Hội thảo: Nâng cao năng lực Y tế dự phòng trong thời kỳ mới
Cập nhật: 23/6/2013 | 7:53:28 AM
Ngày 21- 22/6/ 2013 tại Quảng Ninh, Viện vệ sinh dịch tễ TW tổ chức hội thảo: “ Nâng cao năng lực Y tế dự phòng tuyến tỉnh, thành phố trong thời kỳ mới”.
Đến dự Hội thảo có GS Nguyễn Trần Hiển-Viện trưởng Viện VSDTTW; TS Nguyễn Văn Bình-Cục trưởng Cục YTDP; BS Lê Hoàng San-Phó Viện trưởng Viện Pasteur Hồ Chí Minh; TS Viên Quang Mai-Phó
Viện trưởng Viện Pasteur Nha Trang, các Viện liên quan và đại diện Trung tâm Y
tế dự phòng 26 tỉnh phía Bắc
Lich sử ngành Y tế dự
phòng đã có từ rất lâu, sau ngày thống nhất đất nước 1975; Trước tình hình phát
triển mới của đất nước, do hậu quả chiến tranh và những khó khăn kinh tế của
đất nước, nhiều bệnh dịch nguy hiểm đã xảy ra như dịch tả, dịch hạch. Nhiệm vụ của
các cán bộ vệ sinh phòng dịch càng nặng nề hơn. Tuy nhiên với sự chỉ đạo đúng
đắn của Đảng và Nhà nước, Y tế dự phòng đã không ngừng nỗ lực phấn đấu để dần
dần khống chế các bệnh dịch. Công tác vệ sinh môi trường, tiêm chủng phòng
bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm và chăm sóc sức khoẻ nhân dân ngày càng được
quan tâm hơn. Công tác bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cho người lao động, đặc biệt
là lao động nữ đã được phát triển và tăng cường.
Năm 1996, trước tình hình đổi mới của đất nước, Vụ VSPD đã
phối hợp với Vụ Tổ chức Cán bộ xây dựng Đề án củng cố tổ chức Y tế dự phòng
thống nhất từ Trung ương đến địa phương trong tổng thể mạng lưới y tế trên toàn
quốc. Tháng 4 năm 1997 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 239/TTg đổi tên
Vụ Vệ sinh phòng dịch thành Vụ Y tế dự phòng và sau đó các Trung tâm Vệ sinh
phòng dịch cũng đổi thành Trung tâm Y tế dự phòng. Hiện nay toàn quốc có 64
Trung tâm Y tế dự phòng; Công tác vệ sinh phòng bệnh ngày các được quan tâm hơn.
Một điều không thể phủ nhận
được rằng Y tế dự phòng là một lĩnh vực rất quan trọng của ngành y tế. Ngay từ
thời kỳ Pháp thuộc, lĩnh vực này cũng đã được quan tâm. Trải qua hai cuộc chiến
tranh trường kỳ giải phòng Miền Bắc rồi thống nhất đất nước, tiếp đến là thời
kỳ khôi phục và xây dựng đất nước, Y tế dự phòng đã luôn vượt qua những khó
khăn gian khổ để ngăn chặn và khống chế các bệnh dịch đe doạ tính mạng và sức
khỏe của hàng triệu người dân. Với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, Y tế dự
phòng đã không ngừng phát triển và mở rộng. Hiện nay mạng lưới y tế nói chung
và y tế dự phòng nói riêng đã mở rộng tới tận các thôn bản. Những hoạt động của
hệ Y tế dự phòng đã góp phần nâng cao đến kể sức khỏe nhân dân. Các bệnh truyền
nhiễm nguy hiểm ở trẻ em đã bị đẩy lùi. Bệnh bại liệt đã được thanh toán, nhiều
bệnh dịch nguy hiểm đã được khống chế. Năm
2003 Việt
Hiện nay, đất nước đang trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại
hoá , việc giao lưu kinh tế văn hoá đước mở rộng ra thế giới kèm với đó là nỗi
lo về dịch bệnh lây nhiễm được lan truyền H1N1, H5N1, SARS..... mới nhất là
H7N9. Các bệnh không lây nhiễm phát triển mạnh như tiểu đường, huyết áp, ung thư.....Trước
những thách thức đó hội thảo: “ Nâng cáo
năng lực Y tế dự phòng tuyến tỉnh, thành phố trong thời kỳ mới” lần này nhằm đánh
giá tình hình phát triển những khó khăn gặp phải của hệ y tế dự phòng trong thời
kỳ mới. Tại hội thảo các đại biểu đã lẵng nghe thảo luận, của đại diện TTYTDP Quảng Ninh, Điện Biên, Hải Dương.
Các thảo luận của các Trung tâm tuyến tỉnh được các đại biểu lắng nghe và chia
sẻ rất nghiêm túc. Qua đó phần nào nói lên những khó khăn, nguyện vọng của tuyến
tỉnh đối với tuyến Trung ương.
Kết luận buổi hội thảo GS Nguyễn Trần Hiển đã đánh giá rất
cao các thảo luận tại Hội thảo, GS cũng chia sẽ những khó khăn của đơn vị Y tế
dự phòng tuyến tỉnh hiện nay, mong muốn
các đơn vị vượt qua những khó khăn phía trước. GS hứa sẽ chuyển tải những khó
khăn vướng mắc của hệ Y tế dự phòng hiện nay đến những cấp cao hơn để thảo gỡ từng
bước tháo gỡ những khó khăn, và đưa hệ Y tế dự phòng ngày càng phát triển. GS cũng
hi vọng những buổi gặp gỡ, trao đổi thẳng
thắn như buổi hội thảo lần này sẽ được duy trì và diễn ra thường xuyên để Y tế
dự phòng tuyến TW lắng nghe những khó khăn, nguyện vọng của Y tế dự phòng tuyến
tỉnh để cùng nhau tháo gỡ, góp phần vào việc đưa hệ Y tế dự phòng ngày càng phát
triển
(Nguồn: Hiệp - TCHC)