"Ý thức vệ sinh, bảo vệ môi trường là cách tốt nhất phòng chống dịch bệnh"

Cập nhật: 29/7/2015 | 4:21:51 PM

Cùng với sự vào cuộc của các cấp, các ngành trong công tác phòng, chống lụt, và sạt lở do mưa lớn gây ra,Trung tâm Y tế dự phòng đã có sự chỉ đạo sát sao nhằm phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân trong đợt lũ lịch sử tại Quảng Ninh.

Cán bộ nhân viên Trung tâm Y tế dự phòng xử lý môi trường sau mưa lũ tại phường Cao Thắng

Ngay sau những diễn biến phức tạp của đợt mưa lớn, Trung tâm Y tế dự phòng  đã khẩn trương họp ban chỉ đạo và phân công nhiệm vụ cho các phòng ban, chỉ đạo các  phòng ban chủ động, sẵn sàng về nguồn nhân lực, vật tư, cơ số thuốc, hóa chất phòng, chống lụt,  xây dựng kế hoạch  hướng dẫn khắc phục môi trường, xử lý nguồn nước sau lũ lụt đến các tuyến cơ sở, tổ chức khởi động 2 đội phòng chống dịch lưu động hoạt động và thường trực 24/24h.

Sẵn sàng nguồn lực: Vật tư, hóa chất, có số thuốc phòng chống lũ lụt

Công tác phòng, chống dịch bệnh sau mưa lớn dài ngày, nhất là các dịch bệnh thường hay phát sinh trong điều kiện thời tiết mưa, ẩm như: đau mắt đỏ, tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn, sốt xuất huyết, viêm gan vi rút…được chú ý. Đặc biệt, xác định môi trường mưa lũ sẽ là điều kiện thuận lợi để dịch bệnh về đường tiêu hóa, bệnh ngoài da phát triển,  Trung tâm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn kiến thức để nâng cao ý thức cho người dân trong phòng, chống dịch bệnh, tự bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho bản thân, gia đình.

Đội phòng chống dịch thường trực 24/24 sãn sàng lên đường khi có dịch

Theo BS Ninh Văn Chủ - Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Quảng Ninh: "Trong những ngày diễn ra mưa lớn, kèm theo lũ các hộ dân cần chú ý vệ sinh môi trường khu vực nhà ở và xung quanh. Các hộ chăn nuôi phải thực hiện vệ sinh chuồng trại. Những gia đình có sử dụng nước giếng, xây bể chứa nước sạch nên dùng ni lon bịt miệng giếng, bể nước khi mưa , chuẩn bị thực phẩm, rau sạch trong nhà để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho mỗi bữa ăn, phòng tránh các bệnh về đường tiêu hóa. Với những gia đình có nguồn nước bị ảnh hưởng bởi mưa bão,  không nên tiếp tục sử dụng nguồn nước cần đến cơ sở Y tế gần nhất  để được cán bộ Y tế hướng dẫn cách khử khuẩn nguồn nước bằng CloraminB... Đặc biệt cần vệ sinh môi trường sạch sẽ ngay sau khi mưa lũ kết thúc, ý thức vệ sinh, bảo vệ  môi trường là cách tốt nhất phòng chống dịch bệnh".

(Nguồn: Hiệp - TCHC)

In bản tin