Dấu hiệu cảnh báo đường huyết cao
Cập nhật: 4/11/2016 | 1:49:21 PM
Đường huyết cao trong một lúc nào đó, không thường xuyên chưa chắc đã nguy hiểm nhưng khi tăng đường huyết kéo dài có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường (ĐTĐ). ĐTĐ là bệnh thuộc nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa, được đặc trưng bởi lượng đường tăng thường xuyên trong máu gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và tăng nguy cơ tổn thương thần kinh tim mạch.
Những dấu hiệu nào?
Đối với người có đường huyết cao, nhất là đường huyết cao kéo dài, có một số dấu hiệu được cảnh báo, đó là đi tiểu nhiều. Tuy nhiên, đi tiểu nhiều (cả số lần và cả số lượng mỗi lần đi tiểu) có thể do nhiễm trùng đường tiểu, đặc biệt là viêm bàng quang hoặc ở nam giới mắc bệnh của tiền liệt tuyến (bệnh tăng sinh lành tính, u hoặc ung thư tiền liệt tuyến…) hoặc do uống nhiều nước, uống bia (nhất là bia lạnh), ăn nhiều trái cây (nhất là loại chứa nhiều nước như dưa hấu, lê...) hoặc do dùng một số thuốc (glucosamin, thuốc điều trị mỡ máu, viên thuốc bọc đường…) hoặc do mắc bệnh ĐTĐ. Tiểu nhiều có nghĩa là thận phải làm việc nhiều hơn để thải lượng đường thừa. Tiểu nhiều gây cho người bệnh có cảm giác khát nước. Cảm giác khát nước có liên quan đến một số bệnh nhiễm trùng gây sốt cao hoặc sốt kéo dài, bệnh tiêu chảy, một số bệnh ung thư hoặc khát nhiều liên quan đến tiểu nhiều, trong đó có bệnh ĐTĐ. Cảm giác khát nước do cơ thể mất nước gây phản xạ khát nước.
Với chứng tiểu nhiều, đây là một vòng luẩn quẩn, khát nước phải uống và uống nước, gây tiểu nhiều. Khát nước do thiếu nước nhiều biểu hiện sự khô miệng, đây là một dấu hiệu thường gặp trong bệnh các bệnh nhiễm trùng có sốt và bệnh đái tháo đương. Khi bị khô miệng gây cảm giác khó chịu và một trong những dấu hiệu cảnh báo cơ thể mất nước, nếu không sốt, không bị tiêu chảy, chứng tỏ cơ thể có vấn đề, dấu hiệu đó cũng thường gặp trong bệnh ĐTĐ. Ngoài khô miệng, có thể có khô da. Bởi vì, các dấu hiệu này liên quan mật thiết với nhau, tiểu nhiều, mất nước, khô da, bên cạnh đó là mệt mỏi. Mệt mỏi một phần do tiểu nhiều làm mất nước còn có hiện tượng tế bào cơ thể rất khó hấp thụ đường glucoza dẫn đến sự thiếu hụt năng lượng cho các hoạt động của cơ thể, trong khi đó lượng đường glucoza trong máu lại vượt quá chỉ số bình thường vì không được các tế bào tiêu thụ khiến người bệnh cảm thấy luôn bị mệt mỏi và sụt cân rất rõ, nếu gặp ở người đường máu cao bị chấn thương hoặc sau phẫu thuật, việc liền sẹo cũng gặp khá rắc rối (chậm liền sẹo). Lý do là ở người bị ĐTĐ, do tuyến tụy hoặc là không sản xuất đủ insulin, hoặc các cơ bắp, mỡ và các tế bào gan không đáp ứng với insulin, khiến cho lượng glucoza lưu lại trong máu cao (insulin có tác dụng chuyển hóa đường glucoza). Ở người ĐTĐ mệt mỏi tăng lên khi đi tiểu nhiều nhất là ban đêm phải thức dậy đi tiểu nhiều lần, đặc biệt là mùa đông giá rét.
Đi kèm với mệt mỏi, tiểu nhiều, người bệnh ĐTĐ thường đói bụng. Vào các thời điểm trước các bữa ăn chính, đói là chuyện bình thường vì dạ dày đã rỗng, cần được bổ sung để tạo năng lượng cho cơ thể hoạt động, nhưng đói thường xuyên lại là một chuyện khác, có thể do bệnh ĐTĐ. Bởi vì, đi tiểu nhiều hơn nên người bệnh có xu hướng giảm calo bởi lượng insulin trong máu không ổn định (do tuyến tụy không sản xuất đủ hoặc do một số tế bào của cơ thể như tế bào các cơ, tế bào gan, mỡ đề kháng với chất insulin, tức là không đáp ứng với insulin) nên các tế bào cơ thể không có đủ năng lượng để thực hiện các hoạt động hàng ngày, từ đó cơ thể sẽ phản ứng bằng cách tìm kiếm thêm nguồn năng lượng, dẫn đến những cơn đói cồn cào, khó chịu. Ngoài ra, do lượng đường huyết cao nên ngăn chặn đường từ thực phẩm đến các tế bào dẫn đến cảm giác thường xuyên đói. Đường huyết cao thường xuyên có thể có cảm giác tê hoặc ngứa các đầu chi hoặc mắt cứ mờ dần, khô mắt, bởi vì lượng đường dư thừa trong máu gây tổn thương các mạch máu nhỏ (vi mạch như ở đáy mắt) và tổn thương đầu dây thần kinh, điển hình là dẫn đến gây tê tay chân hoặc mất cảm giác ở bàn tay và bàn chân.
