Quảng Ninh CDC
DS vacxin
Đường dây nóng báo dịch Quảng Ninh 1800- 9214

Bài viết tuyên truyền : "Thừa cân, béo phì - Yếu tố nguy cơ của tăng huyết áp"

Cập nhật: 12/5/2013 | 8:37:06 PM

Béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá mức và không bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân đến mức ảnh hưởng tới sức khỏe.

Hiện nay tình trạng thừa cân và béo phì đang tăng lên với tốc độ đáng báo động không những ở các quốc gia phát triển mà ở cả các quốc gia đang phát triển. Đây thực sự là mối đe dọa tiềm ẩn cho tương lai. Tại các nước đang phát triển béo phì tồn tại song song với thiếu dinh dưỡng, gặp nhiều ở thành phố hơn nông thôn. Ở Việt Nam tỷ lệ thừa cân béo phì khoảng 5% (20 năm trước). Năm 2007, hơn 16% người Việt Nam trưởng thành gặp tình trạng này, 40% bị béo bụng. Chỉ trong vòng 3 năm sau, đến 2010 tỷ lệ này đã tăng thêm gần 10%, ở mức xấp xỉ 26%

             Có hai dạng béo phì, dạng thứ nhất: mỡ thừa thường tập trung tại vùng bụng và thường gặp ở nam giới (gọi là "bụng bia" hay người hình quả táo); dạng thứ hai được đặc trưng bởi sự tích lũy mỡ nhiều ở vùng mông và đùi, thường gặp ở phụ nữ (người hình quả lê). Kiểu béo phì ở bụng có liên quan với sự gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đặc biệt là bệnh mạch vành và đột qụy. Các nhà khoa học khuyến cáo, nếu bạn là nam giới, tốt nhất không nên để vòng bụng vượt quá 90% vòng mông, nếu bạn là phụ nữ, hãy cố gắng duy trì con số này dưới 80%.

Hiện nay, Tổ chức y tế thế giới thường dùng chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index - BMI) để nhận định tình trạng gầy béo và được tính theo công thức:

 

BMI= Trọng lượng cơ thể (kg)/[chiều cao (m)]2

 

(Trọng lượng cơ thể tính bằng kilogram, chiều cao tính bằng mét)

 

Thiếu cân: BMI < 18,5

Bình thường: BMI từ 18,5 - 22,9

Thừa cân: BMI từ 23 - 24,9

Béo phì độ I: BMI từ 25 - 29,9

Béo phì độ II: BMI ≥ 30

Người bị béo phì ngoài thân hình phì nộn, nặng nề, khó coi... còn có nguy cơ mắc nhiều bệnh như rối loạn lipit máu, tăng huyết áp và các bệnh lý Tim mạch, sỏi mật, đái tháo đường, xương khớp, ung thư…

Các bệnh về tim mạch có liên quan đến thừa cân, béo phì là: Bệnh động mạch vành (đau thắt ngực), nhồi máu cơ tim, suy tim ứ huyết, tai biến mạch não (đột quỵ), tăng huyết áp, rối loạn mỡ (lipid) máu. Qua các nghiên cứu, người ta thấy nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch tăng lên khi béo phì: Tăng nguy cơ mắc bệnh động mạch vành lên 4 lần, Tăng nguy cơ đột quỵ lên 6 lần,  Tăng huyết áp 12 lần, Tiểu đường tăng 6 lần…

Thông thường thừa cân và béo phì là do lượng calo ăn vào vượt quá lượng calo tiêu thụ. Một nguyên nhân quan trọng nữa là do yếu tố di truyền (gen). Yếu tố về tâm sinh lý cũng là một trong những nguyên nhân có thể gây béo phì. Tuy vậy, béo phì là một yếu tố nguy cơ tim mạch có thể thay đổi được.

            Ngồi làm việc tại một chỗ, ít vận động là nguyên nhân gây nên chứng béo phì đối với nhân viên văn phòng nói chung. Đặc biệt, với chị em phụ nữ, ngồi nhiều sẽ khiến cho vùng mông, đùi và bụng dễ phát phì, ảnh hưởng tiêu cực đến vóc dáng. Mà béo phì là nguyên nhân gây nên những căn bệnh rất nguy hiểm như tiểu đường, cao huyết áp, tim mạch… Do vậy, bạn hãy kiểm soát cân nặng, duy trì vóc dáng chuẩn.

            Những thói quen trong ăn uống có thể gây ra béo phì: Nhiều người nghĩ rằng, nhịn ăn sẽ giảm được béo, hoặc đôi khi chúng ta quá bận, không kịp ăn sáng, rồi gộp bữa sáng với bữa trưa làm một. Thực tế thì ngược lại, việc nhịn ăn sáng, sẽ kích thích cơ thể bổ xung năng lượng vào dịp khác, như làm ta ăn trưa hoặc tối nhiều hơn, ăn vặt nhiều hơn… để bù đắp phần năng lượng thiếu hụt, kết quả làm tăng cân một cách không mong muốn.

