Nhìn lại phản ứng trước bệnh dịch Ebola của Mỹ
![]() |
Ông Ron Klain - “tư lệnh” chống Ebola - trong cuộc họp với Tổng thống Obama tại Nhà Trắng - Ảnh: Reuters |
Vậy tại sao chính quyền của Tổng thống Barack Obama lại lúng túng trong việc ứng phó với dịch Ebola?
Tổng thống Obama đã thể hiện rất rõ ông không quan tâm đến các vấn đề toàn cầu và chỉ mong rút khỏi các cam kết. Vì vậy, Ebola có thể là một trong những vấn đề ở vị trí áp chót trong danh sách các vấn đề cần quan tâm của ông, ít nhất ban đầu là như vậy.
Cũng theo các nhà phê bình, khi ông Obama buộc phải xắn tay giải quyết các vấn đề ngoài phạm vi quan tâm thì thường ông sẽ chọn cách đầy may rủi là hi vọng vấn đề sẽ... tự lùi xa.
Đánh giá sai các vấn đề
Hẳn nhiều người vẫn còn nhớ chính ông Obama ban đầu đã không coi đe dọa chiếm đóng Iraq và Syria của 30.000 chiến binh Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) là nghiêm trọng.
Cách ông xử lý dịch bệnh Ebola cũng tương tự. Ebola vẫn đang leo thang cùng lúc cuộc bầu cử giữa kỳ đang đến gần vào tuần đầu tháng 11 với nguy cơ Đảng Dân chủ có thể sẽ mất quyền kiểm soát thượng viện đã khiến tổng thống vô cùng mệt mỏi.
Nhiều người cho rằng ông Obama có vẻ tin rằng khả năng diễn thuyết của ông đủ để giúp chế ngự hầu hết cuộc khủng hoảng, cứ như thể những lời ông nói ra có sức mạnh ngàn tấn.
Tuy nhiên, các nhà phê bình đã chỉ rõ rằng tổng thống không còn khả năng đó nữa bởi chính quyền của ông đang phải đối mặt với hết vấn đề này đến vấn đề kia.
Ở phương diện đối ngoại, ông Obama tuyên bố Mỹ duy trì chính sách “ngoại giao mềm” trong giải quyết khủng hoảng.
Bí quyết của phương pháp này là “lãnh đạo từ phía sau”, thật ra chính là gây áp lực hoặc thuyết phục các nước khác hoặc các tổ chức quốc tế đi đầu trong ứng phó khủng hoảng và Mỹ chỉ tham gia với tư cách đối tác.
Một ví dụ rõ nét chính là cuộc chiến ở Iraq và Syria. Ông Obama từ chối không gửi lính đánh bộ tham gia mà yêu cầu các nước khác trong khu vực phải làm việc này.
Khi dịch bệnh Ebola bùng phát, chính quyền Mỹ đã cố gắng phối hợp với các nước châu Phi, Tổ chức Y tế thế giới và các quốc gia khác cùng giải quyết đại dịch.
Các nhà phê bình cho rằng chính việc này đã khiến công tác ứng phó bị chậm lại bởi các đối tác khác cứ chờ Mỹ ra tay trước.
Thiếu cơ quan điều phối
Ngay tại Mỹ, khi Ebola trở thành chủ đề hằng ngày trên truyền thông, lập tức Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) tuyên bố đã hoàn thiện quy trình hướng dẫn cho các bệnh viện, tập huấn cho các nhân viên y tế trên toàn quốc và các thiết bị y tế cần thiết đều đã sẵn sàng.
Thật ra không có việc nào trong tuyên bố đó đã được thực hiện đúng như vậy.
Hoàn toàn không có công tác giám sát quản lý cũng như bộ máy điều phối hoạt động ứng phó dịch bệnh trên toàn quốc. Cả Bộ Y tế và dịch vụ dân sinh (DHHS) cùng với CDC đều có sứ mệnh là điều phối các hoạt động ứng phó y tế như trường hợp Ebola.
Tuy nhiên các nhà phê bình đã chỉ ra khi khủng khoảng xảy ra, không ai nhìn thấy vai trò của cả hai cơ quan này. Nhiều người dân băn khoăn tự hỏi các cơ quan này hiện đang làm gì!
Một số người cho rằng phản ứng chậm chạp lần này trước Ebola là do chính quyền Obama đã tái cơ cấu CDC theo hướng xử lý các vấn đề xã hội nhiều hơn, xa rời khỏi sứ mệnh truyền thống của cơ quan này là kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh.
Đây cũng là một phần trong kế hoạch cải tổ hệ thống y tế quốc gia của ông Obama. Dưới thời chính quyền tổng thống Bush, giám đốc CDC đã mất sáu năm cơ cấu lại cơ quan này để tăng cường khả năng ứng phó khủng hoảng.
Đến thời Tổng thống Obama, giám đốc mới của CDC được lệnh phải tập trung giải quyết các vấn đề như người dân dùng đồ ăn nhanh và các thức uống có gas, giảm tỉ lệ người hút thuốc lá và uống rượu.
CDC đã phải điều chuyển nguồn ngân sách vốn dành để nghiên cứu văcxin/điều trị Ebola sang cho các vấn đề sức khỏe nhẹ nhàng hơn này.
Giờ chính quyền lý giải cho sự yếu kém trong hoạt động ứng phó với Ebola là do ngân sách hoạt động bị cắt giảm khiến CDC không có đủ tài chính để ứng phó với khủng hoảng, nhưng các nhà phê bình đã chỉ ra rằng không ai khác mà chính chính phủ đã ra lệnh cắt giảm.
Điểm cuối cùng giải thích về phản ứng chậm chạp của chính quyền Mỹ khi xảy ra Ebola là phần đông người dân Mỹ tin rằng với tất cả mọi vấn đề, ông Obama luôn xử lý theo cách làm chính trị. Ông dựa vào điều tra thăm dò dư luận và cân nhắc chính trị để xác định việc ứng phó với vấn đề gặp phải.
Có lẽ dư luận sẽ nương nhẹ hơn cho sự ứng phó chậm trễ, lúng túng và gây mất nhiều công sức của chính phủ nếu trước đó các vấn đề chính sách đối nội và đối ngoại đã được thực hiện tốt.
Còn các nhà phê bình cho rằng với cách xử lý chính sách đối nội và đối ngoại của chính phủ từ trước đến giờ, Ebola chỉ góp thêm vào danh sách các hoạt động kém năng lực ngày càng kéo dài của chính phủ.
Chỉ 40% người dân Mỹ cho rằng ông Obama đang thực hiện tốt chức trách của người đứng đầu nước Mỹ!
Chọn người điều phối không phù hợp Cách ông Obama giải quyết vấn đề điều phối là bổ nhiệm một vị trí chịu trách nhiệm quản lý khủng hoảng Ebola. Thay bằng việc chọn ra một người có nhiều kinh nghiệm trong quản lý dịch bệnh hoặc thảm họa, hay thậm chí là một quan chức quân sự kỳ cựu, Tổng thống Obama lại chọn một chính trị gia không hề có chút kinh nghiệm trong bất kỳ mảng nào nói trên. Hôm 17-10, ông Obama bổ nhiệm ông Ron Klain, một cựu quan chức Nhà Trắng, giữ chức điều phối viên phụ trách công tác ngăn chặn dịch Ebola bùng phát tại Mỹ. Ông Ron Klain có nhiệm vụ trực tiếp thông báo diễn biến dịch bệnh cho cố vấn an ninh nội địa Lisa Monaco và cố vấn an ninh quốc gia Susan Rice. Theo các nhà phê bình nhận định, dường như Tổng thống Obama tin rằng Ebola chỉ đơn thuần là vấn đề truyền thông/quan hệ công chúng chứ không phải là một thảm họa quản lý khủng hoảng. |
Một số điểm mới Luật Bảo hiểm y tế Số 51/2024/QH15 ngày 27/11/2024
Thực hiện quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế Số 51/202/QH15 ngày 27/11/2024 (Luật BHYT số 51), người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế được tiếp nhận và giải quyết theo quy định mới sau:
Truyền thông chuyên đề về Luật số 51/2024/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT
Ngày 09/01/2025, BHXH Việt Nam ban hành Công văn số 55/BHXH-TT về hướng dẫn truyền thông chuyên đề Luật số 51/2024/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT.
Tổ chức Hội diễn, Hội thao Ngành Y tế Quảng Ninh năm 2025
Nhân Kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955-27/02/2025) và Chào mừng Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025-2030, Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Công đoàn Ngành y tế tổ chức Hội diễn, Hội thao ngành Y tế Quảng Ninh năm 2025.
5 sai lầm khi sử dụng thuốc điều trị cúm A
Những ngày này, ‘cúm A’ là một từ khóa về sức khỏe mà ai cũng quan tâm. Đối phó với bệnh cúm như thế nào? Làm sao để mỗi người mắc bệnh biết cách sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, tránh những sai lầm khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn?
Bộ Y tế: Tăng cường phòng chống dịch bệnh cúm, sởi và các bệnh lây qua đường hô hấp
PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế đã ký ban hành văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường phòng, chống bệnh cúm, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp.
Lịch sử ra đời và ý nghĩa ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/02
Cách đây 70 năm, ngày 27/2/1955 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết thư gửi đến Hội nghị cán bộ y tế toàn quốc, trong thư Bác đã ân cần thăm hỏi, dành sự quan tâm đặc biệt đối với cán bộ y tế, đồng thời Bác đã căn dặn: “phải thương yêu người bệnh; người bệnh phó thác tính mạng của họ với các cô, các chú; Chính phủ phó thác cho các cô các chú việc chữa bệnh tật và giữ gìn sức khoẻ của Đồng bào. Đó là một nhiệm vụ rất vẻ vang. Vì vậy, cán bộ y tế cần phải thương yêu chăm sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình; coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn; lương y phải như từ mẫu, những lời căn dặn đó vẫn vang vọng, thấm sâu trong tâm trí của những người thầy thuốc Việt Nam.
Giám sát triển khai tiêm vắc xin phòng Sởi tại khu 8, Làng Chài phường Hà Phong
Ngày 7/2/2025, tại TP.Hạ Long, Đoàn công tác của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh do đồng chí Nguyễn Thị Dung, Phó Giám đốc Trung tâm làm trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra, giám sát hoạt động tiêm chủng vắc xin phòng sởi cho các trường hợp đủ điều kiện tiêm chủng tại khu 8, Làng Chài phường Hà Phong.
Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
Hiện nay, Nhật Bản đang bùng phát dịch cúm mùa (chủ yếu là cúm A, nhưng cúm B vẫn có nguy cơ lan rộng). Theo thống kê từ 2/9/2024 - 26/1/2025, đã ghi nhận 9,5 triệu ca mắc cúm mùa. Trước tình hình này, mọi người cần nâng cao cảnh giác, đặc biệt là trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người mắc bệnh mạn tính.
Lễ kết nạp đảng viên mới Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh
Chiều ngày 06/02/2025, Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh (PCBTN-KSTCT-XNVS) đã long trọng tổ chức lễ kết nạp đảng viên mới cho quần chúng ưu tú Nguyễn Minh Phương.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.