Yếu tố làm tăng nguy cơ viêm phổi ở trẻ nhỏ
Viêm phổi là một trong những nguyên nhân phổ biến gây tử vong ở trẻ em. Ảnh: Mcri.
Theo báo cáo của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), viêm phổi là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em và ước tính giết chết hơn 700.000 trẻ em dưới 5 tuổi, trong đó có 200.000 trẻ sơ sinh là những đối tượng đặc biệt dễ bị nhiễm trùng.
Nguyên nhân và triệu chứng viêm phổi ở trẻ em
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), viêm phổi là bệnh nhiễm trùng phổi cấp tính đường hô hấp và có thể lây nhiễm. Bệnh này thường do virus, vi khuẩn và hiếm khi do nấm gây ra, phổ biến nhất là:
- Streptococcus pneumoniae là nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm phổi do vi khuẩn ở trẻ em.
- Haemophilus influenzae type b (Hib) là nguyên nhân phổ biến thứ hai gây viêm phổi do vi khuẩn.
- Virus hợp bào hô hấp là nguyên nhân virus phổ biến nhất gây viêm phổi.
- Ở trẻ sơ sinh nhiễm HIV, Pneumocystis jiroveci là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm phổi, chịu trách nhiệm cho ít nhất 1/4 số ca tử vong do viêm phổi ở trẻ sơ sinh nhiễm HIV.
Viêm phổi có thể lây lan theo nhiều cách. Virus và vi khuẩn thường được tìm thấy trong mũi hoặc cổ họng của trẻ có thể gây nhiễm trùng phổi nếu trẻ hít phải. Chúng cũng có thể lây lan qua các giọt bắn trong không khí do ho hoặc hắt hơi, hoặc qua tiếp xúc với các bề mặt bị ô nhiễm. Trong thời kỳ sơ sinh, em bé có thể mắc bệnh này khi tiếp xúc với dịch tiết của người mẹ bị nhiễm bệnh trước hoặc trong khi sinh.
Theo Hindustan Times, tiến sĩ Sushanth Shivaswamy, chuyên gia tư vấn cấp cao tại khoa Nhi và Sơ sinh thuộc Trung tâm Sinh sản và Bệnh viện Phụ nữ Kinder (Bengaluru, Ấn Độ), cho biết: "Trẻ bị nhiễm bệnh sẽ khó thở do phổi của trẻ chứa đầy dịch. Các triệu chứng phổ biến nhất phải coi chừng là ho, sốt và khó thở. Trẻ có thể thở nhanh hơn bình thường hoặc co rút ở phần dưới ngực khi thở".
Trong những trường hợp nghiêm trọng, trẻ có thể bị khó thở nghiêm trọng và mặt hoặc thân đổi màu đỏ do lượng oxy thấp. Trẻ sơ sinh bị bệnh nặng có thể không ăn hoặc uống được và cũng có thể bị bất tỉnh, hạ thân nhiệt và co giật.
Các yếu tố rủi ro
Trong khi hầu hết trẻ em khỏe mạnh có thể chống lại nhiễm trùng bằng hệ thống phòng vệ tự nhiên của chúng, trẻ có hệ thống miễn dịch bị tổn thương, đặc biệt là trẻ sơ sinh, có nguy cơ mắc bệnh viêm phổi cao hơn. Hệ thống miễn dịch của trẻ có thể bị suy yếu do suy dinh dưỡng, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh không được bú mẹ hoàn toàn.
Các bệnh đã có từ trước, chẳng hạn nhiễm HIV có triệu chứng, bệnh sởi, hen suyễn, vấn đề về phổi hoặc đường thở, cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phổi ở trẻ.
Các yếu tố môi trường dưới đây cũng làm tăng khả năng mắc bệnh viêm phổi của trẻ:
- Ô nhiễm không khí trong nhà do nấu nướng hoặc sưởi ấm bằng nhiên liệu sinh khối (gỗ hoặc phân).
- Sống trong môi trường đông đúc.
- Cha mẹ hút thuốc.
Trẻ có hệ miễn dịch yếu, mắc các vấn đề sức khỏe như hen suyễn, sởi... có nguy cơ cao mắc viêm phổi. Ảnh: Obviohealth.
Điều trị và phòng ngừa viêm phổi ở trẻ em
Tiến sĩ Sushanth Shivaswamy cho biết trẻ mắc viêm phổi có thể phải đối mặt với các yếu tố nguy cơ đe dọa tính mạng bao gồm suy hô hấp và lây lan vi khuẩn trong máu (nhiễm trùng huyết).
"Thông thường, việc điều trị viêm phổi phụ thuộc vào loại rối loạn. Khi trẻ bị viêm phổi do vi khuẩn, phương pháp điều trị chủ yếu là dùng kháng sinh. Đối với viêm phổi do virus, thuốc kháng virus có thể được khuyến cáo. Ngoài những loại thuốc này, trẻ phải nghỉ ngơi nhiều, uống nhiều nước, kiểm tra sốt đều đặn", chuyên gia này cho hay.
