Quảng Ninh CDC
DS vacxin
Đường dây nóng báo dịch Quảng Ninh 1800- 9214

7 phương pháp phòng chống bệnh cảm lạnh

Cập nhật: 14/11/2012 | 10:39:33 PM

Bạn có biết lý do vì sao có quá nhiều người cảm lạnh vào mùa thu và mùa đông. Lý do thời tiết lạnh chỉ là một phần, yếu tố quan trọng hơn là do mọi người bị lây sang nhau.

Điều này lý giải vì sao, học sinh ở các trường học lại hay bị lây bệnh, do chúng tiếp xúc với nhau rất gần, chơi đùa và học tập cùng nhau ở những khoảng cách ngắn. Ở Mỹ, mỗi năm có khoảng một tỷ người bị cảm lạnh và khoảng 22 triệu học sinh nghỉ học đột xuất do bị nhiễm lạnh.

Cảm lạnh có thể bị lây do tiếp xúc với nước bọt hay hít phải virut trong không khí, đặc biệt là không khí mà trước đó có người xì nước mũi hay ho. Vậy làm thế nào để chúng ta tránh khỏi tình trạng bị cảm lạnh trong thời gian chuyển mùa này.

1. Rửa tay sạch

Điều này thật sự rất dễ hiểu. Nhưng không phải ai cũng có thói quen làm chuyện đơn giản này. Cảm lạnh thông thường chủ yếu lây lan qua tiếp xúc trực tiếp. Vì vậy, một người nào đó hắt hơi vào bàn tay của họ, rồi chạm vào một đồ vật, sau đó lại có một người chạm vào vật này thì nguy cơ người chạm vào sau bị mắc bệnh là rất cao. Chính vì vậy, rửa tay thường xuyên có thể làm giảm đáng kể nguy cơ bị nhiễm bệnh. Ngoài ra, virus cúm và cảm lạnh xâm nhập vào cơ thể qua mắt, mũi hay miệng. Vì vậy, hãy cố gắng tránh chạm vào khuôn mặt của bạn nếu như bạn vừa đi đâu về và chưa rửa tay.

7-phuong-phap-phong-chong-benh-cam-lanh

2. Sử dụng khăn giấy

Vì vi trùng, vi khuẩn có thể bám vào tay bạn, chính vì vậy, hãy dùng khăn giấy khi hắt hơi, xì mũi hay ho để tránh không cho các chất nhờn, tức là cả các loại vi khuẩn có cơ hội được phát tán trong không khí. Nếu mọi người cùng dùng khăn giấy, bầu không khí sẽ bớt đi được các mầm mống gây bệnh. Tuy nhiên, bạn hãy nhớ vất giấy ăn vào thùng rác sau khi đã sử dụng nhé.

3. Có chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng

Nếu chế độ ăn uống của bạn có nhiều chất béo, đường và caffeine, thêm vào đó bạn thường xuyên bỏ bữa thì rất có thể bạn sẽ có nguy cơ bị cảm cúm cao. Do đó, trước khi uống thuốc để tránh cảm lạnh, bạn cần phải nhận ra rằng thực phẩm tốt chính là loại thuốc bổ dưỡng nhất. Khi bạn ăn, các chất dinh dưỡng cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Còn khi bạn uống thuốc, thành phần trong viên thuốc không thể cung cấp cho bạn các chất như trong thực phẩm hàng ngày. Do đó, hãy luôn đảm bảo bạn có một chế độ ăn dinh dưỡng và hợp lý. Trước hết, bạn nên ăn đủ các loại rau củ quả với rất nhiều màu sắc khác nhau như rau xanh, cà rốt vàng, bí đỏ, cà tím. Điều này sẽ giúp hệ miễn dịch của bạn hoạt động tốt hơn. Sữa chua cũng là một mục không thể bỏ qua. Một nghiên cứu cho thấy tiêu hóa một cốc sữa chua mỗi ngày có thể làm giảm 25% nguy cơ bạn bị cảm cúm. Đây là kết quả từ hoạt động của các vi khuẩn có lợi trong sữa chua, kích thích hệ miễn dịch để chống lại bệnh tật.

