Sau sinh chăm sóc răng miệng thế nào?
Cập nhật: 1/11/2011 | 8:49:06 PM
Mới có con, người mẹ nào cũng dồn mọi ưu tiên hàng đầu cho bé yêu của mình. Tuy nhiên, việc chăm sóc sức khỏe cho mẹ cũng không thể coi thường, nhất là sức khỏe răng miệng.
Bởi sức khỏe răng miệng của mẹ hoàn toàn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Chính bởi vậy, các mẹ nên tham khảo 4 lý do để chăm sóc răng miệng của bạn.
1. Em bé của bạn không "quen" với vi khuẩn
Em bé của bạn được hưởng một môi trường tương đối vô trùng trước khi bé được sinh ra. Nhưng một khi đã ra khỏi bụng mẹ, bé sẽ có nguy cơ tiếp xúc dồn dập với các loại vi trùng. Hệ thống miễn dịch của trẻ sơ sinh chưa trưởng thành, vì vậy tốt nhất là hãy giữ cho các mầm bệnh ở mức tối thiểu đối với trẻ. Nếu bạn không giữ vệ sinh răng miệng cho chính mình thì rất có thể miệng bạn trở thành một ổ vi khuẩn. Đây có thể là một mối nguy cho em bé của bạn vì không bà mẹ nào kiềm chế được việc thơm và hôn con mình, và đây cũng chính là con đường truyền vi khuẩn có hại từ miệng của mẹ đến em bé nhanh nhất.
2. Thói quen của bạn đã thay đổi
Trước khi sinh em bé, bạn nên thiết lập thói quen vệ sinh răng miệng cho mình. Ví dụ như thức dậy vào một giờ mỗi ngày và đánh răng đều đặn.
Khi có con rồi, bạn có thể ăn vặt thường xuyên khiến cho thời gian sản xuất nước bọt giảm dần, làm giảm khả năng tự làm sạch miệng của bạn. Ngay cả vào ban ngày, bạn cũng có thể không thể đánh răng ngay sau khi ăn. Kết quả là, axit có thể ở trong miệng của bạn quá lâu và tấn công răng của bạn.
Sự thay đổi thói quen này đồng nghĩa với việc miệng của bạn bị ảnh hưởng và bạn sẽ cần nhiều thời gian để chăm sóc răng nướu khỏe mạnh hơn.
3. Bạn đang vẫn còn nội tiết tố sau khi sinh
Khoảng một nửa số phụ nữ mang thai gặp trường hợp viêm, đỏ hoặc đau nhức trong các mô nướu răng của họ, hoặc chảy máu khi đánh răng. Điều này được gọi là viêm nướu khi mang thai và được quy cho là do thay đổi hormone trong cơ thể. Nhưng ngay cả sau khi sinh, nếu bạn đang nuôi con bằng sữa mẹ thì có khi bạn sẽ mất vài tuần hoặc thậm chí hàng tháng để các kích thích tố của bạn để trở về cân bằng bình thường. Lúc này nướu của bạn vẫn có thể dễ bị tổn thương.
4. Bạn đã mang một vai trò mới
Đoán xem đó là gì? Bây giờ bạn đã là một người mẹ, em bé sẽ là hình tượng phản ánh những gì bạn làm, dù là nhỏ nhặt nhất. Kể cả việc chăm sóc răng miệng sạch sẽ cũng đi cùng với sức khỏe răng miệng của con. Khi con lớn lên, con bạn sẽ sớm quen thuộc với bàn chải đánh răng và kem đánh răng bởi con học được những thói quen này từ mẹ.
Ngay cả trong khi bé vẫn còn nhỏ, bạn có thể vệ sinh răng miệng cho con bằng cách lau miệng nhẹ nhàng bằng khăn ướt để loại bỏ sữa và những thực phẩm còn bám lại ở răng, giúp giữ miệng sạch sẽ. Thói quen này cũng sẽ làm cho trẻ cảm thấy thoải mái hơn là dùng bàn chải. Nhưng khi dùng bàn chải thì nên dùng bàn chải mềm để trẻ không bị đau lợi.
(Nguồn: afamily.vn)
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi (22/11/2024)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
- Viêm phổi ở trẻ sơ sinh (1/11/2011)
- Mẹ ăn uống tốt, con khó bị dị tật bẩm sinh (22/10/2011)
- Phát hiện sớm điếc ở trẻ em (17/9/2011)
- Thực đơn trí tuệ cho năm học mới thành công (6/9/2011)
- Cha mẹ sai lầm, con dễ viêm phổi! (31/8/2011)
- Món ăn, nước uống cho trẻ bị đái dầm (31/8/2011)
- Đánh giá mới nhất về các tác dụng phụ của vắc-xin (31/8/2011)
- Cây cỏ trị rôm sảy (14/7/2011)
- Trẻ 7 - 9 tuổi rất dễ vẹo cột sống (14/7/2011)
- Tai nạn khó trừ nhưng dễ ngừa (14/7/2011)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều