Quảng Ninh CDC
DS vacxin
Đường dây nóng báo dịch Quảng Ninh 1800- 9214

4 tình huống phòng chống dịch cúm A/H7N9 tại Việt Nam

Cập nhật: 8/4/2013 | 5:17:17 PM

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long vừa ký Quyết định số 1126/QĐ-BYT phê duyệt Kế hoạch hành động phòng chống dịch cúm A/H7N9 tại Việt Nam. Tính đến thời điểm hiện tại, nước ta chưa ghi nhận trường hợp mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp do cúm A/H7N9.

Nhằm phát hiện sớm, xử lý kịp thời không để dịch lây lan, hạn chế đến mức thấp nhất tử vong do dịch cúm A/H7N9, Bộ Y tế đã đưa ra 4 tình huống phòng chống dịch cúm A/H7N9 tại Việt Nam. Cụ thể:

Tình huống 1: Chưa có trường hợp bệnh trên người. 

Phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh cúm A(H7N9) đầu tiên xâm nhập vào Việt Nam hoặc xuất hiện tại cộng đồng để xử lý triệt để, tránh lây lan ra cộng đồng.

Tình huống 2: Có các trường hợp nhiễm cúm A(H7N9) trên người nhưng chưa phát hiện lây từ người sang người. 

Khoanh vùng, xử lý kịp thời triệt để các ổ dịch nhằm hạn chế thấp nhất việc lây lan dịch từ động vật sang người hoặc từ người sang người.

Tình huống 3: Phát hiện có các trường hợp nhiễm cúm A(H7N9) lây từ người sang người nhưng ở phạm vi hẹp hoặc những ca đơn lẻ.

Đáp ứng nhanh khoanh vùng, xử lý kịp thời triệt để các ổ dịch nhằm hạn chế thấp nhất việc lây lan ra cộng đồng.

Tình huống 4: Dịch bùng phát ra cộng đồng.

Giảm thiểu tác động của dịch đối với cuộc sống của người dân.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), từ ngày 29/3/2013 đến ngày 4/4/2013, Trung Quốc đã phát hiện 11 trường hợp nhiễm cúm A/H7N9, trong đó có 5 trường hợp tử vong tại TP. Thượng Hải (3/2), An Huy (1/0), Giang Tô (4/0) và Triết Giang (3/2). Các trường hợp mắc đều có triệu chứng viêm đường hô hấp tiến tới viêm phổi và suy hô hấp. Phòng xét nghiệm CDC Trung Quốc xác định các trường hợp trên dương tính với cúm A/H7N9 có gen từ nguồn gốc gia cầm. Điều tra 400 người tiếp xúc gần với bệnh nhân chưa phát hiện thêm trường hợp mắc mới.

Đây là những trường hợp đầu tiên nhiễm vi rút cúm A/H7N9 gây bệnh nặng trên người và chưa có bằng chứng bệnh lây từ người sang người. Nguồn bệnh và phương thức lây truyền chưa rõ, WHO đang tích cực triển khai điều tra để xác định. WHO chưa khuyến cáo hạn chế giao lưu qua lại giữa các quốc gia trên thế giới.

Căn cứ vào tình hình và đặc điểm dịch tễ của bệnh, nguy cơ dịch có thể xâm nhập vào Việt Nam cũng như có khả năng bùng phát thành dịch lớn tại cộng đồng nếu không chủ động triển khai các biện pháp phòng chống do bệnh cúm A/H7N9 do nhiễm chủng vi rút cúm A/H7N9 có nguồn gốc từ gia cầm. Nguồn lây bệnh chưa được xác định rõ ràng, chưa xác định được các yếu tố dịch tễ liên quan giữa các trường hợp mắc bệnh, mặc dù 02 trường hợp cúm A/H7N9 tại Thượng Hải (Trung Quốc) cùng một gia đình. Đặc tính của vi rút cúm A là thường xuyên biến đổi có thể thành chủng mới dễ dàng lây truyền sang người. Lịch sử trên thế giới đã ghi nhận các dịch cúm A(H7) với nhiều trường hợp mắc và tử vong ở người. Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, các biện pháp phòng bệnh hiện nay chủ yếu dựa vào vệ sinh cá nhân và ngăn ngừa lây truyền tại cộng đồng.
Download Kế hoạch hành động phòng chống dịch cúm A/H7N9 tại Việt Nam 

(Nguồn: suckhoedoisong.com)

TIN ĐĂNG MỚI NHẤT
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG
  • Liên kết web
  • Lịch công tác Trung tâm
    Phòng chống nCoV
    Văn Bản Pháp Luật
    Quản lý XN
    Hỏi Đáp Trực Tuyến
    Thu tục hành chính
    Hòm thư góp ý SYT
    Hệ thống cơ sở dữ liệu y tế Quảng Ninh
    Website Sở Y tế Quảng Ninh
    BV tỉnh
    BV Bãi Cháy
    BV Sản Nhi
    BV Lao và Phổi
  • Video - Phóng sự
  • Video Phóng Sự
  • Tư vấn
  • Bảng Giá Dịch Vụ
    Tư vấn Dinh Dưỡng
    Tư vấn Đái tháo đường
    Tư vấn xét nghiệm
1800 9014