Quảng Ninh thành công chiến dịch tiêm Sởi- Rubella: Tiền đề cho việc giảm tỷ lệ trẻ dị tật do mắc Rubella bẩm sinh
Cập nhật: 16/5/2016 | 4:15:15 PM
Sau hơn một tháng tích cực triển khai, đầu tháng 5 năm 2016, Quảng Ninh đã kết thúc thành công chiến dịch tiêm chủng vắc xin Sởi- Rubella cho đối tượng 16-17 tuổi. Trước đó năm 2014-1015 Quảng Ninh cũng đã tổ chức thành công chiến dịch tiêm sởi –rubella cho trẻ từ 1-14 tuổi.
Chiến
dịch năm nay đã được tổ chức tại 215 điểm tiêm chủng, trong đó 64 điểm tiêm
chủng tại trường học. Toàn tỉnh đã có 27.858 trẻ trong độ tuổi được tiêm chủng
đạt tỷ lệ 95,76% vượt chỉ tiêu kế hoạch được giao. Đặc biệt chiến dịch đã diễn
ra an toàn, không ghi nhận các trường hợp phản ứng nặng sau tiêm.
BS Ninh Văn Chủ - Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Quảng Ninh giám sát chiến dịch tiêm Sởi - Rubella tại trường THPT Quảng La - Hoành Bồ là điểm đầu tiên thực hiện chiến dịch
Thành công của chiến dịch này không chỉ là sự cố gắng và
nỗ lực hết mình của toàn bộ hệ thống Y tế trong địa bàn tỉnh Quảng Ninh mà phải
kể đến sự ủng hộ mạnh mẽ của chính quyền địa phương các cấp, sự phối hợp chặt
chẽ của ngành Giáo dục, các ban ngành đoàn thể đã cùng chung tay, góp sức bảo
đảm về nguồn lực và các
điều kiện tốt nhất cho tiêm chủng an toàn và thành công của chiến dịch. Chiến
dịch đã huy động tham gia của 759 lượt người từ các khối cơ quan quản lý, khối
bệnh viện, trường học và 1.133 người tham gia tự nguyện từ các tổ chức trường
học, hội phụ nữ, chữ thập đỏ… 23 đội cấp cứu lưu động của các bệnh viện đóng
trên địa bàn tỉnh luôn thường trực sẵn sàng trong suốt thời gian triển khai
chiến dịch, xử trí ngay tại chỗ và vận chuyển cấp cứu những trường hợp có phản
ứng bất thường sau tiêm chủng.
Hơn 140
lượt tuyên truyền được thực hiện trên báo đài địa phương và hơn 2000 buổi phát
thanh trên hệ thống loa phát thanh của phường/xã đã đưa đến cho người dân những
thông tin cần thiết về chiến dịch, tác dụng của tiêm chủng... Nhờ vậy chiến
dịch đã nhận đươc sự ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynh và các em học sinh
lớp 11, 12. Đây cũng là cơ hội để cho cộng đồng được tiếp nhận các thông tin về
bệnh Sởi-Rubella, giúp cho người dân nhận thức rõ được giá trị của việc tiêm
phòng từ đó chủ động phòng ngừa cho bản thân và con em mình, chủ động phòng
chống các bệnh dịch truyền nhiễm, nâng cao miễn dịch trong cộng đồng.
Chiến
dịch đã kết thúc, nhưng ý nghĩa không chỉ dừng lại ở con số trên 95% đối tượng
đã được tiêm ngừa, mà giá trị của nó về lâu dài là giá trị về tương lai, đó sẽ
là tiền đề cho việc giảm tỷ lệ mắc sởi, rubella ở phụ nữ có thai, giảm tỷ lệ
trẻ dị dạng do hội chứng Rubella bẩm sinh, giảm gánh nặng bệnh tật cho xã hội.
(Nguồn: Ths Nguyễn Thị Dung - Trưởng khoa KSCBTN)