Xua tan nỗi lo tuổi già
Đặt kế hoạch
Sau hàng chục năm làm việc, con người bước sang giai đoạn cả tiền tiết kiệm lẫn sức khỏe đều quý giá. Quá trình lão hóa có thể gây ra những biến chứng về sức khỏe, vì vậy cần biết tự bảo vệ mình bằng tiền tiết kiệm hưu trí và bảo hiểm để đảm bảo một cuộc sống không phải lo lắng nhiều trong tương lai.
Tránh ăn mặn
Ai cũng biết, muối có hại đối với sức khỏe như gây tăng huyết áp, có thể dẫn đến bệnh tim mạch như đột quỵ, suy tim, đau tim… Một phân tích gần đây đã dự đoán rằng, nếu mỗi người chỉ cần giảm từ 5 -10g muối sẽ giảm được 17% nguy cơ bệnh tim, ngăn ngừa 3 triệu ca tử vong do bệnh tim mạch (trong đó 250.000 ca đột quỵ) trên toàn thế giới. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ngay cả những người có huyết áp bình thường ăn nhạt cũng giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
Khám định kỳ
Người có tuổi biết tự chăm lo cho sức khỏe của mình nghĩa là cố gắng kiểm tra sức khỏe thường xuyên. Phát hiện bệnh sớm rất quan trọng vì bề ngoài có thể không đau yếu gì nhưng có một số bệnh nếu không có dấu hiệu giai đoạn đầu, đến khi phát bệnh có thể là quá muộn. Vì thế, khám định kỳ chính là bước làm tăng cơ hội sống lâu hơn, khỏe mạnh hơn.
Mỗi ngày học một điều mới
Ở người có tuổi, một trong những hiệu ứng đáng sợ nhất là suy giảm trí não. Để hạn chế vấn đề này, có những hoạt động kích thích kết nối mới giữa các tế bào thần kinh, giúp chức năng trí não được duy trì. Đó là học một ngôn ngữ mới, đọc sách, chơi trò chơi. Não ưa thích kinh nghiệm và cảm giác mới, vì vậy, đừng ngại phá vỡ thói quen thường ngày mà hãy thử một điều gì đó mới mẻ để cảm thấy hứng thú. Nuôi dưỡng sự tò mò, sáng tạo và một tâm trí cởi mở cũng chính là yếu tố giúp sống lâu.
Tập thể dục
Không phải ai cũng thích tập thể dục, nhất là những người có lối sống ít vận động hoặc bị một số hạn chế về thể lực ngăn trở. Tuy nhiên, không cứ tập luyện bài bản hoặc tập nặng mới tạo ra sự khác biệt. Bất kỳ hình thức hoạt động thể chất nào cũng tốt cho sức khỏe bởi vận động làm tăng khí huyết giúp làm giảm huyết áp, cải thiện mức cholesterol, chống bệnh tiểu đường và giảm căng thẳng. Các bài tập có thể đơn giản là đi bộ quanh nhà, làm vườn, đạp xe…
Ngủ ngon
Nếu ngủ không đầy 6 tiếng một đêm, nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ sẽ tăng cao. Ngoài ra, thiếu ngủ còn ảnh hưởng đến tâm trạng, làm cho con người ta hay nổi cáu, mất bình tĩnh, dễ tức giận hơn. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng thiếu ngủ gây căng thẳng, dẫn đến tăng cân. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe tốt, hãy tạo thói quen để có giấc ngủ ngon, đặt mục tiêu ngủ được tối thiểu 7-8 tiếng mỗi đêm.
Cuốn theo đam mê
Mỗi người hãy tìm một sở thích cho mình để tận hưởng nó. Dù là hội họa, chơi golf, chơi cờ hay tập thể dục, chỉ cần bạn cảm thấy vui thích thì đó đều là những hoạt động giúp nâng cao chất lượng cuộc sống. Cảm giác hạnh phúc đã được chứng minh rằng có tác động tốt đối với hệ miễn dịch và làm giảm căng thẳng. Khi căng thẳng tăng cao, nhịp tim tăng lên, tiêu hóa chậm lại, lưu lượng máu đến các bắp thịt bị chặn lại. Còn nếu căng thẳng mãn tính, người ta rất dễ bị rối loạn thể chất như béo phì, tiểu đường, viêm loét và thậm chí cả ung thư.