Nếu tình trạng trở nên nghiêm trọng, trẻ có thể cần bổ sung oxy hoặc hỗ trợ hô hấp nâng cao bao gồm hỗ trợ thở qua máy thở (ống thông mũi lưu lượng cao hoặc máy thở cơ học).
Mặc dù ước tính cứ 43 giây lại có một trẻ tử vong do viêm phổi, căn bệnh này có thể phòng ngừa được nếu thực hiện đúng biện pháp vào đúng thời điểm. Theo tiến sĩ Sushanth Shivaswamy, các biện pháp này bao gồm:
- Tiêm vaccine cho các nhóm tuổi khác nhau, tiêm phòng cúm kịp thời.
- Tuân thủ biện pháp vệ sinh tốt (che miệng và mũi khi hắt hơi và ho, rửa tay bằng xà phòng).
- Ăn uống đầy đủ dưỡng chất.
- Giảm ô nhiễm không khí - yếu tố có thể làm cho phổi dễ bị nhiễm trùng.
Đối với trẻ sơ sinh, điều quan trọng là phải cho trẻ bú mẹ để tăng cường khả năng miễn dịch, tiêm phòng đúng lịch, thực hành vệ sinh tốt. Ở trẻ bị nhiễm HIV, thuốc kháng sinh cotrimoxazole được dùng hàng ngày để giảm nguy cơ mắc bệnh viêm phổi.
DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
Hằng năm, trên thế giới tỉ lệ trẻ sinh ra bị nhiễm hoặc có nguy cơ lây nhiễm HIV, viêm gan B, giang mai từ mẹ khá cao. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, khu vực Tây Thái Bình Dương mỗi năm có khoảng 180.000 trẻ bị nhiễm viêm gan vi rút B, 13.000 trẻ bị nhiễm giang mai và 1.400 trẻ bị nhiễm HIV.
Phòng ngừa những bệnh thường gặp trong mùa đông xuân
Thời tiết đông xuân lạnh ẩm không chỉ tạo điều kiện cho các loại virus, vi khuẩn phát triển mà còn làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp và tiêu hóa; thời điểm này thường diễn ra nhiều lễ hội, mọi người gia tăng tiếp xúc gần nên có nguy cơ bùng phát dịch bệnh càng cao. Mọi người cần trang bị một số kiến thức cơ bản về dịch bệnh mùa đông xuân như:
Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào?
Bệnh sởi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi, có khả năng bùng phát thành dịch lớn do khả năng lây lan mạnh qua đường hô hấp.
Bộ Y tế khuyến cáo về bệnh sởi: Tiêm vắc xin là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh
Bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, dễ lây lan qua đường hô hấp qua các giọt bắn của người mắc bệnh hoặc có thể qua tiếp xúc trực tiếp, qua bàn tay bị nhiễm dịch tiết của người bệnh.
Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em
Sinh non là tình trạng trẻ chào đời trước khi thai kỳ đạt đủ 37 tuần tuổi, và đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ sơ sinh trên toàn thế giới. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm, có khoảng 15 triệu trẻ sinh non, và trong số đó, khoảng 1 triệu trẻ tử vong do các biến chứng liên quan đến sinh non. Trẻ sinh non không chỉ đối mặt với những thách thức tức thời về sức khỏe mà còn phải chịu ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển thể chất và tinh thần.
Bộ Y tế yêu cầu triển khai nhiều giải pháp nhằm giảm tử vong trẻ em dưới 5 tuổi
Bộ Y tế cho biết, tử vong trẻ em dưới 5 tuổi của Việt Nam (18,9‰) cao gấp 2,4 lần Thái Lan (8‰- nguồn UNICEF), mặt khác, việc thực hiện các can thiệp chuyên môn nhằm giảm tử vong trẻ sơ sinh tại các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện có chiều hướng giảm.
Chuyên gia chia sẻ cách chăm sóc cho trẻ khi bị nhiệt miệng
Nhiệt miệng không phải tình trạng sức khoẻ nghiêm trọng nhưng các vết loét do nhiệt miệng khiến trẻ cảm thấy đau đớn, khó chịu, ảnh hưởng đến ăn uống. Do vậy, cha mẹ cần có chế độ chăm sóc và dinh dưỡng phù hợp.
Chảy máu cam ở trẻ: Khi nào cần lo lắng?
Trong mùa hè, rất nhiều trẻ bị chảy máu cam do khô mũi vì nằm điều hòa liên tục. Tuy nhiên, nhiều người xử lý sai cách, như nhét dị vật vào mũi trẻ, bắt trẻ ngửa cao đầu...
Mùa hè cho trẻ đi bơi cần cảnh giác nguy cơ lây nhiễm bệnh
Thời tiết nóng nhiều gia đình cho trẻ đi bơi lội tại các bể bơi công cộng có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ mắc bệnh.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Sở Y tế Quảng Ninh chỉ đạo các đơn vị y tế chủ động phòng chống rét đậm, rét hại kéo dài
- CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 95 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (3/2/1930-3/2/2025)
- Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
- Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
- Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025