EU sẽ cấp phép cho vaccine đầu tiên trên thế giới phòng Ebola
Cập nhật: 19/10/2019 | 9:12:29 PM
Vaccine Ervebo, do hãng dược phẩm Merck & Co của Mỹ phát triển, hiện đang được sử dụng để ngăn chặn dịch Ebola lây lan ở Cộng hòa Dân chủ Congo.
Tiêm vaccine phòng Ebola cho người dân tại Goma, CHDC Congo, ngày 7/8/2019. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Ngày 18/10, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã hoan nghênh quyết định của cơ quan quản lý dược phẩm châu Âu cấp phép lưu hành loại vaccine phòng virus Ebola đầu tiên trên thế giới, coi đây là một "thắng lợi đối với sức khỏe cộng đồng" và sẽ giúp cứu sống nhiều bệnh nhân.
Vaccine Ervebo, do hãng dược phẩm Merck & Co của Mỹ phát triển, hiện đang được sử dụng để ngăn chặn dịch Ebola lây lan ở Cộng hòa Dân chủ Congo. Vaccine này cũng đang được các nhà quản lý dược phẩm Mỹ cân nhắc.
Trong một tuyên bố, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus khẳng định: "Vaccine này đã cứu sống nhiều người trong đợt dịch Ebola hiện nay, và quyết định trên của cơ quan quản lý dược phẩm châu Âu sẽ giúp cứu sống thêm nhiều người nữa."
Vaccine phòng Ebola của Merck dự kiến sẽ nhận được giấy phép kinh doanh từ Ủy ban châu Âu (EC) trong vài tuần tới.
Dịch Ebola bùng phát trở lại tại Cộng hòa Dân chủ Congo từ tháng 8/2018.
Kể từ đó đến nay, khoảng 225.000 người đã được tiêm vaccine phòng virus Ebola của hãng Merck.
Đây được coi là đợt bùng phát dịch bệnh Ebola nghiêm trọng thứ hai trên thế giới sau đợt bùng phát dịch cướp đi sinh mạng của hơn 11.300 người tại Liberia, Guinea và Sierra Leone trong giai đoạn 2014-2016.
Ngày 17/7 vừa qua, WHO đã công bố dịch bệnh Ebola ở Cộng hòa Dân chủ Congo là khủng hoảng y tế khẩn cấp toàn cầu nhằm huy động thêm nguồn các tài chính chống lại virus nguy hiểm này.
Cho đến nay, hơn 2.100 người tại Cộng hòa Dân chủ Congo đã tử vong do Ebola. Các nỗ lực nhằm kiểm soát dịch hiện gặp nhiều khó khăn do các lực lượng phiến quân liên tục tấn công các trung tâm điều trị, cũng như tâm lý e ngại từ những người dân địa phương với các đội hỗ trợ y tế.
Ebola là bệnh do virus gây ra với các triệu chứng ban đầu như sốt đột ngột, đau cơ, đau họng. Sau đó người bệnh bị nôn mửa, tiêu chảy, một số trường hợp có thể bị xuất huyết cả bên trong và bên ngoài.
Virus lây qua tiếp xúc gần gũi với động vật nhiễm bệnh, sau đó lây từ người sang người khi tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch cơ thể hoặc nội tạng của người nhiễm bệnh, hoặc lây gián tiếp qua môi trường ô nhiễm.
Thời kỳ ủ bệnh kéo dài từ 2 ngày đến 3 tuần và rất khó chẩn đoán.
WHO khuyến nghị tiêm phòng là một trong những biện pháp giúp đẩy lùi dịch bệnh này./.
(Nguồn: vietnamplus.vn)
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi (22/11/2024)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
- Giới chức Malaysia cân nhắc cấm hoàn toàn thuốc lá điện tử (15/10/2019)
- Nâng cao ý thức rửa tay với xà phòng trong các trường học (13/10/2019)
- Các nước nhất trí góp hơn 14 tỷ USD chống AIDS, bệnh lao, sốt rét (12/10/2019)
- Mỹ: Số ca tử vong và tổn thương phổi do thuốc lá điện tử tăng mạnh (11/10/2019)
- 30 năm nghiên cứu công trình Nobel Y sinh 2019 (10/10/2019)
- Hãy tự bảo vệ, chăm sóc mắt của chính mình (9/10/2019)
- Triển vọng điều trị ung thư từ Nobel Y sinh 2019 (8/10/2019)
- Thuốc chống virus “chữa khỏi” bệnh tay chân miệng? (7/10/2019)
- Cuba mở rộng thử nghiệm lâm sàng vắcxin chống ung thư tiền liệt tuyến (7/10/2019)
- Hội đồng Khoa học và Công nghệ ngành Y tế thẩm định hồ sơ nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh (1/10/2019)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều