Quảng Ninh CDC
DS vacxin
Đường dây nóng báo dịch Quảng Ninh 1800- 9214

Nguyên nhân và hạn chế ngứa ở trẻ

Cập nhật: 18/11/2013 | 2:04:32 PM

Khi bé bị ngứa, cha mẹ cần tìm nguyên nhân bệnh để tránh những biến chứng và tránh để sẹo xấu cho bé…

Nguyên nhân:

- Chàm sữa: Chàm sữa (lác sữa) sẽ nổi mảng đỏ hai bên má bé, bệnh thường gặp ở tuổi còn bú sữa. Phụ huynh nên giữ vệ sinh cho bé để tránh viêm nhiễm, giữ bé tránh môi trường ô nhiễm nhiều khói bụi. BS Huỳnh Huy Hoàng – BV Da liễu TP.HCM cho biết: “Nếu bệnh chàm xảy ra trước khi bé hai tuổi thì lớn lên có thể không bị mắc lại, nhưng cũng có trường hợp sẽ bị bệnh chàm “thăm” lại vào khoảng bảy-tám tuổi, cũng có trường hợp bị bệnh tìm đến vào lúc dậy thì rồi sẽ khỏi”.

- Rôm sảy: Đây là bệnh gây ngứa dễ nhận biết nhất, thường nổi nhiều mụn nước ở vùng đầu, cổ, ngực, lưng vào mùa nóng. Trời càng nóng, càng ra nhiều mồ hôi và ngứa, khiến bé có thể gãi đến trầy da, gây nhiễm trùng. BS Lê Thái Vân Thanh – Đại học Y Dược TP.HCM cho biết: “Rôm sảy xuất hiện do ứ đọng mồ hôi vì sự biệt hóa của thượng bì và các phần phụ của da chưa hoàn chỉnh. Sự tắc nghẽn và phá vỡ các ống tuyến mồ hôi trong thượng bì gây rỉ mồ hôi vào các mô xung quanh, tạo ra hàng loạt mụn nước nhỏ li ti, có màu hồng trên bề mặt da”.

-Viêm da tiếp xúc (VDTX): Bệnh được chia làm hai loại: VDTX kích thích và VDTX dị ứng. VDTX kích thích do nồng độ chất mà bé tiếp xúc (dị nguyên) quá cao, khiến bé bị dị ứng như: nổi từng bợt đỏ, nổi mụn đỏ tại vị trí tiếp xúc, ngứa nhẹ. Bệnh này dễ nhận diện vì thường xuất hiện sau khi tiếp xúc tác nhân dị ứng một thời gian không lâu và thường chỉ xuất hiện tại vị trí tiếp xúc. Còn VDTX dị ứng là da bị đỏ, nổi nhiều mụn nước, ngứa nhiều hơn và xảy ra trên cơ địa dễ bị dị ứng. Bệnh có biểu hiện nặng hơn vì chỉ cần tiếp xúc tại một chỗ nhưng có thể dị ứng toàn thân.

-Mề đay: Đây là trường hợp bé bị nổi những vết đỏ, ngứa như muỗi chích. Trong ngày, mề đay (MÐ) có thể nổi và lặn nhiều lần. BS Huỳnh Huy Hoàng cho biết: “Vị trí thường nổi MÐ là thân mình, mông, đùi, nặng hơn là có thể làm phù vùng mặt, môi, gây đau bụng, khó thở, thậm chí có thể tử vong. Nếu MĐ kéo dài dưới sáu tuần là MÐ cấp tính, nếu trên sáu tuần là MÐ mạn tính”.

nguyen-nhan-va-han-che-ngua-o-tre

* Giúp bé đỡ ngứa

Khi bé bị rôm sảy, nên cải thiện môi trường sống cho mát mẻ, thường xuyên tắm cho bé bằng nước sạch, mát. Cho bé mặc quần áo thoáng mát, mặc quần áo bằng sợi cô-tông để thấm hút mồ hôi.

Nếu trong gia đình có người bị bệnh dị ứng, hen suyễn, viêm mũi dị ứng, bé có nguy cơ cao bị chàm, MÐ… Phòng dị ứng bằng cách giặt sạch quần áo mới mua để hóa chất từ màu nhuộm, chỉ thêu, màu in… Thường xuyên vệ sinh quần áo, drap trải giường và phơi ngoài nắng để diệt khuẩn. Dùng xà bông giặt ít chất tẩy và xả nhiều lần.

Các loại thực phẩm có thể gây bệnh gồm: sò, nghêu, cua, ghẹ, cá biển, trứng, đậu phộng, sô cô la, thực phẩm lên men (sữa chua, phô mai…), hóa mỹ phẩm có mùi thơm (các loại sữa tắm, dầu gội…). Các loại bụi bẩn, bụi phấn hoa, bụi lông thú và các loại ký sinh trùng cũng thường là nguyên nhân gây bệnh.

BS Huỳnh Huy Hoàng khuyên: “Khi thấy da bé bị mẩn đỏ, tiết dịch, sưng tấy, bé quấy khóc,… nên đưa đi tới bác sĩ để tìm nguyên nhân và điều trị”.

Cần lưu ý, người lớn nói chuyện quá gần bé dễ làm văng nước miếng vào bé. Việc hôn má bé, dùng tay rờ, bẹo má… khiến bé dễ bị chàm sữa…

Tránh ủ bọc bé quá kỹ… khiến bé dễ đổ mồ hôi, nổi rôm sảy. Các loại lotion, tinh dầu dưỡng da cho bé không thích hợp cũng dễ gây dị ứng, khiến MĐ… xuất hiện.


(Nguồn: bacsi.com)

TIN ĐĂNG MỚI NHẤT
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG
  • Liên kết web
  • Lịch công tác Trung tâm
    Phòng chống nCoV
    Văn Bản Pháp Luật
    Quản lý XN
    Hỏi Đáp Trực Tuyến
    Thu tục hành chính
    Hòm thư góp ý SYT
    Hệ thống cơ sở dữ liệu y tế Quảng Ninh
    Website Sở Y tế Quảng Ninh
    BV tỉnh
    BV Bãi Cháy
    BV Sản Nhi
    BV Lao và Phổi
  • Video - Phóng sự
  • Video Phóng Sự
  • Tư vấn
  • Bảng Giá Dịch Vụ
    Tư vấn Dinh Dưỡng
    Tư vấn Đái tháo đường
    Tư vấn xét nghiệm
1800 9014