            Do sự tiện dụng, nhanh chóng, và cũng bắt mắt  của thức anh nhanh và cũng do chúng ta quá bận, nên lựa chọn thức ăn nhanh để tiết kiệm thời gian. Nhưng việc lạm dụng thức ăn nhanh lại là nguyên nhân gây ra béo phì phổ biến ở các thành phố phát triển ngày nay. Do hàm lượng dinh dưỡng, và làm lượng mỡ trong thức ăn nhanh thường rất cao, việc ăn thường xuyên thức ăn nhanh sẽ làm cho cơ thể dưa thừa năng lượng, tăng cường tích mỡ và béo phì sẽ xảy ra.

             Tâm lý ảnh hưởng đến cân nặng thông qua cách ăn uống. Rất nhiều người chọn cách ăn vô tội vạ để quên đi cảm giác buồn chán, đau khổ hay giận dữ.Và nhiều nguyên nhân khác……!

Vì vậy chế độ làm việc, ăn uống hợp lý và luyện tập thể dục thể thao thường xuyên sẽ tránh dư thừa trọng lượng cơ thể, đồng thời cũng cũng là biện pháp rất quan trọng để giảm nguy cơ gây THA, nhất là ở những người cao tuổi.

Việc giữ để có một cân nặng hợp lý ở người bình thường và giảm cân ở người béo phì sẽ giảm được nguy cơ mắc bệnh tim mạch và nâng cao chất lượng cuộc sống - nó là vấn đề lâu dài và cần phải giải quyết liên tục.

 

Để hạn chế béo phì, hạn chế bệnh tăng huyết áp người béo phì nên ăn như thế nào?

Những loại thực phẩm nên dùng :

Nhóm cung cấp chất đạm (Protid): nên ăn thịt nạc, thịt gia cầm bỏ da, cá nạc, tôm, cua, đậu phụ, lòng trắng trứng.

Nhóm cung cấp chất béo (Lipid): nên ăn dầu thực vật ở mức vừa phải

Nhóm cung cấp năng lượng (Glucid): nên ăn số lượng vừa phải, tăng cường ăn các loại còn nguyên hạt: gạo, ngô, khoai, tuy nhiên để giảm bớt năng lượng có thể ăn các loại đã chế biến như: bún, bánh phở,miến, bánh đa.

Nhóm cung cấp vitamin và chất khoáng: các loại rau xanh như: rau cần, bắp cải, các loại rau cải, bí xanh, su hào, rau muống, rau đay, rau dền, các loại quả ít ngọt: dưa hấu, thanh long, cam quýt, mận, lê, táo, nho, dưa chuột (dưa leo).

Những loại thực phẩm nên hạn chế :

Mỡ động vật, thịt mỡ, bơ, pho mát, lòng đỏ trứng, phủ tạng động vật: tim, gan, thận, óc, dạ dày, tràng.

Ăn mặn.

Nước giải khát có đường, các loại kẹo, bánh ngọt.

Các loại sữa bột nguyên kem, sữa đặc có đường

Các loại hoa quả quá ngọt: chuối, mít, na, xoài, vải, nhãn.

Ngoài việc áp dụng một chế độ ăn đặc biệt, bạn cũng nên duy trì việc luyện tập thể thao ít nhất 30 phút /ngày với các loại hình như đi bộ, bơi, thể dục nhịp điệu, đạp xe đạp…

          Với 1kg chất béo của cơ thể cung cấp đủ năng lượng cho đi bộ hoặc đi bộ nhanh 100km. Nếu bạn đi bộ được 2.5km (tức là mất 20 - 30ph đi bộ) một ngày và thực hiện đều đặn như vậy trong 5 ngày/tuần thì bạn sẽ giảm được khoảng 6,5kg chất béo trong vòng 1 năm với điều kiện không ăn thừa năng lượng.

(Nguồn: Khoa SKCĐ&DD)

TIN ĐĂNG MỚI NHẤT
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG
  • Liên kết web
  • Lịch công tác Trung tâm
    Phòng chống nCoV
    Văn Bản Pháp Luật
    Quản lý XN
    Hỏi Đáp Trực Tuyến
    Thu tục hành chính
    Hòm thư góp ý SYT
    Hệ thống cơ sở dữ liệu y tế Quảng Ninh
    Website Sở Y tế Quảng Ninh
    BV tỉnh
    BV Bãi Cháy
    BV Sản Nhi
    BV Lao và Phổi
  • Video - Phóng sự
  • Video Phóng Sự
  • Tư vấn
  • Bảng Giá Dịch Vụ
    Tư vấn Dinh Dưỡng
    Tư vấn Đái tháo đường
    Tư vấn xét nghiệm
1800 9014