Quảng Ninh CDC
DS vacxin
Đường dây nóng báo dịch Quảng Ninh 1800- 9214

Phòng, chống các bệnh truyền nhiễm ở người Quảng Ninh: Chủ động ở tất cả các tuyến

Cập nhật: 20/4/2017 | 7:53:29 AM

Quảng Ninh có địa bàn rộng, hoạt động giao lưu thương mại, du lịch diễn ra sôi nổi nên khả năng xâm nhập của dịch bệnh truyền nhiễm ở người là rất cao. Để tăng cường kiểm soát, khống chế dịch bệnh, ngành Y tế tỉnh đã xây dựng, triển khai nhiều giải pháp và thực hiện đồng bộ ở tất cả các tuyến.

Diễn tập tiêu hủy gia cầm bị nhiễm bệnh tại vùng dịch ở TP Móng Cái
Trong 3 tháng đầu năm 2017, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm ở người trên địa bàn tỉnh được khống chế, không có dịch bệnh lớn xảy ra, không ghi nhận các ca mắc cúm A (H7N9, H5N1), Mers-CoV, Zika... Tuy nhiên, theo thống kê, trên địa bàn tỉnh có một số bệnh lưu hành và có chiều hướng tăng, như: Ho gà, tay chân miệng, sốt xuất huyết, thủy đậu, quai bị... Theo dự báo, tình hình dịch luôn có diễn biến phức tạp, một số bệnh truyền nhiễm mới nổi như cúm A/H7N9, Mers-CoV, cúm gia cầm trên người... có nguy cơ xâm nhập; bệnh tay chân miệng vẫn lưu hành trên diện rộng; các dịch bệnh do véc tơ truyền nhiễm có nguy cơ gây dịch; bệnh ho gà xuất hiện rải rác; bệnh tả có nguy cơ xuất hiện tại địa bàn do sự giao lưu qua lại giữa các địa phương, dễ phát tán mầm bệnh... Trước tình hình này, ngay từ đầu năm, ngành Y tế tỉnh đã triển khai kế hoạch phòng chống các dịch bệnh, đặc biệt các dịch bệnh hay lây nhiễm thường bùng phát vào mùa đông xuân, xuân hè, cúm gia cầm lây sang người. Theo đó, việc đầu tiên là tăng cường công tác kiểm dịch y tế quốc tế tại các cửa khẩu. Các đối tượng nhập cảnh qua các cửa khẩu được giám sát chặt chẽ, kiểm dịch y tế để phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, đặc biệt đối với các đối tượng đến từ khu vực đang có dịch. Các công tác truyền thông, khuyến cáo người dân cũng được thực hiện thường xuyên, nhất là những đối tượng có nguy cơ cao, như người chăn nuôi gia cầm, thủy cầm và người chế biến gia cầm, để mọi người thực hiện biện pháp phòng ngừa… Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh-đơn vị được giao thường trực công tác phòng, chống dịch bệnh đã xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch năm 2017; đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm giảm mắc, giảm tử vong, đào tạo-tập huấn, truyền thông-giáo dục, phối hợp liên ngành... Đặc biệt, việc tổ chức thực hiện được phân công rõ người, rõ việc đến từng đơn vị y tế từ tuyến tỉnh, huyện đến tuyến xã và y tế các cơ quan, doanh nghiệp. Các đơn vị dự phòng, điều trị đã tổ chức rà soát lại và chủ động về cơ số thuốc phòng chống dịch, hóa chất khử khuẩn; nhân lực các đội phòng chống dịch; vật tư phòng dịch bệnh...; chuẩn bị phương án các khu điều trị cách ly, trong đó sẵn sàng các trang thiết bị điều trị, cấp cứu... Đầu tháng 4 vừa qua, tại TP Móng Cái, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với UBND tỉnh tổ chức diễn tập chủ động phòng chống dịch cúm A/H7N9 và các chủng vi rút cúm gia cầm nguy hiểm có khả năng lây sang người. Buổi diễn tập diễn ra với các tình huống giả định: Xử lý tình huống tại nơi buôn bán gia cầm ở chợ Thọ Xuân, phường Hòa Lạc, TP Móng Cái; xử lý tình huống tại nhà bệnh nhân nghi nhiễm cúm gia cầm tại khu Thọ Xuân, phường Hòa Lạc, TP Móng Cái; xử lý tình huống tại Trung tâm Y tế TP Móng Cái. Buổi diễn tập góp phần nâng cao năng lực tổ chức, chỉ đạo và điều hành của Ban chỉ đạo phòng chống dịch cúm gia cầm các cấp; nâng cao hiệu quả trong công tác phối hợp liên ngành giữa các cấp chính quyền, các tổ chức, hội đoàn thể của địa phương sẵn sàng đáp ứng với tình huống xảy ra dịch cúm A/H7N9 trên địa bàn TP Móng Cái. Đồng thời, giúp cho ngành Y tế và Nông nghiệp chủ động hơn trong triển khai các biện pháp bao vây, khống chế và dập dịch; tạo kinh nghiệm cho các xã, phường chủ động sẵn sàng ứng phó khi có dịch xảy ra... Đồng chí Nguyễn Mạnh Tuấn, Phó Giám đốc Sở Y tế cho biết: Cuộc diễn tập phòng chống dịch cúm A/H7N9 và các chủng vi rút cúm gia cầm nguy hiểm trên địa bàn TP Móng Cái được được đánh giá cao; các đơn vị thuộc ngành Y tế đã có sự phối hợp rất tốt. Trên thực tế, để giám sát chặt chẽ công tác phòng, chống dịch tại cơ sở thì vai trò của trạm y tế, nhân viên y tế là rất quan trọng. Do đó, Sở Y tế chỉ đạo Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh và các đơn vị y tế tuyến tỉnh tiếp tục tích cực hỗ trợ hệ thống phòng, chống dịch tuyến huyện, xã, đặc biệt là về chuyên môn, kỹ thuật. Có sự tích cực, chuẩn bị tốt từ tất cả các tuyến, chắc chắn công tác phòng, chống dịch bệnh sẽ linh hoạt hơn, chủ động hơn...

(Nguồn: baoquangninh.com.vn)

TIN ĐĂNG MỚI NHẤT
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG
  • Liên kết web
  • Lịch công tác Trung tâm
    Phòng chống nCoV
    Văn Bản Pháp Luật
    Quản lý XN
    Hỏi Đáp Trực Tuyến
    Thu tục hành chính
    Hòm thư góp ý SYT
    Hệ thống cơ sở dữ liệu y tế Quảng Ninh
    Website Sở Y tế Quảng Ninh
    BV tỉnh
    BV Bãi Cháy
    BV Sản Nhi
    BV Lao và Phổi
  • Video - Phóng sự
  • Video Phóng Sự
  • Tư vấn
  • Bảng Giá Dịch Vụ
    Tư vấn Dinh Dưỡng
    Tư vấn Đái tháo đường
    Tư vấn xét nghiệm
1800 9014