Quảng Ninh CDC
DS vacxin
Đường dây nóng báo dịch Quảng Ninh 1800- 9214

Điều trị răng miệng cho người cao tuổi

Cập nhật: 22/7/2012 | 8:10:59 PM

Không ít người cao tuổi quan niệm rằng khi già thì răng phải rụng. Một số người mắc các bệnh tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường…nên rất ngại đi khám răng.

Chính những quan niệm sai lầm và yếu tố tâm lí ngại đi khám răng, hoặc rất sợ các thủ thuật điều trị nha khoa nên các bệnh lí về nha khoa người cao tuổi gặp phải thường trầm trọng hơn so với người trẻ.

Những tổn thương răng miệng nào thường gặp ở người cao tuổi?

- Mòn răng ở người cao tuổi có nhiều nguyên nhân: có thể là do quá trình tích tuổi, hay do những nguyên nhân khác như chải răng không đúng cách, chải răng với lực quá mạnh, ăn thức ăn quá cứng, uống nhiều nước ngọt có ga,v.v…răng có thể bị ê buốt khi ăn nhai, hoặc khi ăn nóng, lạnh.

- Răng bị lung lay, nướu sưng, đỏ hoặc chảy máu, có thể đau khi ăn nhai. Tình trạng này là do vệ sinh răng miệng không tốt kèm theo yếu tố tâm lí ngại đi khám răng nên diễn tiến của bệnh ngày càng trầm trọng hơn. Răng lung lay vẫn có thể điều trị được tuy nhiên thời gian điều trị kéo dài, bệnh nhân thường từ bỏ việc điều trị sau đó. Kết quả là không thể giữ lại được, phải nhổ răng.

- Sâu răng ở người cao tuổi: Người cao tuổi thường mắc chứng khô miệng. Đó có thể là do tác dụng của một số thuốc điều trị các bệnh lí toàn thân hoặc do xạ trị vùng đầu, mặt, cổ. Khô miệng rất dễ bị mắc một số bệnh lí về răng miệng như sâu răng, viêm nướu, nhiễm khuẩn, nhiễm nấm vùng miệng, có thể có đau, khó ăn, khó nuốt.

- Mất răng có hoặc không có răng giả, những răng thật còn lại chịu tải lớn nên ngày càng bị mòn nhiều hơn, làm giảm sức nhai trầm trọng, ăn uống khó khăn hơn.

Người cao tuổi thường mắc các bệnh toàn thân khác như tiểu đường, tim mạch, cao huyết áp, khi đến gặp bác sĩ nha khoa cần phải nói rõ cho bác sĩ biết tình trạng sức khỏe của mình để có kế hoạch điều trị phù hợp.

Điều trị về răng miệng cho người cao tuổi như thế nào?

Để có một sức khỏe răng miệng tốt, việc chải răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ rất quan trọng. Nếu người cao tuổi có đang mang hàm giả tháo lắp thì nên tháo ra khi ngủ, ngâm hàm giả trong nước, hoặc dung dịch sát khuẩn.

Người cao tuổi nên lưu ý không ăn những thức ăn quá cứng, quá nóng hoặc quá lạnh. Ăn thức ăn có chứa nhiều vitamin, chất khoáng, như rau, quả. Đặc biệt là uống nhiều nước.

Đối với người cao tuổi nên có một kế hoạch điều trị nha khoa một cách triệt để trước khi bước vào tuổi sáu mươi. Những răng bị sâu nên trám lại, nếu mất răng nên trồng lại răng giả mới. Vì càng lớn tuổi sức khỏe càng kém việc đi lại khó khăn, nên điều trị nha khoa triệt để là điều cần thiết ở giai đoạn này. Cũng nên lưu ý cho bác sĩ biết những bệnh người cao tuổi đang mắc phải để bác sĩ có kế hoạch điều trị một cách tốt nhất

(Nguồn: dantri.com.vn)

TIN ĐĂNG MỚI NHẤT
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG
  • Liên kết web
  • Lịch công tác Trung tâm
    Phòng chống nCoV
    Văn Bản Pháp Luật
    Quản lý XN
    Hỏi Đáp Trực Tuyến
    Thu tục hành chính
    Hòm thư góp ý SYT
    Hệ thống cơ sở dữ liệu y tế Quảng Ninh
    Website Sở Y tế Quảng Ninh
    BV tỉnh
    BV Bãi Cháy
    BV Sản Nhi
    BV Lao và Phổi
  • Video - Phóng sự
  • Video Phóng Sự
  • Tư vấn
  • Bảng Giá Dịch Vụ
    Tư vấn Dinh Dưỡng
    Tư vấn Đái tháo đường
    Tư vấn xét nghiệm
1800 9014