70% người mắc bệnh đái tháo đường ở Việt Nam chưa được chẩn đoán
Cập nhật: 21/9/2017 | 7:26:33 AM
Theo ước tính, số người trưởng thành tử vong toàn cầu liên quan tới đái tháo đường là khoảng 5 triệu người, trong khi con số tử vong do HIV/AIDS chỉ 1,1 triệu người; do lao là 1,4 triệu người và do sốt rét là 438 nghìn người.
Gánh nặng bệnh tật do đái tháo đường
Tại buổi lễ công bố hai hướng dẫn chuyên môn mới được cập nhật về đái tháo đường type 2 do Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) tổ chức chiều ngày 20/9, PGS.TS Lương Ngọc Khuê- Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh cho biết, gánh nặng đái tháo đường tại Việt Nam sẽ tăng nhanh đến năm 2040. Theo đó, một trong bảy người trưởng thành ở Việt Nam mắc tiền đái tháo đường hoặc đái tháo thường.
Năm 2015, Việt Nam có 3,5 triệu người trưởng thành mắc đái tháo đường, tương đương 6% dân số và dự kiến đến năm 2040 sẽ có 6,1 triệu người trưởng thành có thể mắc đái tháo đường, tăng 74%.
Cũng theo số liệu mà Cục Quản lý Khám chữa bệnh đưa ra, hiện nay, 5/10 người mắc đái tháo đường không biết mình mắc bệnh (khoảng 1,8 triệu dân). Dưới 1/10 người mắc đái tháo đường không đạt được các mục tiêu điều trị.
“Việt Nam đang có tảng băng về đái tháo đường, trong đó, có 31,1% người đái tháo đường (nhóm 18 đến 69 tuổi) được chẩn đoán, trong khi có tới 69,9% người đái tháo đường chưa được chẩn đoán. Bên cạnh đó, đái tháo đường được quản lý tại cơ sở y tế mới chỉ 28,9% trong khi số chưa được quản lý theo số liệu thống kê mới nhất năm 2015 là 71,1%.
Đây thực sự là khoảng trống lớn về sự chênh lệch giữa nhu cầu và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe” – ông Khuê nhấn mạnh
Theo ước tính, số người trưởng thành tử vong toàn cầu liên quan tới đái tháo đường là khoảng 5 triệu người, trong khi con số tử vong do HIV/AIDS chỉ 1,1 triệu người; do lao là 1,4 triệu người và do sốt rét là 438 nghìn người.
Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh nhận định, đái tháo đường có thể được coi là đại dịch có nguy cơ gây ra gánh nặng bệnh tật gấp 20-40 lần so với những bệnh lây nhiễm khác. Đái tháo đường là nguyên nhân hàng đầu gây ra mù lòa, suy thận, gây cụt chi chỉ sau tai nạn giao thông, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, bất lực, rối loạn nhận thức, giảm tuổi thọ và chất lượng cuộc sống.
Đối tượng nào cần xét nghiệm đường huyết ngay cả khi chưa có dấu hiệu bệnh?
Để tăng cường chẩn đoán, điều trị, quản lý đái tháo đường, giảm khoảng trống điều trị bệnh, việc xây dựng tài liệu hướng dẫn chẩn đoán, điều trị chuẩn mực cho người hành nghề khám, chữa bệnh là quan trọng. Đặc biệt, nhiều người đang sống với bệnh đái tháo đường type 2 trong một thời gian dài mà không nhận biết được tình trạng bệnh của họ. Đến khi được chẩn đoán, thường đã kèm theo các biến chứng của bệnh.
