Quảng Ninh CDC
DS vacxin
Đường dây nóng báo dịch Quảng Ninh 1800- 9214

Giao mùa, cẩn trọng với một số bệnh hô hấp thường gặp

Cập nhật: 28/10/2016 | 9:16:10 AM

Thời tiết giao mùa thay đổi dễ dẫn đến các bệnh hô hấp, nhất là ở trẻ em. Xin giới thiệu, cách phân biệt và phòng tránh một số bệnh hô hấp thường gặp.

Một số bệnh hô hấp thường gặp

Viêm họng

Xảy ra ở mọi lứa tuổi. Bệnh có thể do virus (80%) hay vi khuẩn: vi khuẩn thường là liên cầu khuẩn, virus thường là rhinovirus, coxsackie…

Dấu hiệu lâm sàng: Sốt, uể oải, sổ mũi, nghẹt mũi, ho rát họng, đau khi nuốt, đau lan lên tai, đau cơ, khớp.

Viêm amiđan cấp

Amiđan là tổ chức bạch huyết, ở hai bên họng  rất dễ bị viêm nhất là ở trẻ dưới 6 tuổi, dễ chẩn đoán, phát hiện. Bệnh thường do vi khuẩn Hemophilus và Streptococcus. 

Một số biểu hiện lâm sàng:Sốt, ho, đau họng, khó nuốt. Amiđan sưng đỏ, có mủ. Khi sờ hạch cổ: mềm, sưng đau hai bên. Có thể có biến chứng viêm tấy, áp xe quanh amiđan.

Giao mùa, cẩn trọng với một số bệnh hô hấp thường gặp - ảnh 1Ảnh minh họa. Nguồn internet.

Viêm VA

Thường ở trẻ từ 6 tháng tuổi đến 4 tuổi nhưng cũng có khi gặp ở trẻ lớn hơn. 

Biểu hiện của bệnh: Trẻ bị sốt trên 38 độ C, chảy nước mũi: lúc đầu trong, loãng; sau nhầy, mủ, ngạt mũi, nếu là trẻ em còn kèm theo quấy khóc, lười ăn, mệt mỏi…

Viêm thanh khí phế quản cấp

Đây là tình trạng viêm phù nề cấp vùng hạ thanh môn. Thường do Parainfluenza virus (75%), sau đó là RSV, Adenovirus, Influenza virus, đôi khi do vi trùng như Mycoplasma pneumoniae. Xảy ra ở trẻ 3 tháng đến 6 tuổi.

Bệnh nhân có thể có các dấu hiệu tắc nghẽn đường thở hoặc có  nguy cơ dẫn đến tắc nghẽn đường thở nặng như lơ mơ, tím tái, vẻ mệt và kiệt sức, co lõm ngực nặng.

Viêm phổi

Là bệnh lý viêm của phổi do tác nhân nhiễm trùng, thường gặp ở trẻ với các triệu chứng; sốt, ho, thở nhanh, khó thở.

Để chuẩn đoán chính xác viêm phổi phải chụp X-quang và làm các xét nghiệm cần thiết.

Viêm tiểu phế quản

Là bệnh lý viêm nhiễm cấp tính do siêu vi của các phế quản nhỏ & trung bình, xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi.

Biến chứng thường gặp của bệnh là suy hô hấp, viêm phổi (do dễ bị bội nhiễm), xẹp phổi, viêm tai giữa. Cần lưu ý là bệnh có thể sẽ nặng với  nhiều biến chứng và tử vong cũng cao hơn trong các trường hợp sau: trẻ dưới 3 tháng tuổi, trẻ sinh non - nhẹ cân, trẻ suy dinh dưỡng nặng, trẻ có sẵn bệnh tim, phổi, suy giảm miễn dịch. Ngoài ra, bệnh cũng có khả năng tái phát. Trẻ bị viêm tiểu phế quản sẽ là yếu tố gây bệnh hen phế quản sau này.

Bệnh khởi phát từ từ với sốt nhẹ, ho, sổ mũi, khò khè, khó thở.

