Hưởng ứng ngày thế giới phòng chống Sốt rét 25/4: Bệnh sốt rét và biện pháp phòng chống
Cập nhật: 21/4/2016 | 12:31:24 PM
Sốt rét là bệnh truyền nhiễm lưu hành địa phương do ký sinh trùng Plasmodium ở người gây nên. Bệnh lây truyền theo đường máu qua véc tơ trung gian truyền bệnh là muỗi Anopheles. Biểu hiện lâm sàng bằng các cơn sốt rét điển hình với 3 triệu chứng: rét run, sốt, vã mồ hôi.
Tác nhân gây bệnh: Có 5 loại ký sinh trùng sốt
rét gây bệnh cho người: Plasmodium falciparum (P.falciparum), P.vivax,
P.malariae,P.ovale và P.knowlesi. Ở Việt nam có cả 5 loại trên nhưng 2
loại gây bệnh chủ yếu là P.falciparum (chiếm tỷ lệ cao 70-80%, thường
gây SR ác tính, có thể tử vong) và P.vivax (chiếm tỷ lệ 20-30% gây SR
cách nhật, SR tái phát). P.malariae có tỷ lệ thấp, P.ovale mới
phát hiện (1995), P. Knowlesi chỉ mới phát hiện bằng kỹ thuật sinh học phân tử
(2004).
Ký sinh trùng Plasmodium falciparum có thể gây sốt rét nặng và biến chứng dễ dẫn
đến tử vong nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Dịch tễ học bệnh sốt rét:
Sốt rét được truyền từ người bệnh sang
người lành do muỗi Anopheles với ba
loài chính truyền bệnh ở Việt Nam: An.
minimus, An. dirus, An. sundaicus.
Nguồn truyền bệnh là người bệnh còn giao
bào trong máu và muỗi nhiễm ký sinh trùng sốt rét có thể truyền bệnh trong suốt
cuộc đời. Máu dự trữ nhiễm Ký sinh trùng sốt rét có thể truyền bệnh trong ít
nhất một tháng.
Ở Việt Nam, bệnh lưu hành chủ yếu vùng
rừng, đồi, núi, ven biển nước lợ. Bệnh
xảy ra quanh năm nhưng chủ yếu vào mùa mưa. Miền Bắc cao vào tháng 4 - 5 và tháng 9 - 10 (đầu và
cuối mùa mưa) riêng tháng 6 - 7 - 8 có mưa lũ nên bọ gậy kém phát triển. Miền
Nam nhiệt độ quanh năm trên 20OC nên sốt rét quanh năm.
Sốt rét là bệnh đã được đưa vào chương trình mục
tiêu Quốc gia sử dụng
các biện pháp tiêu diệt muỗi và chống muỗi đốt, phát hiện và điều trị sớm các trường
hợp bệnh nên tỷ lệ nhiễm và tỷ lệ chết do sốt rét đã giảm đáng kể.
Các triệu chứng của bệnh sốt rét
Triệu chứng điển
hình của bệnh sốt rét trải qua 3 giai đoạn : Rét run, sốt cao, vã mồ hôi cơn
sốt kéo dài từ 2 đến 8 giờ, ngoài cơn sốt điển hình người bệnh trở lại bình
thường, ngoài ra còn có các triệu chứng khác đi kèm như đau đầu, mệt mỏi, buồn
nôn, đau cơ, rối loạn tiêu hóa, đau tức vùng gan…
Bệnh sốt rét được chia ra 2 thể lâm sàng:
* Sốt rét thể thông thường: Là trường hợp bệnh sốt rét mà không có dấu
hiệu đe dọa tính mạng người bệnh
-
Có cơn sốt điển hình 3 giai đoạn: Rét run, sốt, vã mồ hôi.
-
Cơn sốt không điển hình: Sốt không thành cơn, ớn lạnh, gai rét (hay gặp ở người
sống lâu trong vùng sốt rét lưu hành). Sốt
liên tục hoặc giao động trong 5-7 ngày đầu, rồi thành cơn (hay gặp ở trẻ em,
người bệnh bị sốt rét lần đầu).
- Những dấu hiệu khác: Thiếu máu, gan to, lách
to.
- Xét nghiệm máu có ký sinh trùng sốt rét thể
vô tính hoặc test chẩn đoán nhanh phát hiện kháng nguyên sốt rét dương tính
* Sốt rét ác tính: Có các
dấu hiệu dự báo như:
- Rối loạn ý thức nhẹ thoáng qua (li bì, cuồng
sảng, vật vã ...).
- Sốt
cao liên tục.
- Rối
loạn tiêu hoá: Nôn nhiều lần trong ngày, tiêu chảy mất nước, đau bụng cấp.
- Nhức đầu
dữ dội.
- Mật độ
ký sinh trùng thường cao (P. falciparum ++++ hoặc ≥ 100.000 KST/ ml máu).
- Thiếu
máu nặng : Da xanh, niêm mạc nhợt.
Tác hại của bệnh sốt rét:
- Người mắc bệnh sốt rét thường xuyên bị thiếu
máu ( người gầy, da xanh, niêm mạc nhợt nhạt).
-
Gan to, lách to dễ bị vỡ khi bị chấn thương, phù nề do suy dinh dưỡng
- Trẻ
em: Thiếu máu, hôn mê, co giật, hạ đường huyết, toan chuyển hoá.
- Phụ nữ
có thai: Hạ đường huyết (thường sau điều trị Quinin), thiếu máu, xảy thai, đẻ non, nhiễm trùng hậu sản sau xảy thai hoặc
đẻ non.
- Người mắc bệnh sốt rét giảm sức lao
động, giảm thu nhập, đói nghèo…
- Bệnh sốt rét điều trị
không triệt để sẽ trở thành nguồn bệnh lây lan trong cộng đồng và có thể trở
thành ác tính gây tử vong.
Phòng
bệnh sốt rét:
Bệnh
sốt rét hiện nay vẫn chưa có vác xin phòng ngừa, việc phòng chống bệnh sốt rét
chủ yếu Diệt véc tơ truyền bệnh là muỗi Anopheles,
để phòng bệnh sốt rét cần thực hiện một số biện pháp sau đây:
- Khống chế vật trung gian truyền bệnh
+ Diệt muỗi và bọ gậy: Phát quang bụi
rậm, vệ sinh nơi ở, khơi thông cống rãnh, phun hóa chất diệt muỗi, diệt bọ gậy.
+ Tránh muỗi đốt: Ngủ màn thường xuyên,
nằm màn tẩm hoá chất, dùng hương xua muỗi.
- Tránh vào vùng bệnh lưu hành
- Nếu phải vào vùng bệnh lưu hành có thể
dùng thuốc dự phòng theo chỉ định của bác sỹ.
Mỗi
người dân hãy thực hiện tốt các biện pháp phòng chống sốt rét đồng thời là
những truyên truyền viên tích cực, góp phần vào chiến lược loại trừ bệnh sốt
rét tại Quảng Ninh vào năm 2020 và những năm tiếp theo.
(Nguồn: CN Nguyễn Thị Bích Hường - Phó khoa Sốt rét ký sinh trùng và côn trùng)