4. Uống nhiều chất lỏng

Chất lỏng đầu tiên cần nói tới ở đây chính là nước lọc. Bạn cần rất nhiều nước cho hoạt động của cơ thể và loại bỏ các loai độc tố. Bên cạnh nước lọc, các loại nước canh hay trà thảo mộc cũng đem lại tác dụng chống cảm lạnh. Nếu như sáng sớm bạn uống một thìa mật ong có thêm một ít chanh thì hẳn nguy cơ cảm lạnh cũng giảm đi phần nào.

5. Tập thể dục

Ai cũng nhắc đến lợi ích của việc tập thể dục. Tập thể dục tăng cường hệ miễn dịch. Hơn nữa, khi cơ thể vận động nhiều, mồ hôi ra cũng tăng khả năng phòng ngừa vi khuẩn, vi trùng bám trên da. Và hẳn không cần nhắc, bạn đọc cũng biết nên làm gì hàng ngảy, chỉ có điều, bạn có tập thể dục đều đặn như kế hoạch đề ra hay không. Hoạt động thường xuyên sẽ giúp bạn giảm được một nửa nguy cơ bị cảm lạnh. Và với những người hay hoạt động, dù có bị cảm lạnh thì cảm cũng không nặng như người ít vận động.

6. Xông hơi khô

Xông hơi khô thường dùng đá (sỏi) được đun nóng để làm tăng nhiệt độ phòng (khoảng 60 độ C), giúp mồ hôi vã ra thật nhiều. Hơi nóng từ xông hơi sẽ giúp kích thích các tuyến bã nhờn hoạt động, lỗ chân lông mở rộng dưới tác động của nhiệt sẽ thúc đẩy sự đào thải các độc tố, chất bã nhờn và cả các loại vi khuẩn. Người nào xông hơi khoảng hai tuần một lần sẽ giảm được nguy cơ bị nhiễm lạnh so với những người không xông hơi. Hơn nữa, xông hơi cũng làm giãn các mạch máu dưới da, giúp mạch máu lưu thông, tinh thần thư giãn.

7. Không hút thuốc

Người nghiện thuốc nặng sẽ hay bị nhiễm lạnh. Điều này là do khói thuốc ra từ đằng mũi làm khô các lông trong lỗ mũi, khiến chất nhầy trong lỗ mũi không còn để có thể ngăn chặn được bụi bặm và vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Bạn hãy tìm cách để tránh phải sử dụng thuốc lá và hít phải thứ khói thuốc độc hại này.

Thời tiết chuyển mùa rất dễ gây ra nhiều bệnh, đặc biệt là cảm lạnh. Bài viết đã cung cấp tới bạn đọc một số cách cơ bản để cơ thể không bị cảm lạnh. Chúc bạn đọc sẽ biết cách chăm sóc mình để cơ thể luôn khỏe mạnh.


(Nguồn: alobacsi.vn)

TIN ĐĂNG MỚI NHẤT
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG
  • Liên kết web
  • Lịch công tác Trung tâm
    Phòng chống nCoV
    Văn Bản Pháp Luật
    Quản lý XN
    Hỏi Đáp Trực Tuyến
    Thu tục hành chính
    Hòm thư góp ý SYT
    Hệ thống cơ sở dữ liệu y tế Quảng Ninh
    Website Sở Y tế Quảng Ninh
    BV tỉnh
    BV Bãi Cháy
    BV Sản Nhi
    BV Lao và Phổi
  • Video - Phóng sự
  • Video Phóng Sự
  • Tư vấn
  • Bảng Giá Dịch Vụ
    Tư vấn Dinh Dưỡng
    Tư vấn Đái tháo đường
    Tư vấn xét nghiệm
1800 9014