoang.
Viêm xoang lâu ngày có bị ung thư?
Nhiều bệnh nhân bị viêm xoang tái phát liên tục gây mệt mỏi, phiền toái trong cuộc sống. Nhiều bệnh nhân lo sợ bệnh liệu có bị ung thư và trên thực tế hiện nay, nguyên nhân của ung thư xoang vẫn chưa rõ, người ta thấy ung thư xoang thường xuất hiện ở những người tiếp xúc với bụi gỗ, bụi da, niken và hơi mù tạt. Trường hợp bị viêm xoang kéo dài nhiều năm, cần phải khám và thực hiện chỉ định chặt chẽ của bác sĩ, kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ.
Về điều trị
Tùy từng bệnh lý mà các bác sĩ sẽ chỉ định điều trị nội khoa. Ở giai đoạn cấp tính và bệnh nhẹ, bệnh nhân được điều trị tích cực bằng nội khoa kết hợp với nghỉ ngơi và tránh các yếu tố kích thích. Điều trị ngoại khoa sẽ được chỉ định trong trường hợp viêm xoang mạn tính và bị tắc nghẽn các lỗ thông mũi xoang do thịt dư, hoặc quá nhỏ, hoặc do cấu trúc của xoang bất thường, mỏ móc trong xoang quá lớn, do vẹo vách ngăn, nấm xoang, polyp xoang…
Giải phẫu bệnh học viêm xoang bướm.
Lời khuyên của thầy thuốc
Để đề phòng bệnh viêm xoang, cần chú ý đến môi trường sống lành mạnh và chế độ ăn uống khoa học: Uống nước đun sôi để nguội, nên uống nhiều nước vì nước làm loãng chất nhầy, bong lớp mũi đặc và tạo rãnh thông thoáng, dễ khạc đờm, tống bụi bẩn ra ngoài. Tăng cường ăn các thực phẩm chất béo omega-3 có tác dụng ngăn chặn các phản ứng viêm tấy đường hô hấp như: cá nục, cá hồi… Bổ sung nhiều vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể như bưởi, cam, quýt, ớt chuông, cà rốt… Nên ăn một số thức ăn có tính ấm như hành, tỏi, gừng… chứa nhiều chất kháng sinh có tác dụng phòng chống viêm xoang. Tăng cường ăn các thực phẩm từ đậu nành giúp cung cấp canxi, khoáng tố cần thiết cho cơ thể để chống dị ứng. Dùng thức ăn ấm bổ phế âm như: sữa chua, gạo nếp, táo tàu, nhãn, củ từ, đường đỏ…
Không uống nước để trong tủ lạnh hay nước đá vì sự khác biệt nhiệt độ sẽ là nguyên nhân tạo ra kích thích đối với niêm mạc vùng hầu họng và đường hô hấp. Hạn chế sử dụng nước ép trái cây, sinh tố trái cây vì đường và một số chất khác có thể làm mũi nhầy đặc lại. Không ăn những thức ăn mà cơ thể bị dị ứng như nghêu, sò, tôm, cua, thịt bò… Hạn chế dùng sữa và sản phẩm từ bơ, sữa. Không uống cà phê, bia, rượu vì chúng có thể làm cho dịch nhầy đặc lại, hơn nữa, rượu được xem là một chất lợi tiểu, kích thích việc đào thải nước trong cơ thể nên thiếu nước sẽ ảnh hưởng xấu đến việc đẩy dịch nhớt ứ đọng trong xoang. Không sử dụng nước ngọt có ga vì loại nước này thường gây ra ợ nóng dẫn đến trào ngược khí ra khỏi dạ dày không tốt cho người bị viêm xoang
Muốn điều trị viêm xoang tất nhiên không thể loại bỏ biện pháp cách ly với môi trường ô nhiễm và dùng thuốc đặc hiệu vì bệnh có khuynh hướng dễ tái phát và chắc chắn đến lúc nào đó sẽ tái phát nên người bệnh khó tránh phản ứng phụ của thuốc. Biết cách ăn uống mỗi lần viêm xoang chính là giải pháp giúp thu ngắn liệu trình để nhờ đó góp phần giới hạn phản ứng phụ của dược phẩm.
Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư số 05/2025/TT-BYT ngày 17 tháng 01 năm 2025 quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập. Thông tư này quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập.
Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh xây dựng Kế hoạch triển khai công tác y tế phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 diễn ra từ ngày 25/01/2025 đến hết ngày 02/02/2025, cụ thể như sau:
DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
Hằng năm, trên thế giới tỉ lệ trẻ sinh ra bị nhiễm hoặc có nguy cơ lây nhiễm HIV, viêm gan B, giang mai từ mẹ khá cao. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, khu vực Tây Thái Bình Dương mỗi năm có khoảng 180.000 trẻ bị nhiễm viêm gan vi rút B, 13.000 trẻ bị nhiễm giang mai và 1.400 trẻ bị nhiễm HIV.
Phòng ngừa những bệnh thường gặp trong mùa đông xuân
Thời tiết đông xuân lạnh ẩm không chỉ tạo điều kiện cho các loại virus, vi khuẩn phát triển mà còn làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp và tiêu hóa; thời điểm này thường diễn ra nhiều lễ hội, mọi người gia tăng tiếp xúc gần nên có nguy cơ bùng phát dịch bệnh càng cao. Mọi người cần trang bị một số kiến thức cơ bản về dịch bệnh mùa đông xuân như:
Hội nghị Tổng kết công tác phòng chống HIV/AIDS năm 2024, định hướng hoạt động năm 2025
Chiều ngày 30/12/2024, Sở Y tế Quảng Ninh tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác phòng, chống HIV/AIDS tỉnh năm 2024 và triển khai nhiệm vụ 2025.
Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào?
Bệnh sởi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi, có khả năng bùng phát thành dịch lớn do khả năng lây lan mạnh qua đường hô hấp.
Bộ Y tế khuyến cáo về bệnh sởi: Tiêm vắc xin là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh
Bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, dễ lây lan qua đường hô hấp qua các giọt bắn của người mắc bệnh hoặc có thể qua tiếp xúc trực tiếp, qua bàn tay bị nhiễm dịch tiết của người bệnh.
Phường Hà Phong: Truyền thông, phổ biến kiến thức về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Ngày 05/10/2024, Trạm Y tế phường Hà Phong, thành phố Hạ Long phối hợp với các tổ chức hội, đoàn thể tổ chức truyền thông, hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ, kỹ năng phòng bệnh ở người cao tuổi tại các khu phố trên địa bàn.
Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV
Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm với HIV (viết tắt là PEP) là dùng thuốc kháng HIV (thuốc ARV) cho những người bị phơi nhiễm với HIV. Việc điều trị sau phơi nhiễm cần được thực hiện càng sớm cáng tốt tốt nhất trong vòng 24 giờ và không muộn hơn 72 giờ sau phơi nhiễm. Phơi nhiễm có thể xảy ra trong môi trường nghề nghiệp và ngoài môi trường nghề nghiệp.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
- Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
- Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
- DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
- 8 cách phòng bệnh hô hấp khi trời lạnh