Tăng cường công tác giám sát dịch,xử lý môi trường sau mưa lũ
Cập nhật: 1/8/2015 | 5:15:13 PM
Trước tình hình lũ lụt vừa qua, cùng với Ngành Y tế, Trung tâm Y tế dự phòng đã khẩn trương triển khai công tác khắc phục hậu quả lũ lụt và tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh và xử lý môi trường- đây là yêu cầu cấp bách được đặt ra.
Ngay sau khi lũ qua
Trung tâm đa triển khai ngay các biện pháp giám sát dịch bệnh; tuyên
truyền vận động nhân dân tổng vệ sinh môi trường, khử trùng giếng
nước, cung cấp thuốc sát trùng và hướng dẫn cho nhân dân cho cách sử
dụng; xử lý ô nhiễm vệ sinh môi trường tại các điểm bị ngập lụt…
Trao đổi với BS
Ninh Văn Chủ - Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Quảng Ninh được biết. Sau
tác động của lũ: môi trường, nguồn nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng đây là điều
kiện để các dịch bệnh: tiêu chảy, đau mắt
đỏ, viêm đường hô hấp, ghẻ nước..... đặc biệt là các dịch bệnh lây truyền qua
đường tiêu hóa như: tả, lỵ, thương
hàn..... Chính vì vậy công tác giám sát
dịch và sử lý môi trường đã được Trung tâm đặc biệt chú trọng và tăng cường;
Phát hiện sớm, phong tỏa và dập mầm bệnh ngay khi phát hiện bất kỳ trường hợp
nào mắc các loại bệnh như tiêu chảy, đau mắt đỏ, sốt xuất huyết.... không để
bùng phát trên diện rộng; Chủ động cấp phát thuốc tới người dân tại mỗi địa
phương nhằm đảm bảo hiệu quả trong công tác tiếp ứng, khám chữa bệnh và phòng dịch.
Hiện nay Trung tâm Y tế dự phòng đã tăng cường cấp phát bổ xung cho Hạ long 700
kg Cloramin B dạng bột; 50.000 viên Cloramin B, 50.000 viên Aquatabs; Cẩm Phả 315 kg Cloramin B dạng bột, 50.000 viên
Cloramin B, 50.000 viên Aquatabs ; Vân Đồn 10.000
viên Cloramin B, 10.000 viên Aquatabs để sử lý môi trường và sẽ tiếp tục cấp
phát bổ xung khi các đơn vị có nhu cầu không để thiếu. Trung tâm cùng với Y tế
cơ sở sẽ giám sát chặt chẽ, thường xuyên tại Hạ Long, Vân Đồn, Cẩm Phả nơi nguy
cơ bùng phát dịch là rất lớn. Theo BS Ninh Văn Chủ thì :"Chỉ đến khi nguồn
nước được xử lý đúng cách, đảm bảo vệ sinh thì mới kiểm soát được tình hình dịch
bệnh ".
Khuyến
cáo phòng dịch bệnh sau mưa lũ:
-
Thực hiện ăn chín, uống chín, bảo đảm an toàn thực phẩm, thường xuyên rửa tay với
xà phòng.
-
Thực hiện thau rửa bể nước, giếng nước, dụng cụ chứa nước và dùng những hóa chất
để khử trùng nước sử dụng cho ăn uống và sinh hoạt.
-
Bảo đảm vệ sinh môi trường: Thực hiện nguyên tắc nước rút đến đâu làm vệ sinh
môi trường đến đó, tổ chức thu gom, xử lý, chôn xác động vật. Sử dụng vôi bột
hoặc các hóa chất được Bộ Y tế khuyến cáo để xử lý khi chôn cất. Phun hóa chất
diệt côn trùng truyền bệnh tại các vùng có nguy cơ.
-
Kịp thời phát hiện và dập tắt bệnh dịch truyền nhiễm như tiêu chảy, đau mắt đỏ,
viêm đường hô hấp, nước ăn chân, cảm cúm, đặc biệt cần đề phòng dịch tả, lỵ,
thương hàn…
-
Các cơ sở y tế bảo đảm đủ nhân lực, thuốc, trang thiết bị và cơ sở vật chất cần
thiết để cấp cứu, thu dung, điều trị bệnh nhân kịp thời.
(Nguồn: Hiệp -TCHC)