Quảng Ninh CDC
DS vacxin
Đường dây nóng báo dịch Quảng Ninh 1800- 9214

"Mỗi người dân cần nâng cao ý thức trong phòng chống dịch"

Cập nhật: 14/2/2014 | 12:58:02 PM

Từ đầu năm đến nay, dịch cúm gia cầm diễn biến phức tạp ở nhiều tỉnh, thành phố trong nước và trên thế giới. Mặc dù trên địa bàn tỉnh chưa thấy xuất hiện ổ dịch, song vì nhiều nguyên nhân, nguy cơ xuất hiện dịch cúm gia cầm, nguy cơ lây bệnh từ gia cầm sang người là khá cao. Chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn bác sĩ Ninh Văn Chủ, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh về công tác phòng chống dịch cúm gia cầm trên người.

 - Xin bác sĩ cho biết tình hình dịch cúm gia cầm trên người hiện nay và nguy cơ dịch bệnh này đối với Quảng Ninh.

+ Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), tình hình cúm gia cầm hiện nay diễn biến phức tạp, nhất là cúm A/H7N9 và cúm A/H5N1. Dịch bệnh này đang bùng phát ở một số nước. Tính đến ngày 2-4, tại Trung Quốc đã có hơn 286 người nhiễm cúm A/H7N9, trong đó 60 người tử vong, 70% trong số này tiếp xúc trực tiếp với gia cầm. Bệnh nhân thường có triệu chứng bị viêm phổi nặng, gồm: Sốt, ho và khó thở. Chỉ một số rất ít trường hợp biểu hiện nhẹ như cảm cúm thông thường và tự khỏi. Dịch cúm A/H7N9 cũng đã xuất hiện tại Quảng Tây (Trung Quốc) - địa phương có đường biên giới với một số tỉnh của Việt Nam, trong đó có Quảng Ninh. Bên cạnh chủng cúm gia cầm H5N1, H7N9; ở Trung Quốc còn xuất hiện một số chủng khác có độc tố cao, như: Cúm A/H10N8, H6N2… có khả năng lây nhiễm sang người. Một số nước trên thế giới có bệnh nhân nhiễm cúm A/H1N1 cũng rất trầm trọng như Ai Cập đã có 38 người tử vong v.v..

Đối với Việt Nam, hiện chưa có dịch cúm A/H7N9, song từ đầu năm đến nay cũng xuất hiện một số ổ dịch cúm A/H5N1. Đã có 1 người ở  Đồng Tháp và 1 người ở Bình Phước chết vì nhiễm loại cúm này từ gia cầm. Ở Quảng Ninh, từ đầu năm đến nay chưa xuất hiện ổ dịch cúm gia cầm H5N1, nhưng trên địa bàn trước đây đã lưu hành các ổ dịch này. Quảng Ninh vừa là tỉnh du lịch, lại là tỉnh có đường biên giới tiếp giáp với Trung Quốc, nơi đang xuất hiện nhiều người nhiễm cúm A/H7N9, nên nguy cơ xảy ra dịch cúm trên gia cầm và cúm gia cầm, cúm lợn trên người rất cao nếu công tác phòng ngừa làm không tốt.

- Vậy các đơn vị y tế đã có biện pháp gì để phòng chống dịch, thưa bác sĩ?

+ Tỉnh đã có chỉ đạo quyết liệt, đồng thời tổ chức các cuộc họp triển khai công tác phòng chống dịch bệnh. Với các đơn vị y tế dự phòng đã sẵn sàng về trang thiết bị, vật tư, hoá chất cho công tác phòng, chống, khoanh vùng, xử lý dịch. Hàng năm, cán bộ, nhân viên y tế dự phòng các tuyến đều được tập huấn về các dịch bệnh, nhất là những dịch bệnh mới xuất hiện để có biện pháp phát hiện, ứng phó kịp thời. Kỹ năng lấy mẫu, bảo quản mẫu ở các tuyến cũng đã thực hiện được thuần thục. Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh hiện đã làm được các xét nghiệm phát hiện cúm A, phân loại được các chủng cúm A/H1N1, H3N2, H5N1. Trung tâm cũng đang triển khai kỹ thuật xét nghiệm cúm A/H7N9, nên việc xử lý các trường hợp phát hiện nhiễm cúm cũng nhanh chóng, kịp thời hơn. Tuy nhiên, do tình trạng chăn nuôi gia cầm, giết mổ gia cầm nhỏ lẻ, nhiều người vì lợi ích cá nhân vẫn cố tình vận chuyển, buôn bán gia cầm trái phép từ Trung Quốc sang Việt Nam qua địa bàn tỉnh, dẫn đến nguy cơ xuất hiện dịch bệnh. Bởi vậy, công tác phòng chống dịch cúm gia cầm trên người có hiệu quả hay không cần nhất vẫn là sự vào cuộc của mỗi người dân.

- Xin cảm ơn bác sĩ!

(Nguồn: baoquangninh.com.vn)

TIN ĐĂNG MỚI NHẤT
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG
  • Liên kết web
  • Lịch công tác Trung tâm
    Phòng chống nCoV
    Văn Bản Pháp Luật
    Quản lý XN
    Hỏi Đáp Trực Tuyến
    Thu tục hành chính
    Hòm thư góp ý SYT
    Hệ thống cơ sở dữ liệu y tế Quảng Ninh
    Website Sở Y tế Quảng Ninh
    BV tỉnh
    BV Bãi Cháy
    BV Sản Nhi
    BV Lao và Phổi
  • Video - Phóng sự
  • Video Phóng Sự
  • Tư vấn
  • Bảng Giá Dịch Vụ
    Tư vấn Dinh Dưỡng
    Tư vấn Đái tháo đường
    Tư vấn xét nghiệm
1800 9014