Quảng Ninh CDC
DS vacxin
Đường dây nóng báo dịch Quảng Ninh 1800- 9214

Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh: Đẩy mạnh công tác phòng, chống dịch bệnh

Cập nhật: 30/9/2014 | 8:23:59 PM

Là địa phương có nhiều đầu mối giao thông, trung tâm thương mại, du lịch và công nghiệp, các cửa khẩu quốc tế, quốc gia..., nên Quảng Ninh luôn có nguy cơ cao bị dịch bệnh xâm nhập và dễ dàng bùng phát thành dịch lớn tại cộng đồng. Vì vậy, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh luôn chủ động, tích cực triển khai nhiều giải pháp phòng, chống các loại dịch bệnh theo phương châm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”

Tiêm vắc xin cho trẻ em tại Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh.
Tiêm vắc xin cho trẻ em tại trạm y tế phường Trần Hưng Đạo, TP Hạ Long. (Ảnh: Thu Nguyệt)

Theo ông Ninh Văn Chủ, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, từ đầu năm đến nay, tình hình dịch bệnh trong cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh nói riêng diễn ra phức tạp với nhiều dịch bệnh nguy hiểm, như: Tay chân miệng, sởi, sốt xuất huyết, cúm A (H1N1), tiêu chảy Samonella... Vì vậy, để chủ động phòng, chống những loại dịch bệnh này, ngay từ đầu năm, Trung tâm xây dựng kế hoạch chi tiết, triển khai nhiều giải pháp nhằm phòng, chống các loại dịch bệnh tập trung và dịch bệnh nguy hiểm. Theo đó, Trung tâm đã chủ động dự trù đủ cơ số thuốc hoá chất, vật tư cho công tác phòng, chống dịch; nâng cao chất lượng hệ thống thiết bị xét nghiệm, đảm bảo đủ điều kiện xét nghiệm những loại dịch quan trọng; củng cố các đội cơ động phòng chống dịch, sẵn sàng đáp ứng khi có dịch xảy ra. Bên cạnh đẩy mạnh công tác truyền thống, giáo dục về vệ sinh cá nhân, vệ sinh nơi sinh hoạt cho người dân, Trung tâm phối hợp với các ban, ngành liên quan trong công tác kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường. Đặc biệt, đối với khu vực dễ bị dịch bệnh xâm nhập như TP Móng Cái, Trung tâm đã phối hợp với Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế, tăng cường giám sát chặt chẽ, kiểm tra sức khoẻ các đối tượng xuất nhập cảnh, quá cảnh từ nước ngoài đến Quảng Ninh, nhất là đối với các vùng dịch và nghi dịch v.v..

Cùng với đó, Trung tâm thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn cho các bệnh viện, trung tâm y tế tuyến huyện về cách phòng, chống dịch bệnh; chỉ đạo và giám sát 14/14 huyện, thị xã, thành phố thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả công tác phòng, chống dịch và tiêm chủng mở rộng… Qua đó, tỷ lệ tiêm vắc xin sởi bổ sung cho trẻ từ 9 tháng đến 2 tuổi đạt 96,83%, trẻ từ 2-10 tuổi đạt 95,6%; uống bổ sung vắc xin phòng bại liệt trẻ từ 0-5 tuổi cho các huyện biên giới, huyện có tỷ lệ tiêm chủng thấp đạt 97,6%; tiêm viêm não Nhật Bản B cho trẻ từ 1-3 tuổi đạt 94,6%...

Theo Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, tính đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh có 312 trường hợp mắc tay chân miệng, 742 trường hợp sốt phát ban, 26 ca sốt xuất huyết, 4 ca viêm não virut, 188 ca dương tính với cúm A (H1N1)… Trong đó, số ca mắc sởi xác định có 65,1% chưa tiêm phòng sởi, 27% không rõ tiền sử tiêm phòng và 7,3% đã tiêm phòng 1 mũi sởi. Số ca mắc bệnh tay chân miệng giảm 37,6% so với cùng kỳ và hầu hết đều ở mức độ nhẹ.

Cũng theo ông Ninh Văn Chủ: Mùa mưa bão luôn là thời điểm có nguy cơ cao xảy ra các loại dịch bệnh, nhất là các bệnh đường tiêu hoá (tiêu chảy cấp, lỵ trực khuẩn, thương hàn…), bệnh lây truyền qua vec tơ (sốt xuất huyết), bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính, đau mắt đỏ, viêm da nhiễm trùng… Trước và sau cơn bão số 3 vừa qua, Trung tâm đã phối hợp với chính quyền và các ngành ở địa phương tăng cường thực hiện công tác xử lý môi trường, xử lý nguồn nước sinh hoạt, diệt vec tơ truyền bệnh và hướng dẫn người dân vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống đúng cách; chỉ đạo các đơn vị tăng cường giám sát, phát hiện dịch bệnh và báo cáo giám sát giữa các tuyến hàng ngày. Trung tâm chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, phương tiện, tăng cường công tác kiểm tra trong và sau lũ theo phương châm “4 tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ). Nhờ đó, sau bão không có dịch bệnh xảy ra.

Tiêm vắc xin cho trẻ em tại Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh.
Tiêm vắc xin cho trẻ em tại trạm y tế phường Trần Hưng Đạo, TP Hạ Long. (Ảnh: Thu Nguyệt)

Theo ông Ninh Văn Chủ, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, từ đầu năm đến nay, tình hình dịch bệnh trong cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh nói riêng diễn ra phức tạp với nhiều dịch bệnh nguy hiểm, như: Tay chân miệng, sởi, sốt xuất huyết, cúm A (H1N1), tiêu chảy Samonella... Vì vậy, để chủ động phòng, chống những loại dịch bệnh này, ngay từ đầu năm, Trung tâm xây dựng kế hoạch chi tiết, triển khai nhiều giải pháp nhằm phòng, chống các loại dịch bệnh tập trung và dịch bệnh nguy hiểm. Theo đó, Trung tâm đã chủ động dự trù đủ cơ số thuốc hoá chất, vật tư cho công tác phòng, chống dịch; nâng cao chất lượng hệ thống thiết bị xét nghiệm, đảm bảo đủ điều kiện xét nghiệm những loại dịch quan trọng; củng cố các đội cơ động phòng chống dịch, sẵn sàng đáp ứng khi có dịch xảy ra. Bên cạnh đẩy mạnh công tác truyền thống, giáo dục về vệ sinh cá nhân, vệ sinh nơi sinh hoạt cho người dân, Trung tâm phối hợp với các ban, ngành liên quan trong công tác kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường. Đặc biệt, đối với khu vực dễ bị dịch bệnh xâm nhập như TP Móng Cái, Trung tâm đã phối hợp với Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế, tăng cường giám sát chặt chẽ, kiểm tra sức khoẻ các đối tượng xuất nhập cảnh, quá cảnh từ nước ngoài đến Quảng Ninh, nhất là đối với các vùng dịch và nghi dịch v.v..

Cùng với đó, Trung tâm thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn cho các bệnh viện, trung tâm y tế tuyến huyện về cách phòng, chống dịch bệnh; chỉ đạo và giám sát 14/14 huyện, thị xã, thành phố thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả công tác phòng, chống dịch và tiêm chủng mở rộng… Qua đó, tỷ lệ tiêm vắc xin sởi bổ sung cho trẻ từ 9 tháng đến 2 tuổi đạt 96,83%, trẻ từ 2-10 tuổi đạt 95,6%; uống bổ sung vắc xin phòng bại liệt trẻ từ 0-5 tuổi cho các huyện biên giới, huyện có tỷ lệ tiêm chủng thấp đạt 97,6%; tiêm viêm não Nhật Bản B cho trẻ từ 1-3 tuổi đạt 94,6%...

Theo Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, tính đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh có 312 trường hợp mắc tay chân miệng, 742 trường hợp sốt phát ban, 26 ca sốt xuất huyết, 4 ca viêm não virut, 188 ca dương tính với cúm A (H1N1)… Trong đó, số ca mắc sởi xác định có 65,1% chưa tiêm phòng sởi, 27% không rõ tiền sử tiêm phòng và 7,3% đã tiêm phòng 1 mũi sởi. Số ca mắc bệnh tay chân miệng giảm 37,6% so với cùng kỳ và hầu hết đều ở mức độ nhẹ.

Cũng theo ông Ninh Văn Chủ: Mùa mưa bão luôn là thời điểm có nguy cơ cao xảy ra các loại dịch bệnh, nhất là các bệnh đường tiêu hoá (tiêu chảy cấp, lỵ trực khuẩn, thương hàn…), bệnh lây truyền qua vec tơ (sốt xuất huyết), bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính, đau mắt đỏ, viêm da nhiễm trùng… Trước và sau cơn bão số 3 vừa qua, Trung tâm đã phối hợp với chính quyền và các ngành ở địa phương tăng cường thực hiện công tác xử lý môi trường, xử lý nguồn nước sinh hoạt, diệt vec tơ truyền bệnh và hướng dẫn người dân vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống đúng cách; chỉ đạo các đơn vị tăng cường giám sát, phát hiện dịch bệnh và báo cáo giám sát giữa các tuyến hàng ngày. Trung tâm chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, phương tiện, tăng cường công tác kiểm tra trong và sau lũ theo phương châm “4 tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ). Nhờ đó, sau bão không có dịch bệnh xảy ra.

(Nguồn: baoquangninh.com.vn)

TIN ĐĂNG MỚI NHẤT
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG
  • Liên kết web
  • Lịch công tác Trung tâm
    Phòng chống nCoV
    Văn Bản Pháp Luật
    Quản lý XN
    Hỏi Đáp Trực Tuyến
    Thu tục hành chính
    Hòm thư góp ý SYT
    Hệ thống cơ sở dữ liệu y tế Quảng Ninh
    Website Sở Y tế Quảng Ninh
    BV tỉnh
    BV Bãi Cháy
    BV Sản Nhi
    BV Lao và Phổi
  • Video - Phóng sự
  • Video Phóng Sự
  • Tư vấn
  • Bảng Giá Dịch Vụ
    Tư vấn Dinh Dưỡng
    Tư vấn Đái tháo đường
    Tư vấn xét nghiệm
1800 9014