Quảng Ninh CDC
DS vacxin
Đường dây nóng báo dịch Quảng Ninh 1800- 9214

Phải làm gì để giảm thiểu phản ứng phụ sau tiêm chủng?

Cập nhật: 19/9/2012 | 1:49:31 PM

Bất kỳ một loại vắc xin nào đều có thể gây ra các phản ứng phụ. Bản chất của tiêm chủng và uống vắc xin đều nhằm mục đích đưa kháng nguyên lạ vào cơ thể để giúp hệ miễn dịch sinh ra kháng thể chống tác nhân gây bệnh. Chương trình tiêm chủng mở rộng được Tổ chức Y tế Thế giới thiết lập năm 1974 với mục tiêu tiêm chủng cho tất cả trẻ em trên thế giới. Sau một thập kỷ ra đời năm 1984, các quy trình chuẩn thức mới được ban hành rộng rãi trên thế giới. Thành tựu mà chương trình TCMR mang lại là rất to lớn. Ví dụ, nhờ có vắc xin sởi mà đã giảm được 60% tỷ lệ mắc bệnh trên toàn thế giới. Ở Việt Nam, chương trình TCMR đã loại trừ được vi rút bại liệt năm 2000 và thành quả này vẫn được duy trì cho đến nay. Tuy nhiên, một vấn đề được xã hội quan tâm hiện nay là làm thể nào để hạn chế tối đa phản ứng không mong muốn sau khi tiêm chủng. Trong bài viết này tôi xin chia sẻ các cách giảm thiểu phản ứng sau tiêm chủng.

Thứ nhất là trách nhiệm của bố, mẹ đối với con nhỏ. Tại sao vai trò và trách nhiệm của bố mẹ lại có thể giúp trẻ em tránh được các tác động không mong muốn hay đúng hơn là giảm khả năng gây ra các phản ứng phụ sau tiêm chủng? Bố mẹ là người thay mặt bé quyết định có sử dụng các dịch vụ tiêm chủng. Vì vậy, kiến thức cơ bản của bố mẹ đối với vấn đề này là cần thiết. Thông thường đến ngày tiêm chủng hàng tháng (25 hàng tháng) các bà mẹ đều mang trẻ đến trạm y tế xã/phường để tiêm chủng và tất nhiên cán bộ y tế sẽ khám và xác định xem tình trạng sức khỏe của bé hiện tại có đủ để thực hiện tiêm chủng. Ví dụ, việc đo nhiệt độ cơ thể để xác định xem bé có tình trạng sốt không. Nếu có sốt trên 37.5 độ C thì khả năng trì hoãn việc tiêm vắc xin có thể được đưa ra. Tuy nhiên, việc tư vấn và chỉ định tiêm chủng không phải lúc nào cũng chính xác bởi vì có nhiều yếu tố ảnh hưởng ví dụ như trình độ cán bộ y tế hoặc do bố mẹ không biết tình trạng sức khỏe của bé. Nói tóm lại có rất nhiều yếu tố gây nên sai số và dẫn đến quyết định tiêm chủng không đúng lúc. Như vậy, khả năng bé bị các phản ứng sau khi tiêm sẽ có thể xảy ra. Do đó, việc bố mẹ quan tâm, chăm sóc bé hàng ngày, hiểu biết về tình trạng sức khỏe của bé trước khi mang con đi tiêm chủng là rất quan trọng. Bố mẹ có quyền chủ động thông báo các vấn đề sức khỏe của bé cho bác sỹ tư vấn để cùng đưa ra quyết định cuối cùng. Ngoài ra, sau khi tiêm chủng bố mẹ phải theo dõi sát tình trạng sức khỏe của bé để báo cho cán bộ y tế nhằm tư vấn kịp thời các phản ứng sau tiêm và việc lưu lại số điện thoại của bác sỹ tư vấn cũng là một cách nên làm đối với các bậc cha mẹ. Như vậy, trách nhiệm của bố mẹ đối với con trẻ là một yếu tố quan trọng góp phần giảm thiểu các tác dụng không mong muốn sau tiêm chủng.
 
          Thứ hai là trách nhiệm của ngành y tế trong giảm thiểu tác động của phản ứng phụ sau tiêm chủng. Chương trình TCMR quốc gia chịu trách nhiệm tổ chức tiêm chủng để phòng các bệnh truyền nhiễm hay gặp ở trẻ em. Quyết định số 23/2008/QĐ-BYT ngày 07 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành quy định về sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế trong dự phòng và điều trị. Các quy trình chuẩn về tổ chức tiêm chủng, theo dõi báo cáo sau tiêm chủng và các quy trình thực hiện tiêm chủng an toàn được thực hiện thường xuyên nhằm giảm thiểu tác dụng phụ sau tiêm chủng. Tuy nhiên, nếu các quy trình này được tuân thủ đúng 100% thì các phản ứng phụ vẫn xảy ra, vì như đã đề cấp ở trên bất kỳ một loại vắc xin nào có một tỷ lệ phản ứng nhất định mà việc giải thích nguyên nhân này là một hạn chế đối với hiểu biết của con người. Đôi khi sự trùng hợp các sự kiện sức khỏe khác với việc tiêm chủng cũng gây ra những bối rối trong việc giải thích và xử lý phản ứng sau tiêm. Do đó, hội đồng tư vấn chuyên môn được thành lập để điều tra về nguyên nhân các trường hợp phản ứng nặng sau tiêm chủng nhằm xác định xem nguyên nhân của phản ứng là do vắc xin hay là nguyên nhân khác.
 
          Có một thực tế mà chúng ta phải chấp nhận đó là một phần rủi ro mà tiêm chủng mang lại. Cũng như nếu chúng ra hàng ngày vẫn tham gia giao thông để thực hiện các công việc thì nguy cơ tai nạn giao thông là có thể. Tuy nhiên, ai cũng phải tham gia giao thông vì lợi ích của nó thì không thể bàn cãi và đối với tiêm vắc xin cho trẻ em cũng tương tự. Rất may là các phản ứng sau tiêm chủng thường nhẹ và nhanh chóng hồi phục. Để đảm bảo giảm thiểu các tác dụng không mong muốn sau tiêm chủng, việc đào tạo, tập huấn định kỳ cho cán bộ làm công tác tiêm chủng tuyến tỉnh, huyện, xã về thực hiện an toàn tiêm chủng là hoạt động rất cần thiết. Ngoài ra, các cơ quan được Bộ Y tế phân công trách nhiệm giám sát các cơ sở y tế có chức năng tiêm chủng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính an toàn khi thực hiện tiêm chủng.
 

(Nguồn: nihe.org.vn)

TIN ĐĂNG MỚI NHẤT
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG
  • Liên kết web
  • Lịch công tác Trung tâm
    Phòng chống nCoV
    Văn Bản Pháp Luật
    Quản lý XN
    Hỏi Đáp Trực Tuyến
    Thu tục hành chính
    Hòm thư góp ý SYT
    Hệ thống cơ sở dữ liệu y tế Quảng Ninh
    Website Sở Y tế Quảng Ninh
    BV tỉnh
    BV Bãi Cháy
    BV Sản Nhi
    BV Lao và Phổi
  • Video - Phóng sự
  • Video Phóng Sự
  • Tư vấn
  • Bảng Giá Dịch Vụ
    Tư vấn Dinh Dưỡng
    Tư vấn Đái tháo đường
    Tư vấn xét nghiệm
1800 9014