Sử dụng đường hóa học không ngăn được bệnh tiểu đường
Cập nhật: 22/9/2014 | 9:43:23 AM
Theo một kết quả nghiên cứu mới đây do Viện nghiên cứu Weizmann tại Rehovot (Israel) công bố trên tạp chí khoa học uy tín Nature, sử dụng đường hóa học có thể giúp kiểm soát phần nào cân nặng nhưng không thể ngăn chặn được bệnh béo phì hay bệnh tiểu đường cũng như một số căn bệnh về chuyển hóa chất.
Từ nhiều năm qua, các nhà nghiên cứu vẫn cố gắng giải đáp nguyên nhân của việc mặc dù đã sử dụng đường hóa học không chứa calorie nhưng một số người vẫn không thể giảm cân; thậm chí vẫn tiếp tục tăng cân.
Các nghiên cứu và thực nghiệm trên chuột và người cho thấy đường hóa học vẫn có khả năng tác động xấu đến hệ vi khuẩn ở đường ruột và do đó, ảnh hưởng đến cả quá trình chuyển hóa glucose.
Đây chính là những nguyên nhân đầu tiên dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường khi khả năng dung nạp glucose trong cơ thể bị rối loạn.
Tuy nhiên đối với những người tình nguyện tham gia thí nghiệm, kết quả cũng cho thấy phản ứng rối loạn dung nạp glucose ở mỗi người là khác nhau khi được cho sử dụng đường hóa học.
Kết quả này cho thấy đối với các bệnh có liên quan đến chuyển hóa chất như béo phì, tiểu đường cần có nghiên cứu cụ thể để tìm ra mối liên hệ giữa đặc điểm hệ vi khuẩn đường ruột của mỗi người đối với các loại thực phẩm, đồ uống thường sử dụng; từ đó mới có thể đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả.
Tiến sỹ Eran Elinav thuộc Khoa Miễn dịch học (Viện Weizmann), người chủ trì đề tài nghiên cứu, đã kết luận rằng các chất thay thế đường tự nhiên hiện đang được sử dụng rộng rãi trong đồ uống và thực phẩm hoàn toàn có thể làm cho bệnh béo phì, bệnh tiểu đường trẻ thành một bệnh dịch ở nhiều nước; nhất là khi người tiêu dùng còn có những ngộ nhận về tác dụng của chúng./.
(Nguồn: vietnamplus.vn)
TIN ĐĂNG MỚI NHẤT
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
- Nhu cầu đặt ăn trưa cho Hội nghị Khoa học thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (21/11/2024)
- Nhu cầu mua thuốc dịch vụ cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (21/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua sinh phẩm sàng lọc HPV nguy cơ cao bằng phương pháp Reatime PCR (20/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Thuê dịch vụ siêu âm (20/11/2024)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG
- Tìm ra “thủ phạm” gây tiểu đường (26/8/2014)
- Dinh dưỡng cho người bệnh đái tháo đường (26/8/2014)
- Hy vọng mới cho những người mắc bệnh tiểu đường (26/8/2014)
- Áp lực công việc có thể gây nguy cơ mắc bệnh tiểu đường (25/8/2014)
- Những lưu ý khi tập thể dục ở người bị tiểu đường (8/8/2014)
- Giải mã công dụng bài thuốc cổ giúp chữa khỏi 60% bệnh nhân tiểu đường (5/8/2014)
- Làm việc theo ca có nguy cơ bị đái tháo đường (28/7/2014)
- Vitamin B3 có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường (18/7/2014)
- Ai dễ bị đái tháo đường týp 2? (13/7/2014)
- Tránh tai biến hạ đường huyết khi dùng insulin (11/7/2014)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều