13/11/2012 | 9:05:11 PM

Ý thức giữ nguồn nước và môi trường sạch của người dân: Yếu tố quan trọng góp phần giảm nguy cơ dịch, bệnh trong cộng đồng

Nước sạch, vệ sinh môi trường không chỉ nâng cao chất lượng sống mà còn góp phần giảm nguy cơ dịch, bệnh cho người dân. Tuy nhiên, hiện nay do ý thức, thói quen sản xuất, sinh hoạt của nhiều người dân, nhất là ở các vùng nông thôn trong việc sử dụng các nguồn nước, vệ sinh môi trường còn nhiều hạn chế, là một trong những tác nhân làm gia tăng các bệnh, dịch thời gian qua.
Theo thống kê của cơ quan chức năng, hiện cả nước có hơn 52 triệu người được sử dụng nước hợp vệ sinh. Tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 55%. Bên cạnh đó, có hơn 32 nghìn trường phổ thông, nhà trẻ và gần 8 nghìn trạm y tế xã có nước sạch và công trình vệ sinh. Tại Việt Nam, hiện nay hơn 80% số bệnh có liên quan đến nguồn nước, qua đó đã tác động trực tiếp đến sức khỏe con người, nhất là đối với người cao tuổi và trẻ em.
 
Chỉ tính riêng bệnh tiêu chảy, mỗi năm cả nước có khoảng 250 nghìn người phải nhập viện và tỷ lệ trẻ em bị nhiễm giun tóc, giun móc, giun đũa lên đến 44%, đây được coi là một trong các nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi ở nước ta còn cao.
Yếu tố quan trọng góp phần giảm nguy cơ dịch, bệnh trong cộng đồng 1
 Dùng nước sạch trong sinh hoạt là cách tốt để phòng bệnh trong cộng đồng.

Tuy nhiên, hiện nay chúng ta đang phải đối mặt với rất nhiều các loại dịch, bệnh truyền qua đường tiêu hóa như: tiêu chảy cấp, lỵ, thương hàn... Nguyên nhân chính được xác định là do nguồn nước, môi trường bị ô nhiễm, ý thức vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống của người dân chưa cao.

Kết quả nghiên cứu do Bộ Y tế thực hiện cho thấy: Nếu chúng ta giải quyết tốt nguồn nước, vệ sinh môi trường có hiệu quả, nhất là đối với các hộ gia đình sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, có thể giảm được 10% số trẻ em suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và 16% số trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở độ tuổi dưới 5 tuổi. Song, có một thực tế, ý thức vệ sinh cá nhân trong sinh hoạt của người dân còn rất thấp, mới chỉ có 15,6% số người lớn và 11,5% số học sinh rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh. Đối với khu vực miền núi, dân tộc thiểu số, tỷ lệ này là 6%.
 
Bên cạnh đó, ở các vùng nông thôn, người dân vẫn còn thói quen dùng phân để bón cho các loại cây trồng, chính việc sử dụng không an toàn đó có thể dẫn tới việc lan truyền vi sinh vật gây bệnh và ký sinh trùng đường ruột ra môi trường, nhất là các loại giun đũa, giun tóc... Các loại vi sinh vật và ký sinh trùng này thường có ở các loại rau, quả được bón phân và tưới nước do bị ô nhiễm từ các nguồn chất thải. N
 
goài ra, do nhận thức, hành vi của người dân trong việc sử dụng, bảo quản nguồn nước chưa cao, nhất là còn sử dụng các nguồn nước không bảo đảm vệ sinh như ao, hồ, sông, suối bị ô nhiễm do các chất thải chưa được xử lý triệt để và nhiều hộ gia đình sử dụng, bảo quản nhà vệ sinh không đúng cách gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.           

Tin tức khác

Đặt lịch hẹn tư vấn!

Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.

  • Nam
    Nữ
Thiết kế 2018. Bản quyền thuộc về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
1900866814