Tiếng cười là liều thuốc tốt nhất
Tiếng cười kích hoạt một số phản ứng sinh lý tích cực, cụ thể là làm giảm huyết áp, giảm kích thích tố căng thẳng, tăng sức mạnh cơ bắp và tăng cường chức năng miễn dịch. Tiếng cười cũng kích thích sản xuất endorphin – loại thuốc giảm đau tự nhiên của cơ thể, vì thế nó luôn được coi là liều thuốc bổ nhất cho sức khỏe.
Sở Y tế Quảng Ninh chỉ đạo các đơn vị y tế chủ động phòng chống rét đậm, rét hại kéo dài
Thực hiện Công điện số 07/CĐ-TTg ngày 26/01/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài; công văn số 557/BYT-MT ngày 03/02/2025 về việc tăng cường hướng dẫn các biện pháp bảo vệ sức khỏe người dân trước ảnh hưởng của rét đậm, rét hại; văn bản số 265/UBND-KTTC ngày 28/01/2025 của Ủy ban Nhân dân tỉnh về việc chủ động biện pháp phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài trên địa bàn tỉnh.
Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
Thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán, người dân thường tổ chức các buổi hội họp ăn uống, liên hoan, tất niên, gặp mặt đầu xuân, tham gia các lễ hội, do vậy nhu cầu sử dụng rượu bia trong những ngày này gia tăng, số trường hợp phải nhập viện do say rượu, ngộ độc rượu vì thế cũng cao hơn so với các dịp khác trong năm.
Phòng ngừa những bệnh thường gặp trong mùa đông xuân
Thời tiết đông xuân lạnh ẩm không chỉ tạo điều kiện cho các loại virus, vi khuẩn phát triển mà còn làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp và tiêu hóa; thời điểm này thường diễn ra nhiều lễ hội, mọi người gia tăng tiếp xúc gần nên có nguy cơ bùng phát dịch bệnh càng cao. Mọi người cần trang bị một số kiến thức cơ bản về dịch bệnh mùa đông xuân như:
Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào?
Bệnh sởi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi, có khả năng bùng phát thành dịch lớn do khả năng lây lan mạnh qua đường hô hấp.
Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi
Trầm cảm và rối loạn lo âu là hai vấn đề sức khỏe tâm thần phổ biến, đặc biệt đáng chú ý ở nhóm người cao tuổi. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng 4-5% người trưởng thành trên toàn cầu đang chịu ảnh hưởng từ những rối loạn này. Đáng báo động, tỷ lệ mắc bệnh gia tăng theo tuổi tác, đặc biệt ở nữ giới. Tuy nhiên, nhiều người cao tuổi thường coi nhẹ những triệu chứng này, cho rằng chúng là biểu hiện tự nhiên của tuổi già. Điều này dẫn đến việc chậm trễ trong thăm khám và điều trị, gây tác động tiêu cực đến sức khỏe tổng thể, làm suy giảm chất lượng cuộc sống, thậm chí rút ngắn tuổi thọ.
Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh
Sa sút trí tuệ là một hội chứng được đặc trưng bởi sự suy giảm nhiều chức năng cao cấp của vỏ não mà không có rối loạn ý thức. Các triệu chứng này gây suy giảm và trở ngại đáng kể cho các hoạt động nghề nghiệp, xã hội và cả các hoạt động sống hàng ngày của người bệnh.
Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không?
Ai cũng biết rằng tập thể dục giúp ích cho cả cơ thể và trí óc, nhưng những bài tập cường độ cao ngắt quãng (HIIT) giúp tăng cường sức khoẻ não bộ lâu dài, tốt hơn hẳn so với những bài tập cường độ thấp ở những người cao tuổi.
3 điều cần biết về bệnh phì đại tuyến tiền liệt
Phì đại tuyến tiền liệt là tình trạng tuyến tiền liệt bị gia tăng kích thước bất thường, gây khó chịu cho bệnh nhân ở khu vực quanh bàng quang, đường tiểu. Đây là bệnh lý thường gặp ở nam giới lớn tuổi, có thể gây ảnh hưởng nhiều tới tâm lý và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Những bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi
Tuổi càng cao thì sức khỏe càng yếu do cơ chế thoái hóa tự nhiên và nhiều chức năng cơ thể suy giảm, trong đó có chức năng đề kháng. Do đó, người cao tuổi rất dễ mắc bệnh và thường trở thành mạn tính, kéo dài và hay tái phát.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Sở Y tế Quảng Ninh chỉ đạo các đơn vị y tế chủ động phòng chống rét đậm, rét hại kéo dài
- CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 95 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (3/2/1930-3/2/2025)
- Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
- Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
- Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025