Những điều cần biết về cúm A(H7N9)
Cập nhật: 26/12/2013 | 7:58:55 AM
1. Đặc điểm chung
Bệnh cúm A(H7N9) là bệnh
truyền nhiễm nhóm A do vi rút cúm A(H7N9) gây nên,vi
rút cúm A(H7N9) có nguồn gốc gen từ vi rút cúm gia cầm . Vi rút cúm A(H7N9) là một loại vi rút
thuộc nhóm H7. Mặc dù một số loại vi rút thuộc nhóm H7 như H7N2, H7N3 và H7N7
thỉnh thoảng gây bệnh cúm ở người, nhưng vẫn chưa ghi nhận được trường hợp nào
mắc bệnh do vi rút cúm A(H7N9). Hiện tại nguồn
truyền nhiễm và phương thức lây truyền của dịch bệnh vẫn chưa rõ ràng. Tổ chức
Y tế thế giới và các quốc gia thành viên đang tiếp tục giám sát, điều tra và
thu thập các thông tin về dịch tễ học, vi rút học cũng như bệnh học của dịch
bệnh này.
Dù chưa xác định rõ đường lây truyền nhưng
rõ ràng, cùng là nguồn gốc từ gia cầm nhưng cúm A/H7N9 dễ nhiễm hơn hẳn cúm
A/H5N1. Trên thế giới, từ đầu năm 2013 đến nay cả thế giới chỉ ghi nhận 18
trường hợp nhiễm cúm A/H5N1 (14 tử vong), còn dịch cúm mới tại Trung Quốc,
trong hơn một tháng đã có tới 127 ca bệnh, 27 trường hợp tử vong. Hơn nữa, cộng
đồng chưa có miễn dịch, chưa có vắc xin phòng bệnh, không có thuốc điều trị đặc
hiệu nên khi môi trường bị nhiễm vi rút cúm A/H7N9 thì dễ lây sang người. Vì
thế, các nhà khoa học cảnh báo nguy cơ một dịch cúm A/H7N9 có thể xảy ra rộng.
2. Tình hình dịch
Ngày 06/04/2013 Tổ chức Y tế thế giới thông
báo tại Trung Quốc đã ghi nhận 16 trường hợp mắc cúm A(H7N9), trong đó có 6
trường hợp tử vong. Người đầu tiên mắc bệnh ngày 29/3/2013,
phát hiện ngày 31/3/2013, số người mắc và địa phương có dịch tăng lên hàng ngày.
Tại tỉnh Quảng Đông Trung Quốc từ tháng 8 đến tháng 12 năm 2013 đã có 05 người
mắc người mắc gần đây nhất là ngày 18/12/2013. Số liệu cập nhật đến tháng 12/2013 là 143
người mắc (142 người Trung Quốc đại lục và 01 người Đài Loan), trong đó có 47
người chết (tỷ lệ tử vong là 32,86%).Người bệnh có chung triệu chứng viêm đường hô
hấp cấp tính tiến triển nhanh với sốt, ho, khó thở, viêm phổi nặng và suy hô
hấp
Hiện tại vi rút cúm A(H7N9) chưa ghi
nhận tại nước ta; tuy nhiên nguy cơ
dịch cúm A/H7N9 lây lan vào nước ta và lây bệnh cho người rất lớn. Đặc biệt tại
Quảng Ninh nơi giáp danh với thành phố Đông Hưng - rất gần với tỉnh Quảng Đông
Trung Quốc. Hơn nữa giao lưu đi lại giữa
hai nước Việt Nam - Trung Quốc bằng các
đường đều thuận lợi nên tình trạng nhập
lậu gia cầm,trứng gia cầm trong đó có gà thải loại và chim di cư từ Trung Quốc
vào Việt Nam diễn biến phức tạp. Bởi vậy rất cần đề cao cảnh giác để phòng
bệnh.
3. Biểu hiện
triệu chứng:
- Sốt đột ngột;
- Ho, đau họng, viêm long đường hô hấp, khó thở, đau ngực.
4. Yếu tố thuận lợi
- Có tiền sử ở, đi, đến từ vùng có dịch cúm A(H7N9)
- Tiếp xúc gần với bệnh nhân mắc bệnh cúm
A(H7N9) bao gồm người trực tiếp chăm sóc; người sống và làm việc cùng phòng,
cùng gia đình với trường hợp bệnh, Người ngồi gần (cùng hoặc trước sau 1 hàng
ghế) với bệnh nhân trên cùng chuyến xe/toa tầu/máy bay v.v.., hoặc có tiếp xúc
trực tiếp với bệnh nhân trong bất cứ hoàn cảnh nào.
- Tiếp xúc gần với gia cầm và một số loài
chim bị bệnh ( nuôi, buôn bán, vận chuyển, giết mổ, chế biến, ăn tiết canh,
thịt gia cầm chưa được nấu chín…)
-
Tiếp xúc trực tiếp với gia cầm ốm/chết.
5. Phòng bệnh
- Việc thực hành vệ sinh cá nhân, đảm bảo an toàn thực phẩm,
vệ sinh trong giết mổ, không sử dụng gia cầm ốm, chết, không vứt thả các gia
cầm ốm, chết dọc theo các kênh mương… là rất quan trọng.
-
Ngay cả sản phẩm gia cầm làm sạch vẫn có nguy cơ mang mầm bệnh H7N9. Vì thế,
cần xử lý chế biến đúng cách như nấu chin bằng nhiệt độ thì không có nguy cơ
gây bệnh.
Bởi vậy mỗi người dân cần:
- Tránh tiếp xúc gần với gia cầm và một số loài
chim không rõ nguồn gốc,hoặc gia cầm bị ốm , chết …
- Thường xuyên rửa tay với xà phòng. Thực hiện
tốt vệ sinh cá nhân, nơi ở thông thoáng,
- Hạn chế tiếp
xúc hoặc phải thực hiện biện pháp bảo vệ
khi tiếp xúc với người bệnh, đặc biệt người mắc bệnh cúm.
- Thường
xuyên súc họng bằng nước sát khuẩn miệng.
- Tăng cường sức khỏe bằng ăn uống,
nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý.
- Nếu thấy có biểu hiện của bệnh viêm đường hô hấp
cấp tính như sốt, ho, đau họng, khó thở phải thông báo ngay cho cơ sở y tế gần
nhất để được hướng dẫn, khám và điều trị kịp thời.
- Khi phát hiện có gia cầm ốm, chết phải
báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn
- Người tới từ khu vực có bệnh phải áp
dụng các biện pháp phòng bệnh, khai báo tình trạng sức khỏe cho cơ quan y tế
địa phương để được theo dõi sức khỏe kịp thời.
(Nguồn: BS Nguyễn Văn Hợp - Trưởng khoa KSCBTN&VX)