Quảng Ninh CDC
DS vacxin
Đường dây nóng báo dịch Quảng Ninh 1800- 9214

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị nhiễm giun

Cập nhật: 18/6/2014 | 8:09:09 AM

Biểu hiện của trẻ em khi bị nhiễm giun thường là bụng ỏng căng tròn, đít beo và miệng hay chảy nước dãi.

Tại Việt Nam, có đến hơn 33 triệu dân đang bị nhiễm giun. Ai cũng cũng có khả năng đã nhiễm giun sán, song tỷ lệ trẻ em bị nhiễm giun cao hơn và sức khỏe bị ảnh hưởng nhiều hơn.

dau-hieu-nhan-biet-tre-bi-nhiem-giun

Ảnh minh họa

Nguyên nhân nhiễm giun thường do ăn thức ăn không sạch, chưa chín kỹ, uống nước chưa đun sôi, vệ sinh cá nhân, môi trường sống chưa tốt, đi chân đất, trẻ có thể bị nhiễm giun khi đưa đồ chơi bẩn vào miệng, cầm nắm thức ăn không rửa tay sau khi đi đại tiện…

Theo TS Trần Thanh Dương, Viện trưởng Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng TW, tùy từng khu vực mà tỷ lệ nhiễm giun sán khác nhau. Các tỉnh phía Bắc có tỷ lệ nhiễm giun cao hơn do thói quen sử dụng phân tươi bón ruộng.

Ví dụ các tỉnh Yên Bái, Nghệ An, Thanh Hóa có hơn 70% trẻ em nhiễm giun sán; Ninh Bình, Điện Biên, Lạng Sơn có hơn 50% bị nhiễm; các tỉnh Tây Ninh, Bình Phước, Gia Lai chỉ có khoảng 20% dân số bị nhiễm giun.

Làm thế nào để phát hiện trẻ bị nhiễm giun ký sinh? Theo TS Thanh Dương, biểu hiện của trẻ em khi bị nhiễm giun thường là bụng ỏng căng tròn, đít beo và miệng hay chảy nước dãi. Trẻ hay khóc, kêu đau bụng, hay buồn nôn, rối loạn tiêu hóa. Khi bé đau bụng sờ quai bụng thấy bụng gồng lên.

Trẻ em và cả người lớn khi bị nhiễm giun thường bị thiếu máu, dễ bị dị ứng với albumin lạ. Nhiễm giun nặng và kéo dài trẻ sẽ bị suy dinh dưỡng. Để phòng ngừa và trị bệnh nhiễm giun sán, mỗi người nên uống thuốc sổ giun định kỳ 6 tháng. Có nhiều loại thuốc sổ giun dạng OTC (không cần bác sĩ kê toa) trên thị trường. Phổ biến nhất là Zentel, Fugacar…

Tuy nhiên, các loại thuốc này chỉ trị được 4 loại giun phổ biến gây nhiễm như giun đũa, giun tóc, giun móc, giun kim. Chú ý: Chỉ tẩy giun bằng các loại thuốc này cho trẻ trên 2 tuổi. Với những trẻ em trên 1 tuổi và dưới 2 tuổi hoặc những trẻ nhiễm một số loại giun đặc biệt như sán, giun chó mèo…, cần phải đến các bệnh viện chuyên khoa để khám và điều trị thích hợp.

Để phòng chống bệnh nhiễm giun sán, cần chú ý công tác vệ sinh môi trường như: quản lý chặt chẽ phân, nước, rác. Mỗi gia đình cần có 1 hố xí hợp vệ sinh, không phóng uế bừa bãi… Không dùng phân chưa ủ kỹ bón ruộng. Không để ruồi nhặng bậu vào thức ăn; không để chó, lợn, gà…, tha phân gây ô nhiễm môi trường.

Về vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn, sau khi tiếp xúc với đất, sau khi đại tiện; không ăn uống thực phẩm chưa nấu chín, ôi thiu; cắt móng tay, đi dép thường xuyên, bảo hộ lao động khi tiếp xúc với đất.


(Nguồn: bacsi.com)

TIN ĐĂNG MỚI NHẤT
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG
  • Liên kết web
  • Lịch công tác Trung tâm
    Phòng chống nCoV
    Văn Bản Pháp Luật
    Quản lý XN
    Hỏi Đáp Trực Tuyến
    Thu tục hành chính
    Hòm thư góp ý SYT
    Hệ thống cơ sở dữ liệu y tế Quảng Ninh
    Website Sở Y tế Quảng Ninh
    BV tỉnh
    BV Bãi Cháy
    BV Sản Nhi
    BV Lao và Phổi
  • Video - Phóng sự
  • Video Phóng Sự
  • Tư vấn
  • Bảng Giá Dịch Vụ
    Tư vấn Dinh Dưỡng
    Tư vấn Đái tháo đường
    Tư vấn xét nghiệm
1800 9014