Trong nội dung trong hướng dẫn cập nhật về bệnh đái tháo đường tuýp 2 đưa ra hướng dẫn và quy trình lâm sàng về chẩn đoán, điều trị đái tháo đường tuýp 2 bao gồm phát hiện và chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ, thực hiện xét nghiệm chẩn đoán đái tháo đường ở người chưa có triệu chứng đái tháo đường, nội dung đánh giá toàn diện bệnh nhân đái tháo đường cần thực hiện trước khi điều trị cho người bệnh; mục tiêu điều trị cần đạt được…
Theo đó, tiêu chuẩn để làm xét nghiệm chẩn đoán đái tháo đường hoặc tiền đái tháo đường ở người không có triệu chứng của bệnh là người lớn có chỉ số BMI từ 23 trở lên hoặc cân nặng lớn hơn 120% cân nặng lý tưởng và có một hoặc nhiều hơn một trong các yếu tố sau:
Người có vòng eo từ 80-90 cm nguy cơ mắc đái tháo đường cao
- Ít vận động thể lực
- Gia đình có người bị đái tháo đường ở thế hệ cận kề (bố, mẹ, anh chị em ruột)
- Tăng huyết áp
- Nồng độ HDL cholesterol dưới 35mg/(0,9mmol/L) hoặc nồng độ triglyceride lớn hơn 250mg/dL (2,82mmol/L)
- Vòng bụng to: nam từ 90 cm và nữ từ 80 cm
- Phụ nữ bị buồng trứng đa nang
- Phụ nữ đã mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ
- HbA1c từ 5,7% trở lên (39mmol/mol), rối loạn glucose huyết đói hay rối loạn dung nạp glucose ở lần xét nghiệm trước đó
- Có các dấu hiệu đề kháng insulin trên lâm sàng (như béo phì, dấu gái đen…)
- Tiền sử bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch
Ở bệnh nhân không có dấu hiệu trên bắt đầu thực hiện xét nghiệm phát hiện sớm đái tháo đường ở tuổi từ 45 trở lên. Nếu kết quả xét nghiệm bình thường, nên lặp lại xét nghiệm sau mỗi 1-3 năm. Có thể thực hiện xét nghiệm sớm hơn
(Nguồn: suckhoedoisong.vn)
- Kiểm tra giám sát chất lượng nước sạch năm 2024 (30/10/2024)
- V/v Yêu cầu báo giá nhu cầu mua Đèn mổ di động (Đèn mổ treo tường) (29/10/2024)
- Tập huấn điều trị, chăm sóc HIV/AIDS và quản lý thuốc kháng HIV (29/10/2024)
- Tập huấn kiến thức Nha học đường năm 2024 (25/10/2024)
- Kế hoạch sửa chữa, thay thế mới linh kiện, thiết bị máy tính văn phòng cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (25/10/2024)
- Hội nghị tham vấn về hoạt động Dự án USAID tăng cường năng lực địa phương trong dự phòng, giám sát và đáp ứng dịch bệnh tại Quảng Ninh (24/10/2024)
- Chi bộ Phòng chống HIV/AIDS Bệnh không lây nhiễm tổ chức sinh hoạt chuyên đề Quý IV (24/10/2024)
- CDC Quảng Ninh giám sát công tác triển khai tiến độ thực hiện các chương trình mục tiêu Y tế - Dân số năm 2024 (24/10/2024)
- Đông y trị đái tháo đường (13/9/2017)
- Báo động nhiều trẻ nhỏ đã mắc đái tháo đường: 5 dấu hiệu nhận biết sớm bệnh này (12/9/2017)
- Hi vọng tìm ra thuốc ngừa tiểu đường và bệnh tim (6/9/2017)
- Hơn 50% bệnh nhân chết vì đái tháo đường trước tuổi 60 (31/7/2017)
- Người tiểu đường có cần cấm tuyệt đối ăn trái cây ngọt? (18/7/2017)
- 7 dấu hiệu cảnh báo nguy cơ đái tháo đường týp 2 (17/7/2017)
- Bệnh nhân tiểu đường tập luyện sao cho an toàn? (12/7/2017)
- Cách xử trí khi tăng, hạ đường máu (10/7/2017)
- Kiểm soát đường huyết khi bị tiểu đường thai kỳ (7/7/2017)
- Dinh dưỡng cho người bệnh đái tháo đường (20/6/2017)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều