“Thủ phạm” gây tăng đường huyết dễ bị bỏ qua
Cập nhật: 24/12/2016 | 3:21:49 PM
Có nhiều yếu tố làm tăng lượng đường trong máu (đường huyết) làm cho bệnh tiểu đường thêm trầm trọng, trong đó có một số lý do dễ bị bỏ qua dưới đây.
Dùng nhiều caffeine
Lượng đường trong máu có thể tăng sau khi uống cà phê, ngay cả cà phê đen không chứa calo do hàm lượng caffeine cao. Tương tự, với trà đen, trà xanh và các đồ uống năng lượng cũng vậy. Nhóm người mắc bệnh tiểu đường phản ứng với các loại thực phẩm và đồ uống khác nhau, do đó nên theo dõi phản ứng của cơ thể. Theo một số nghiên cứu, các hợp chất khác có trong cà phê lại giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường týp 2 ở người khỏe mạnh.
Cảm lạnh
Cảm lạnh cũng được xem là thủ phạm tiềm ẩn làm tăng đường huyết. Lý do, đường huyết tăng để đối phó với cơ chế tăng bệnh. Nên uống nhiều nước ấm và các chất lỏng khác để giúp cơ thể không bị mất nước. Trường hợp bị tiêu chảy hoặc nôn ói trong hơn 2 giờ hoặc ốm trong 2 ngày mà không hồi phục thì nên đi khám bác sĩ. Lưu ý, một số loại thuốc như kháng sinh và thuốc thông mũi, long đờm cũng có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu.
Căng thẳng trong công việc
Bị choáng ngợp vì công việc hay bất hạnh, căng thẳng, ôm đồm nhiều việc... dễ mắc nhiều bệnh nan y. Khi bị căng thẳng (stress), cơ thể sẽ giải phóng các hormon và làm tăng lượng đường trong máu. Đây là nguyên nhân phổ biến ở nhóm người bị bệnh tiểu đường týp 2. Để giảm bệnh, hãy học cách quản lý stress, thư giãn, hít thở sâu và duy trì cuộc sống vận động. Ngoài ra, cũng không nên kỳ vọng quá nhiều, quá cầu toàn, để khi không đạt mục tiêu dễ thất vọng nản chí và sinh bệnh.
Căng thẳng ôm nhiều việc dễ mắc bệnh nan y.
Đồ uống thể thao
Đồ uống thể thao có mục đích bổ sung chất lỏng nhanh chóng, nhưng nhiều loại trong số này lại có lượng đường cao như soda hay chất làm ngọt nhân tạo, phụ gia bất lợi. Thay vào đó, nhóm người bị tiểu đường nên dùng nước lọc, nhất là những cua tập vừa phải, ít hơn một giờ. Nếu luyện tập dài, cường độ lớn thì nên dùng đồ uống thể thao, tuy nhiên hãy đọc kỹ nhãn mác để biết cụ thể hàm lượng calo, carbohydrate (carbs) và khoáng chất, nhất là nhóm tiền tiểu đường hay đang mắc bệnh.
Trái cây khô
Trái cây là một sự lựa chọn lành mạnh và thông minh, nhưng trái cây khô lại có hàm lượng carbohydrate (carbs) cao mặc dù kích thước khẩu phần ăn nhỏ hơn. Chỉ cần 2 muỗng canh nho khô, quả nam việt quất sấy khô hoặc anh đào khô sẽ có hàm lượng carbs tương đương một trái cây nhỏ, hay 3 quả chà là khô sẽ cung cấp khoảng 15 gram carbs.
Steroids và thuốc lợi tiểu
Những người dùng corticosteroid như prednisone để điều trị viêm khớp, bệnh hen suyễn và nhiều loại bệnh khác có thể bị tăng lượng đường huyết, thậm chí có thể kích hoạt gây bệnh tiểu đường. Ngoài ra, thuốc lợi tiểu giúp giảm huyết áp, cũng có thể làm tăng đường huyết. Riêng thuốc chống trầm cảm có thể làm cho tăng hoặc giảm lượng đường huyết bất thường.
Thuốc tránh thai
Theo Hiệp hội Tiểu đường Mỹ (ADA), các loại thuốc tránh thai có chứa estrogen có thể ảnh hưởng đến cơ chế xử lý insulin trong cơ thể nhưng tổng thể thuốc tránh thai là an toàn cho phụ nữ có bệnh tiểu đường. ADA khuyến cáo nên dùng viên thuốc tránh thai có chứa norgestimate và estrogen tổng hợp. Riêng thuốc ngừa thai dạng tiêm và cấy ghép an toàn hơn cả đối với nhóm phụ nữ có bệnh tiểu đường, cho dù chúng có thể ảnh hưởng, làm dao động lượng đường trong máu.
Ngủ
Một số người mắc bệnh tiểu đường, đặc biệt nếu họ dùng insulin thì khi ngủ lượng đường trong máu có thể giảm thấp một cách nguy hiểm. Vì vậy, nên kiểm tra đường huyết trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy. Một bữa ăn nhẹ trước khi đi ngủ có thể giúp cân bằng đường huyết ở nhóm người này. Đối với một số người, lượng đường huyết có thể tăng cao vào buổi sáng, thậm chí cả trước khi ăn sáng, do thay đổi nội tiết tố hoặc giảm insulin, vì vậy việc kiểm tra đường huyết thường xuyên là điều quan trọng để biết mức độ dao động đường huyết có thể sinh nguy hiểm.
Luyện tập thể thao
Hoạt động thể chất là một trong những giải pháp tăng cường sức khỏe rất tốt cho tất cả mọi người. Nhưng ở những người bệnh tiểu đường nên luyện tập dựa theo sức khỏe bản thân. Khi luyện tập tần suất cao, đổ mồ hôi và tăng nhịp tim, lượng đường trong máu có thể tăng vọt, nhưng sau đó lại giảm mạnh. Cường độ luyện tập cao hoặc bền bỉ có thể làm giảm mức độ đường huyết ít nhất 24 giờ sau khi tập. Nên dùng bữa ăn nhẹ trước khi luyện tập và nên kiểm tra đường huyết trước, trong và sau khi luyện tập, nếu thấy cần thiết.
Rượu
Đồ uống có cồn rất giàu tinh bột, lúc đầu sẽ làm tăng lượng đường trong máu, nhưng sau 12 giờ đường huyết sẽ giảm mạnh. Tốt nhất, nên uống rượu kèm ăn và sau đó nên kiểm tra lượng đường trong máu. Hiệp hội Tiểu đường Mỹ khuyến cáo, phụ nữ không nên dùng quá một lần uống mỗi ngày và hai lần đối với đàn ông. Một lần uống là 5 ounces rượu vang (khoảng 140g), 12 ounces bia (340g) hoặc 1,5 ounce (42g) rượu như vodka hay whisky.
Nhiệt độ cao
Khi trời nóng, nhiệt độ tăng cao sẽ làm cho lượng đường huyết của người bệnh tiểu đường khó kiểm soát hơn. Người bệnh nên kiểm tra lượng đường huyết thường xuyên và uống nhiều nước để chống mất nước. Ngoài ra, nhiệt độ cao có thể ảnh hưởng đến thuốc, máy đo đường và que thử. Do vậy, nên để thuốc, nhất là thuốc tiêm vào tủ lạnh, không nên để trong xe hơi nóng hoặc phơi ra ngoài trời sẽ làm giảm tác dụng của thuốc.
Hormon nữ
Khi hormon (nội tiết tố) của người phụ nữ thay đổi, lượng đường trong máu cũng bị ảnh hưởng theo. Nên theo dõi chu kỳ kinh nguyệt để biết mức độ thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ mãn kinh và tác động của nó đối với lượng đường huyết. Phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh nên tư vấn phụ khoa dùng liệu pháp thay thế hormon và các giải pháp thay thế khác phù hợp với sức khỏe bản thân để hạn chế những bất lợi do thay đổi nội tiết tố gây ra và kiểm soát tốt lượng đường huyết, hạn chế những biến chứng nguy hiểm.
(Nguồn: suckhoedoisong.vn)
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi (22/11/2024)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
- 7 cách để kiểm soát bệnh tiểu đường trong mùa đông (3/12/2016)
- Đái tháo đường: Gia tăng nhanh và trẻ hóa (14/11/2016)
- Bệnh nhân đái tháo đường nên tập luyện như thế nào? (7/11/2016)
- 7 điều cần biết về đường huyết thấp (4/11/2016)
- Dấu hiệu cảnh báo đường huyết cao (4/11/2016)
- Tiểu đường có liên quan tới đột quỵ như thế nào? (1/11/2016)
- Điều trị tiểu đường: Cần kiểm soát tăng đường huyết sau ăn và hạ đường huyết quá mức (24/10/2016)
- Hạn chế tác động thuốc chữa đái tháo đường với bệnh thận (22/10/2016)
- 7 biến chứng thường gặp khi không điều trị tiểu đường ”đến nơi đến chốn” (6/10/2016)
- Con đường gian nan tìm ra thuốc chữa tiểu đường (12/9/2016)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều