Quảng Ninh CDC
DS vacxin
Đường dây nóng báo dịch Quảng Ninh 1800- 9214

Dịch nội trỗi dậy, dịch ngoại đe dọa xâm nhập

Cập nhật: 30/1/2015 | 10:22:33 AM

Thông tin tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống đại dịch cúm ở người chiều 28/1 tại Bộ Y tế cho biết, tình hình dịch cúm gia cầm tại nhiều nước đang diễn biến phức tạp...

Thông tin tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống đại dịch cúm ở người chiều 28/1 tại Bộ Y tế cho biết, tình hình dịch cúm gia cầm tại nhiều nước đang diễn biến phức tạp... càng khiến cho nguy cơ dịch bệnh này xâm nhập vào Việt Nam dịp cuối năm rất lớn.

Dịch cúm gia cầm áp sát biên giới, cúm thường trên người gây biến chứng nặng

Tại cuộc họp, PGS.TS. Trần Đắc Phu - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế cho biết, tình hình dịch cúm A/H7N9 tại Trung Quốc diễn biến phức tạp, có xu hướng gia tăng trong dịp đầu năm. Đặc biệt, tại Trung Quốc cũng như Việt Nam đang là thời điểm mùa đông - xuân rất thuận lợi cho sự phát triển và lan rộng của virut cúm. Hiện dịch xuất hiện ở một số tỉnh gần Việt Nam, cụ thể là tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) với 111 trường hợp mắc. Đây là địa bàn có số người Việt Nam đi du lịch, giao lưu thương mại và trao đổi hàng hóa lớn. Vì vậy, nguy cơ dịch cúm A/H7N9 xâm nhập vào Việt Nam là rất lớn. Trong khi đó, virut cúm A/H7N9 lưu hành ở các đàn gia cầm nhưng không có biểu hiện triệu chứng nên rất khó trong việc phát hiện nguồn bệnh và kiểm soát dịch bệnh trên gia cầm.

Ngoài ra, dịch cúm gia cầm A/H5N1 cũng đe dọa xuất hiện khi mà chủng virut vẫn lưu hành rộng khắp trên gia cầm với diễn biến phức tạp, nhiều chủng cúm mới xuất hiện... Đồng thời, TS. Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư cho biết thêm, gần đây bệnh viện này tiếp nhận nhiều bệnh nhân nhiễm virut cúm, tuy không phải các chủng cúm mới mà chủ yếu là cúm B, cúm A/H1N1 thông thường, cúm A/H3N2... song nhiều ca biến chứng rất nặng, nên không thể chủ quan.

Dịch nội trỗi dậy, dịch ngoại đe dọa xâm nhập

Tăng cường kiểm soát gia cầm trước khi giết mổ để phòng dịch.         Ảnh: TM

Trước nguy cơ của dịch cúm, tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhận định, diễn biến tình hình dịch cúm khá phức tạp và khó tiên đoán. Chính vì vậy, khả năng lây nhiễm dịch cúm vào nước ta là hoàn toàn có thể, đặc biệt là cúm A/H7N9. Thứ trưởng đề nghị các bộ, ngành tăng cường giám sát tại cộng đồng, trong bệnh viện; tất cả các trường hợp có biểu hiện viêm đường hô hấp cấp nặng đều phải được lấy mẫu giám sát phát hiện chủng cúm để kịp thời cách ly và điều trị hiệu quả. Đồng thời, ngành y tế tăng cường phối hợp liên ngành; đẩy mạnh truyền thông nâng cao nhận thức của người dân về các biện pháp phòng chống bệnh cúm. Hệ thống điều trị chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị, đặc biệt là tổ chức tập huấn cho các cán bộ y tế về điều trị và xử lý khi có ca bệnh nghi ngờ.

“Né” tiêm vaccin, bệnh ho gà, sởi - Rubella tái xuất

Cùng với dịch cúm gia cầm đe dọa xâm nhập bất cứ lúc nào, thời tiết mùa đông xuân ẩm thấp đã tạo điều kiện cho các dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trong nước như sởi, ho gà xuất hiện rải rác ở một số địa phương. Theo báo cáo mới nhất của Cục Y tế dự phòng, từ đầu năm đến nay đã có 9 ca bệnh ho gà vào Bệnh viện Nhi T.Ư, trong đó có 4/9 bệnh nhi ở Hà Nội và các tỉnh thành phía Bắc như Hải Phòng, Nam Định, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Hải Dương. Đây cũng là các địa phương có số mắc ho gà khá cao trong năm 2014 (riêng BV Nhi T.Ư có 107 bệnh nhân ho gà nhập viện). Qua tìm hiểu những ca bệnh tại BV Nhi T.Ư thấy có những trẻ bị mắc ho gà là những trẻ chưa tiêm vaccin hoặc không được tiêm đầy đủ.

Liên quan đến dịch bệnh này, PGS.TS. Nguyễn Trần Hiển - Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư cũng cảnh báo do biểu hiện bệnh khá giống với chứng cảm lạnh và các bệnh đường hô hấp thông thường khác, nên thực tế số lượng bệnh nhân ho gà có thể cao hơn số ghi nhận được. Trước tình hình dịch có nguy cơ xuất hiện trở lại, ông Hiển nhận định sẽ có thêm bệnh nhân ho gà, nhưng không bùng phát thành dịch lớn.

Về bệnh sởi - Rubella, hiện trên địa bàn Hà Nội và một số tỉnh, thành phố cũng đã ghi nhận rải rác nhiều bệnh nhân mắc bệnh sởi. Trước thực trạng này, chiều ngày 29/1, Bộ Y tế đã đưa ra khuyến cáo người dân cần chủ động đưa con em từ 9 tháng đến 2 tuổi chưa  tiêm hoặc tiêm chưa đủ liều vaccin sởi đến trạm y tế xã, phường để tiêm vaccin phòng sởi theo Chương trình tiêm chủng mở rộng; Đưa trẻ từ 1 - 14 tuổi đi tiêm chủng vaccin phòng bệnh sởi - Rubella đầy đủ và đúng lịch trong Chiến dịch tiêm vaccin sởi - Rubella trên toàn quốc. Khi phát hiện có các dấu hiệu sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban cần sớm đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để kịp thời khám, điều trị hạn chế đưa trẻ tới các bệnh viện lớn nhằm tránh tình trạng lây nhiễm sởi từ bệnh viện...


(Nguồn: suckhoedoisong.vn)

TIN ĐĂNG MỚI NHẤT
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG
  • Liên kết web
  • Lịch công tác Trung tâm
    Phòng chống nCoV
    Văn Bản Pháp Luật
    Quản lý XN
    Hỏi Đáp Trực Tuyến
    Thu tục hành chính
    Hòm thư góp ý SYT
    Hệ thống cơ sở dữ liệu y tế Quảng Ninh
    Website Sở Y tế Quảng Ninh
    BV tỉnh
    BV Bãi Cháy
    BV Sản Nhi
    BV Lao và Phổi
  • Video - Phóng sự
  • Video Phóng Sự
  • Tư vấn
  • Bảng Giá Dịch Vụ
    Tư vấn Dinh Dưỡng
    Tư vấn Đái tháo đường
    Tư vấn xét nghiệm
1800 9014