Quảng Ninh CDC
DS vacxin
Đường dây nóng báo dịch Quảng Ninh 1800- 9214

Cơ hội cho người dân cải thiện điều kiện sống

Cập nhật: 26/12/2014 | 9:11:05 AM

Chương trình Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn dựa trên kết quả đầu ra (PforR) là một phương pháp tiếp cận mới hỗ trợ tài chính dựa trên kết quả thực hiện cho phép các quốc gia vay vốn của Ngân hàng Thế giới (WB) nâng cao công tác thiết kế và triển khai dự án của mình đồng thời liên kết trực tiếp kết quả đạt được với quá trình giải ngân.

(Ảnh minh họa).

Lĩnh vực cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn của Việt nam là môi trường lý tưởng nhận sự hỗ trợ này thông qua việc áp dụng phương pháp tiếp cận PforR trong điều kiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia đang được triển khai rộng khắp, vai trò quan trọng của WB trong lĩnh vực này, và sự quan tâm của Chính phủ hướng tới tập trung vào kết quả thực hiện và tính bền vững.

Chương trình là cơ hội tăng cường tiếp cận bền vững các dịch vụ cấp nước sạch và vệ sinh môi trường và nâng cao năng lực lập kế hoạch, giám sát và đánh giá của ngành liên quan tại các tỉnh thuộc Chương trình Mục tiêu Quốc gia về cấp nước sạch và Vệ sinh Môi trường Nông thôn (NTP). Chương trình sẽ hỗ trợ giai đoạn 3 của NTP tại tám tỉnh đồng bằng Sông Hồng trong đó có Quảng Ninh.

Chương trình bao gồm các hoạt động sau phù hợp với NTP: Tăng cường cơ hội tiếp cận các dịch vụ cấp nước (hợp phần 1); Tăng cường cơ hội tiếp cận các dịch vụ vệ sinh môi trường (hợp phần 2); Hỗ trợ trong quá trình triển khai bao gồm nâng cao năng lực, tuyên truyền, theo dõi, giám sát, và đánh giá (hợp phần 3). Tại Quảng Ninh, hợp phần 1 do TT NSH & VSMT NT làm chủ đầu mối và triển khai thực hiện, còn hợp phần 1 và 2 được giao cho TTYTDP tỉnh đảm nhiệm do đồng chí Phó Giám đốc Sở Y tế - Nguyễn Mạnh Tuấn làm trưởng Ban điều hành.

Ngay từ năm 2012, UBND tỉnh Quảng Ninh đã thành lập Ban Điều hành (BĐH) Chương trình mục tiêu quốc gia Nước sạch và VSMT nông thôn, do đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng BĐH. Để tăng cường nguồn lực tài chính cho các địa phương, chương trình PforR tại Quảng Ninh đã được lồng ghép với Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Từ tháng 6/2013, chương trình nước sạch và VSMT nông thôn chính thức được khởi động từ nguồn vốn vay Ngân hàng Thế giới (chương trình PforR).

Theo đó đối với hợp phần cấp nước, năm 2013, Trung tâm Nước sinh hoạt và VSMT nông thôn đã triển khai làm các công tác chuẩn bị đầu tư và thi công cho 10 công trình cấp nước tập trung thuộc chương trình này. Còn đối với hợp phần vệ sinh môi trường, 100% các Trạm Y tế đều có công trình nước và nhà tiêu hợp vệ sinh; trên 2.000 nhà tiêu hộ gia đình được cải tạo, xây mới. Dự kiến đến hết năm 2014, số người được hưởng lợi từ “Vệ sinh toàn xã” là 34.471 người.

Nhìn vào những con số kết quả trên, có thể thấy đây là cơ hội cho người dân nông thôn cải thiệu điều kiện sống, nâng cao chất lượng vệ sinh môi trường cho cả tỉnh, góp phần trong công tác phòng chống dịch bệnh, nâng cao sức khỏe cộng đồng. Tuy nhiên, sau hơn một năm triển khai, việc thực hiện các chỉ số giản ngân trong chương trình tại tỉnh ta đang gặp nhiều khó khăn:

Là Chương trình áp dụng phương thức cho vay mới “dựa trên kết quả đầu ra”, cơ chế thực hiện Chương trình có nhiều nội dung mới, trong khi các văn bản hướng dẫn dẫn thực hiện của các bộ, ngành chưa chi tiết, không thống nhất, nên quá trình triển khai ở địa phương gặp nhiều khó khăn lúng túng.

Nguồn kinh phí về chậm, cơ chế nghiêm ngặt “dựa trên kết quả đầu ra” đại đa số các hộ dân đăng ký nhận hỗ trợ xây dựng nhà tiêu đều chờ nhận được kinh phí rồi mới xây nên tiến độ thực hiện bị gián đoạn.

Theo qui định của chương trình, một số xã có rất ít đối tượng nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách có nhu cầu đăng ký nhận hỗ trợ của chương trình để xây mẫu nhà tiêu (Quảng La, Tân Dân, Thượng Yên công…). Trong khi đó trong xã còn rất nhiều các hộ là dân tộc thiểu số, hộ khó khăn thực sự… có nhu cầu xây nhà tiêu nhưng không nằm trong đối tượng trên nên không được đăng ký hỗ trợ xây dựng.

Có nhiều hộ trong đối tượng được hỗ trợ nhưng không đăng ký vì điều kiện kinh tế gia đình nghèo, khó khăn nên không có phần kinh phí bỏ thêm để xây dựng hoàn thiện nhà tiêu.

Các xã có đặc thù của vùng canh tác nông nghiệp, chăn nuôi nên còn duy trì nhiều tập quán lạc hậu. Loại hình nhà tiêu đang sử dụng rất mất vệ sinh (hố tiêu cầu, hố tiêu thùng) nhưng phù hợp cho tăng gia sản xuất nên các hộ không muốn cải tạo. Có nhiều hộ xây mới nhưng vẫn xây loại không đảm bảo vệ sinh (Quảng La, Tân Dân, Hiệp Hòa, Quảng Chính, Thượng Yên Công …).

Quảng Ninh là tỉnh miền núi có địa hình phức tạp, dân số xấp xỉ 1,15 triệu người trong đó có 21 dân tộc thiểu số. Khu vực nông thôn dân số chiếm 47% dân số toàn tỉnh, mật độ dân cư thấp, phân tán, trình độ không đồng đều. Nhận thức của người dân nông thôn về nước sạch và VSMT còn nhiều hạn chế, còn tồn tại nhiều phong tục tập quán lạc hậu, ý thức vệ sinh môi trường thấp kém. Bên cạnh sự giúp đỡ từ phía Trung ương, giả pháp mag tính quyết định đến thành công của chương trình là sự vào cuộc quyết liệt hơn nữa của chính quyền cấp huyện và cấp xã để thay đổi hành vi, nhận thức của bà con nhân dân. Mặt khác chính quyền địa phương cần phải chủ động trong việc huy động tổng hợp các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp, đóng góp của người dân...

(Nguồn: baoquangninh.com.vn)

TIN ĐĂNG MỚI NHẤT
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG
  • Liên kết web
  • Lịch công tác Trung tâm
    Phòng chống nCoV
    Văn Bản Pháp Luật
    Quản lý XN
    Hỏi Đáp Trực Tuyến
    Thu tục hành chính
    Hòm thư góp ý SYT
    Hệ thống cơ sở dữ liệu y tế Quảng Ninh
    Website Sở Y tế Quảng Ninh
    BV tỉnh
    BV Bãi Cháy
    BV Sản Nhi
    BV Lao và Phổi
  • Video - Phóng sự
  • Video Phóng Sự
  • Tư vấn
  • Bảng Giá Dịch Vụ
    Tư vấn Dinh Dưỡng
    Tư vấn Đái tháo đường
    Tư vấn xét nghiệm
1800 9014