Quảng Ninh CDC
DS vacxin
Đường dây nóng báo dịch Quảng Ninh 1800- 9214

Rét kỷ lục, nhiều người bị đột quỵ, nhồi máu cơ tim, nhiều trẻ nhập viện

Cập nhật: 26/1/2016 | 7:42:02 AM

Trong 3 ngày rét đậm vừa qua, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) tiếp nhận hơn 20 bệnh nhân bị tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim... tăng lên so với trước đó, nguyên nhân do thời tiết lạnh đột ngột. Tại BVĐK Xanh pôn, cũng ghi nhận cảnh tượng rất đông bệnh nhân đến đây, trong đó chủ yếu là người già và trẻ nhỏ

Nghĩ mình trẻ, khỏe nên chủ quan…

Ông Nguyễn Ngọc Hiền, Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cho biết, mấy ngày rét đậm vừa qua, số bệnh nhân đến không tăng đột ngột, nhưng các bệnh liên quan đến thời tiết lạnh đột ngột như: tăng huyết áp, đột quỵ, tim mạch… có xu hướng tăng lên, đáng chú ý có cả nhiều người trẻ- có thể nghĩ mình còn trẻ khỏe nên chủ quan.

Ông Dương Đức Hùng, Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp, Bệnh viện Bạch Mai cũng cho biết, trong 3 ngày rét đậm vừa qua có hơn 20 bệnh nhân bị tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, tăng đột biến; nguyên nhân là do thời tiết lạnh đột ngột. Những trường hợp này hay gặp ở người già; có người đang trong chăn ấm, dậy đi tiểu, gặp lạnh mạch máu co lại đột ngột dẫn đến tai biến.

Khi trời rét, các mạch máu co lại đã là một nguyên nhân khiến huyết áp tăng, các biến chứng có thể xảy ra. Bên cạnh đó kèm thêm các yếu tố thuận lợi khác như: chui ra khỏi chăn ấm, gặp cơn gió lạnh, đi tiểu..., tất cả đều làm cơ thể bị mất thêm nhiệt. Chính sự thay đổi đột ngột đó của cơ thể khiến các mạch máu càng co lại, huyết áp càng tăng. Khi đó với những người vốn bị bệnh tim mạch thì các biến chứng như: vỡ mạch máu trong não, đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim... xuất hiện nhiều hơn.

45 giường bệnh khoa Hồi sức tích cực kín chỗ. Trong 3 ngày vừa qua số lượng bệnh nhân phổi tắc nghẽn mán tính vào đợt cấp, viêm phế quản mãn tính tăng hơn so với trước. Tại khoa Cấp cứu, các bác sĩ cũng luôn chân luôn tay cấp cứu vì liên tục có bệnh nhân chuyển đến. Theo các bác sĩ, nhóm người dễ bị tác động nhất trong thời rết rét đậm những ngày qua là: người cao tuổi, bệnh lý tim mạch, cao huyết áp, phổi tắc nghẽn mãn tính.

Tại khoa Nhi, số trẻ đến khám xu hướng tăng lên trong mấy ngày rét đậm, chủ yếu do các bệnh hô hấp; trong đó chủ yếu là trẻ nhỏ. Đáng chú ý có bé hơn 1 tháng tuổi mới bị ho, khó thở, khò khè vào cấp cứu đã bị viêm phổi.

Từ giữa tháng 12, khi dự báo có những đợt không khí lạnh bất thường, Bệnh viện Bạch Mai đã có kế hoạch phòng chống giá rét. Bệnh viện tiến hành bảo dưỡng, trang bị thêm điều hòa 2 chiều tại những khu vực quan trọng như: khoa nhi, nhà đẻ, cấp cứu, hồi sức tích cực… Đồng thời sửa chữa lại nhà cửa, thay kính bị nứt vỡ, đảm bảo kín gió; cung cấp thêm chăn, ga đệm cho bệnh nhân đảm bảo đủ ấm. Người nhà cũng được phép mang chăn, đệm vào; trong trường hợp đặc biệt, nguồn điện đảm bảo có thể cho mang quạt sười, lò sưởi vào trong buồng bệnh.

Bệnh nhi nằm ghép giường vì trẻ nhập viện tăng

Chiều 25/1, có mặt tại BVĐK Xanh pôn, chúng tôi ghi nhận cảnh tượng rất đông bệnh nhân đến đây, trong đó chủ yếu là người già và trẻ nhỏ. Tại khu vực Phòng khám Dịch vụ nội, ngay trước cửa bàn đo huyết áp, rất nhiều người cao tuổi với cuốn sổ y bạ trên tay đang xếp hàng để chờ tới lượt. Còn tại Khoa Nhi Tổng hợp của BV này, những em bé được bọc kín trong những bộ quần áo rét to sù, ánh mắt mệt mỏi, nước mũi chảy ròng ròng, có bé mặt đỏ lên vì những cơn ho như rút ruột. Trong 3 ngày (từ 23 đến 25-1), tại đây luôn rơi vào tình trạng quá tải. Toàn khoa có 43 giường bệnh nhưng luôn có khoảng 60 bệnh nhi nằm điều trị. Do đó, có giường bệnh phải nằm ghép 2-3 bệnh nhi/giường bệnh.