Suyễn

Là tình trạng viêm mãn tính của đường thở kết hợp với tăng phản ứng của đường dẫn khí.

Triệu chứng: Ho, khò khè, khó thở. Khi bác sĩ khám sẽ nghe thấy tiếng ran rít, ran ngáy mà không phải do dị vật đường thở hay viêm tiểu phế quản.

- Loại trừ nguyên nhân gây khò khè khác: dị vật đường thở, viêm tiểu phế quản.

Giao mùa, cẩn trọng với một số bệnh hô hấp thường gặp - ảnh 2Ảnh minh họa. Nguồn internet.

Viêm mũi dị ứng, viêm mũi họng

Là tình trạng viêm tại chỗ do niêm mạc mũi nhạy cảm với một hay nhiều tác nhân gây bệnh. Có hai loại viêm mũi dị ứng theo mùa và viêm quanh năm.

Với trẻ có triệu chứng chính là chảy nước mũi trong và nhiều, nghẹt mũi, ngứa mũi, hắt hơi nhiều, có thể kèm theo ngứa mắt.

Còn viêm mũi họng dễ xảy ra với trẻ tầm 3- 6 tuổi và thời điểm hay mắc từ tháng 10 đến 3 năm sau. Bệnh d nhiều loại virus gây như cúm, á cúm, Adenovirus, Rhinovirus. Bệnh lây lan rất nhanh nhưng ít nguy hiểm, thường tự giới hạn trong 7-14 ngày.

Một số triệu chứng thường gặp: mũi khô, nhiều đờm, quấy khóc, hơi thở nóng trong ngày đầu, sau đó sổ mũi ào ạt. Từ ngày thứ 2 trở đi, trẻ bắt đầu sốt 38-39 độ C và giảm sốt sau đó.

Một số biện pháp phòng bệnh:

Khi giao mùa, nhiệt độ trong ngày thay đổi và có sự chênh lệch khá cao, cần giữ cho cơ thể trẻ không bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi này. Giữ ấm cho trẻ khi thời tiết trở lạnh, nhất là khi đưa trẻ đi chơi ngoài trời vào buổi tối hoặc sáng sớm, ở các vị trí quan trọng như bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu.

Giao mùa, cẩn trọng với một số bệnh hô hấp thường gặp - ảnh 3Ảnh minh họa. Nguồn internet.

Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với người có biểu hiện bị cúm, viêm đường hô hấp, những chỗ đông người…

Cho trẻ uống nước ấm, tránh ăn những thức ăn lấy trực tiếp từ tủ lạnh, kem, đá. Cùng với đó, tăng cường dinh dưỡng với thực đơn cân đối của các nhóm dưỡng chất (tinh bột, chất đạm, chất béo và rau củ quả).

Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất cho trẻ. Đây là những dưỡng chất quan trọng vừa giúp trẻ phát triển hoàn thiện cả về thể chất lẫn tinh thần cũng như hệ miễn dịch cho trẻ.

Khi bệnh xảy ra dù nặng hay nhẹ, kéo dài hay mau khỏi, có biến chứng hay không, nên chủ động kiểm soát bệnh cho trẻ, không nên tự ý mua thuốc điều trị, đưa trẻ đi khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

(Nguồn: toquoc.vn)

TIN ĐĂNG MỚI NHẤT
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG
  • Liên kết web
  • Lịch công tác Trung tâm
    Phòng chống nCoV
    Văn Bản Pháp Luật
    Quản lý XN
    Hỏi Đáp Trực Tuyến
    Thu tục hành chính
    Hòm thư góp ý SYT
    Hệ thống cơ sở dữ liệu y tế Quảng Ninh
    Website Sở Y tế Quảng Ninh
    BV tỉnh
    BV Bãi Cháy
    BV Sản Nhi
    BV Lao và Phổi
  • Video - Phóng sự
  • Video Phóng Sự
  • Tư vấn
  • Bảng Giá Dịch Vụ
    Tư vấn Dinh Dưỡng
    Tư vấn Đái tháo đường
    Tư vấn xét nghiệm
1800 9014