Ngoài ra, người tăng đường huyết thường xuyên có thể dễ mắc các bệnh nhiễm trùng (viêm hô hấp, viêm tiết niệu, nhiễm trùng da, điển hình là loét bàn chân) do các loại vi sinh vật gây bệnh rất ưa thích đường glucoza.
Với phụ nữ đang mang thai, có thể có một số trường hợp đường máu cao thường xuyên do những rối loạn chuyển hóa trong cơ thể hoặc gia đình có tiền sử người mắc bệnh ĐTĐ hoặc những lần sinh đẻ trước, con bị dị tật hoặc do thai chết lưu. Ngoài các dấu hiệu như vừa giới thiệu ở phần trên, bà bầu có thể có các dấu hiệu như vùng kín bị nhiễm nấm hoặc vi khuẩn mà không thể làm vệ sinh sạch sẽ bằng các thuốc chống khuẩn thông thường. Nếu trong giai đoạn mang thai bị ĐTĐ mà không kiểm soát tốt có thể dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng tới thai nhi, bởi vì, không ít trường hợp thai nhi đã tử vong vì các biến chứng của ĐTĐ thai kỳ do mẹ mắc phải.
Nên đi khám bệnh
Khi có một trong các dấu hiệu vừa kể ở trên cần đi khám bệnh với mục đích xác định đường huyết có bị gia tăng khi đói hay không, vì vậy, cần nhịn ăn sáng trước lúc đi khám bệnh. Không ăn các loại thực phẩm, nước giải khát ngọt hoặc không uống rượu, bia…
Đánh giá đường huyết cao cần dựa vào kết quả xét nghiệm máu. Sau đây là chỉ số đường glucoza ở người bình thường: trước bữa ăn, từ 90 - 130mg/dl (5,0 - 7,2mmol/l); sau bữa ăn 1 - 2 giờ, nhỏ hơn 180mg/dl (10mmol/l) và trước lúc đi ngủ tối, 110 - 150mg/dl (6,0 - 8,3mmol/l).
Do đó, mức độ đường 180mg/dL(10mmol/l) trong máu được coi là cao. Thế nhưng, chỉ khi con số này tăng vượt 250 mg/dL thì mới xuất hiện những dấu hiệu đáng chú ý như trình bày ở phần trên. Khi có nghi ngờ, nên kiểm tra đường máu lúc đói ít nhất 3 lần liên tiếp (3 ngày liên tiếp).
(Nguồn: suckhoedoisong.vn)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua sinh phẩm sàng lọc HPV nguy cơ cao bằng phương pháp Reatime PCR (20/11/2024)
- Nhu cầu lắp đặt tấm bê tông khí ALC (18/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Hàng hóa với nội dung cụ thể như sau: (16/11/2024)
- Phun diệt côn trùng phòng chống dịch sốt xuất huyết Dengue tại thành phố Hạ Long (15/11/2024)
- Thẩm định đánh giá xếp hạng đối với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (14/11/2024)
- Nhu cầu mua vacxin dịch vụ cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (14/11/2024)
- Nhu cầu mua thuốc cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (13/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua hóa chất, sinh phẩm phục vụ cho xét nghiệm Reatime PCR HPV (13/11/2024)
- Tiểu đường có liên quan tới đột quỵ như thế nào? (1/11/2016)
- Điều trị tiểu đường: Cần kiểm soát tăng đường huyết sau ăn và hạ đường huyết quá mức (24/10/2016)
- Hạn chế tác động thuốc chữa đái tháo đường với bệnh thận (22/10/2016)
- 7 biến chứng thường gặp khi không điều trị tiểu đường ”đến nơi đến chốn” (6/10/2016)
- Con đường gian nan tìm ra thuốc chữa tiểu đường (12/9/2016)
- Cách ăn hoa quả đúng cho người tiểu đường (11/9/2016)
- Vì sao người bệnh tiểu đường cần uống nhiều nước? (10/9/2016)
- Ngủ trưa kiểu này sớm muộn gì bạn cũng sẽ bị tiểu đường (27/8/2016)
- 7 lưu ý cho người bị tiểu đường (29/7/2016)
- Tiểu đường ở những người gầy, chuyện tưởng đùa mà thật! (24/7/2016)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều