Quảng Ninh CDC
DS vacxin
Đường dây nóng báo dịch Quảng Ninh 1800- 9214

Lý do bệnh nhân tiểu đường cần chăm kỹ răng miệng

Cập nhật: 9/2/2015 | 1:13:48 PM

Bệnh tiểu đường không kiểm soát được có thể dẫn đến nhiều vấn đề như sâu răng, viêm nướu, nấm miệng, nha chu, chậm lành vết thương...

Tỷ lệ bệnh đái tháo đường ở Việt Nam hiện chiếm khoảng 5,5 % dân số và ước tính sẽ còn tăng lên trong tương lai. Ăn uống không điều độ, ít vận động, lối sống công nghiệp với thực phẩm ăn nhanh, ít dinh dưỡng, quá thừa năng lượng kèm theo áp lực công việc và cuộc sống, tình trạng căng thẳng kéo dài… đều là những nhân tố tác động đến khả năng mắc bệnh đái tháo đường.

Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng trên hệ tim mạch, thận, mắt, mạch máu não, răng miệng.

 Bệnh nhân tiểu đường phải đối mặt với mnguy cơ cao các vấn đề về răng miệng. Ảnh minh họa: howtocurediabetes
Bệnh nhân tiểu đường phải đối mặt với mnguy cơ cao các vấn đề về răng miệng. Ảnh minh họa: howtocurediabetes

Bệnh tiểu đường không kiểm soát được có thể làm giảm lưu lượng nước bọt, gây khô miệng. Khô miệng dễ dẫn đến nóng rát miệng, viêm loét, nhiễm trùng và sâu răng.

Bệnh đái tháo đường làm suy yếu các tế bào bạch cầu - vốn là các tế bào phòng vệ của cơ thể - làm cho khả năng chống lại nhiễm trùng của cơ thể bị suy giảm. Tiếp xúc lâu dài với dòng máu có lượng đường cao làm cho thành mạch máu dày lên, từ đó làm giảm lưu lượng máu, các tế bào bảo vệ và các chất dinh dưỡng đến mô cơ quan. Chính vì vậy, người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ mắc bệnh nha chu và viêm nướu cũng như sau can thiệp nha khoa họ có nguy cơ dễ nhiễm trùng và chậm lành thương hơn người bình thường.

Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy mối quan hệ hai chiều giữa bệnh nha chu và bệnh tiểu đường. Không chỉ người bị bệnh tiểu đường dễ mắc các bệnh về nha chu, mà các bệnh về nha chu nặng có thể có ảnh hưởng đến việc kiểm soát đường huyết và góp phần vào sự tiến triển của bệnh tiểu đường.

Bệnh nhân tiểu đường hút thuốc có nguy cơ bị nấm miệng và bệnh nha chu cao  gấp 20 lần so với người bị tiểu đường không hút thuốc lá.

Chăm sóc răng miệng ở bệnh nhân tiểu đường

Giữ đường huyết ở mức ổn định. Bạn càng kiểm soát tốt đường trong máu, càng tốt cho sức khỏe răng miệng. Tất cả can thiệp nha khoa chỉ có thể thực hiện khi bệnh nhân kiểm soát tốt đường huyết và giữ đường huyết ở mức ổn định.

Đánh răng ít nhất hai lần một ngày với bàn chải có lông mịn và kem đánh răng có fluoride. Chải răng đúng phương pháp, tránh chải mạnh có thể gây chấn thương mô nướu.

Dùng chỉ nha khoa hằng ngày sẽ giúp loại bỏ mảng bám vi khuẩn giữa các răng.

Nếu có sử dụng hàm giả tháo lắp nên làm sạch chúng hàng ngày. Không mang hàm giả khi ngủ. Nếu hàm giả lỏng hoặc khít chặt quá làm đau thì nên làm lại hàm giả mới.

Tình trạng răng miệng nên được kiểm tra và vệ sinh bởi bác sĩ nha khoa hai lần một năm.            

Nếu hút thuốc, hãy cố gắng bỏ thuốc lá.

Hãy chắc chắn rằng bác sĩ nha khoa biết bạn có bệnh tiểu đường mỗi khi bạn có vấn đề về răng miệng muốn khám.

(Nguồn: vnexpress.net)

TIN ĐĂNG MỚI NHẤT
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG
  • Liên kết web
  • Lịch công tác Trung tâm
    Phòng chống nCoV
    Văn Bản Pháp Luật
    Quản lý XN
    Hỏi Đáp Trực Tuyến
    Thu tục hành chính
    Hòm thư góp ý SYT
    Hệ thống cơ sở dữ liệu y tế Quảng Ninh
    Website Sở Y tế Quảng Ninh
    BV tỉnh
    BV Bãi Cháy
    BV Sản Nhi
    BV Lao và Phổi
  • Video - Phóng sự
  • Video Phóng Sự
  • Tư vấn
  • Bảng Giá Dịch Vụ
    Tư vấn Dinh Dưỡng
    Tư vấn Đái tháo đường
    Tư vấn xét nghiệm
1800 9014