BS Nguyễn Văn Thường, Trưởng Khoa Nhi Tổng hợp (BVĐK  Xanh pôn) cho biết, trời chuyển lạnh đột ngột tạo điều kiện thuận lợi cho 2 nhóm bệnh hô hấp và virus phát triển. Bệnh nhân nhập viện thời điểm này chủ yếu là người già và trẻ nhỏ. Nếu vào thời điểm bình thường, lượng bệnh nhi đến khám tăng, nhập viện giảm, thậm chí trong tổng số bệnh nhi đến khám thì lượng người nhập viện chỉ chiếm từ 10-20%. Thế nhưng, khi thời tiết khắc nghiệt như hiện nay, lượng bệnh nhi nhập viện tăng mạnh, chiếm từ 50-60% tổng số bệnh nhân đến khám. “Trời lạnh nên các bậc phụ huynh cũng lười đưa con đến khám hơn, chỉ khi bệnh chuyển nặng thì họ mới cho con nhập viện”- BS Thường lý giải.

Để hạn chế tình trạng quá tải tại đây, các bác sĩ phải tích cực khám để phân loại bệnh nhân. Với những bệnh nhân nhẹ, các thầy thuốc sẽ hướng dẫn phụ huynh tự điều trị cho con tại nhà. Những bệnh nhân bệnh đã thuyên giảm lập tức cho xuất viện và chỉ định tái khám định kỳ. Thậm chí có những bệnh nhân được chỉ định chuyển xuống điều trị ở tuyến dưới… Ngay trong sáng 25/1, tại đây đã có 20 trẻ xuất viện. Hiện tại, tại khoa còn 57 trẻ đang điều trị.

Liên quan đến việc đảm bảo công tác khám chữa bệnh trong thời tiết giá rét, Cục Quản lý Khám chữa bệnh - Bộ Y tế đề nghị đơn vị chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh bảo đảm việc phòng chống rét cho người bệnh trong quá trình khám chữa bệnh tại bệnh viện: nơi xếp hàng chờ khám, phòng khám bệnh, buồng điều trị, buồng kỹ thuật người bệnh phải đảm bảo kín gió, có đủ chăn đệm, phương tiện giữ nhiệt, sưởi ấm phù hợp. Nghiên cứu phương án phòng chống rét cho người nhà thăm nuôi người bệnh hợp lý, không để người nhà người bệnh ở lại thăm nuôi nằm trên sàn nhà lạnh, hành lang gây nguy hại đến sức khoẻ. Đồng thời bảo đảm bố trí đủ cơ số thuốc cấp cứu, giường bệnh, chuẩn bị sẵn sàng các phương tiện cấp cứu để xử lý kịp thời các trường hợp cấp cứu thường gặp do thời tiết rét lạnh hoặc thời tiết thay đổi bất thường gây ra như các bệnh tim mạch, tăng huyết áp, đột quỵ, viêm đường hô hấp cấp, viêm đường hô hấp do các loại virut đường hô hấp gây ra do nhiệt độ giảm sâu và điều kiện chăm sóc, cách ly và dinh dưỡng kém.

 

Dự báo trong những ngày tới, miền Bắc vẫn tiếp tục lạnh, nhiều nơi vẫn rét âm độ. Vì thế, các bác sĩ khuyến cáo, khi đi ra ngoài đường trong thời tiết lạnh thì phải mặc đủ ấm, mặc áo nhiều lớp mỏng để giữ thân nhiệt ổn định, có thể dễ dàng cởi ra lúc nóng, thích hợp thời điểm thời tiết thay đổi. Chú ý giữ ấm đầu, cổ, ngực và bàn chân. Tránh đi ra ngoài vào ban đêm và thay đổi tư thế đột ngột, tránh gió lùa. Khi ngủ dậy cần ra khỏi giường một cách từ từ, đồng thời mặc đủ quần áo ấm; không nên dậy vào lúc 4-5 giờ sáng vì lúc đó huyết áp hay tăng.

Những người mắc bệnh tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh mãn tính rất cần các hoạt động thể lực. Vì thế dù trong thời tiết lạnh mà cố gắng duy trì việc tập được đều đặn thì càng tốt. Tuy nhiên, cần chú ý có giai đoạn khởi động hợp lý, đặc biệt là giai đoạn làm nóng cơ thể, sau đó bỏ bớt đồ và duy trì các bài tập thường xuyên. Những hôm trời mưa, rét đậm như mấy ngày vừa qua thì nên tập trong nhà, không nên tập thể dục ngoài trời trước 6h30 sáng để tránh bị nhiễm lạnh.

(Nguồn: suckhoedoisong.vn)

TIN ĐĂNG MỚI NHẤT
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG
  • Liên kết web
  • Lịch công tác Trung tâm
    Phòng chống nCoV
    Văn Bản Pháp Luật
    Quản lý XN
    Hỏi Đáp Trực Tuyến
    Thu tục hành chính
    Hòm thư góp ý SYT
    Hệ thống cơ sở dữ liệu y tế Quảng Ninh
    Website Sở Y tế Quảng Ninh
    BV tỉnh
    BV Bãi Cháy
    BV Sản Nhi
    BV Lao và Phổi
  • Video - Phóng sự
  • Video Phóng Sự
  • Tư vấn
  • Bảng Giá Dịch Vụ
    Tư vấn Dinh Dưỡng
    Tư vấn Đái tháo đường
    Tư vấn xét nghiệm
1800 9014