Tiểu đường ở những người gầy, chuyện tưởng đùa mà thật!
Cập nhật: 24/7/2016 | 8:29:46 PM
Dù sở hữu cân nặng "gió thổi cũng bay" nhưng thói quen ngồi lì một chỗ cả ngày có thể đẩy bạn đối mặt với nguy cơ tiểu đường tuýp 2.
Một nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học Anh đã chỉ ra, cứ 5 người sở hữu thân hình chuẩn thì có 1 người có nguy cơ mắc tiểu đường. Không chỉ dừng lại ở đó, nghiên cứu này còn khẳng định 1/3 những người mảnh khảnh có nguy cơ nằm trong diện tiền tiểu đường cao hơn những người có thân hình đầy đặn. Theo các nhà khoa học, tiền tiểu đường hay tiểu đường giai đoạn đầu là hiện tượng hàm lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường nhưng chưa đến mức để kết luận là tiểu đường. Tiểu đường giai đoạn này có khả năng phát triển thành bệnh tiểu đường tuýp 2 và gây ra vô số vấn đề tim mạch khác.
Các nhà khoa học phát hiện ⅓ số lượng người sở hữu cân nặng khiêm tốn vẫn phải đối mặt với nguy cơ tiểu đường.
Để làm sáng tỏ điều này, các nhà nghiên cứu từ đại học Florida (Mỹ) đã tiến hành xác định mối quan hệ giữa chỉ số sức khỏe con người (BMI) và những triệu chứng của bệnh tiểu đường. Đứng đầu nhóm nghiên cứu, tiến sĩ Arch Mainous (Đại học Florida) cho hay: "Chúng ta đang phải đứng trước đại dịch tiểu đường và cách hiệu quả nhất để đối phó là triệt hạ chúng từ gốc rễ. Để làm được điều này, chúng ta cần biết chính xác điều gì gây ra tình trạng lượng đường trong máu cao hơn bình thường. Đây là nguyên nhân hình thành bệnh tiểu đường cũng như cácbệnh tim mạch sau này".
Nắm được yếu tố gây bệnh, các chuyên gia sẽ dễ dàng kiểm soát chúng nhờ thuốc hoặc chỉ bằng việc điều chỉnh thói quen sinh hoạt hàng ngày.
Các số liệu từ Viện dinh dưỡng Thực phẩm và Sức khỏe (Mỹ) được các nhà khoa học chú trọng hơn cả. Trong giai đoạn từ 1988 đến 1999 có 10% số lượng người trưởng thành sở hữu chỉ số BMI từ 18,5 - 24,9 được chẩn đoán đang trong giai đoạn tiền tiểu đường. Tuy nhiên, con số này đã tăng tới 19% trong giai đoạn từ 1999-2012. Nghiên cứu cũng chỉ ra lượng người mắc tiểu đường giai đoạn đầu ở độ tuổi trên 45 đã tăng 11% trong hai giai đoạn trên. Tiến sĩ Mainous cho biết, hiện tại có rất nhiều người đang trải qua tiểu đường giai đoạn đầu nhưng không hề nhận thức được và không có những biện pháp điều trị kịp thời.
Tỉ lệ những người được chẩn đoán tiểu đường giai đoạn đầu tăng theo thời gian.
Dựa theo kết quả thống kê, các nhà khoa học vô cùng ngạc nghiên khi những người sở hữu cân nặng có phần dư dả không nằm trong nhóm bị bệnh tiểu đường. Bên cạnh đó, những người có cân nặng lý tưởng nhưng sở hữu vòng 2 “đồ sộ” vẫn nằm trong diện tiểu đường giai đoạn đầu.
Lý giải cho hiện tượng này, tiến sĩ Mainous cho rằng tư thế ngồi lâu là nguyên nhân gây ra hiện tượng này. So với những người thừa cân,những người ngồi nhiều tập trung nhiều mỡ tại vùng hông và bụng hơn và dễ dàng gây ra các vấn đề về hệ miễn dịch cũng như trao đổi chất. Đây là tiền đề cho những rối loạn chất trong cơ thể trong đó có gia tăng lượng đường gluco trong máu và cũng là yếu tố mà không ít các chuyên gia y khoa vẫn bỏ qua và khiến những bệnh nhân không được tiếp cận với điều trị sớm.
Tiến sĩ Naveed Sattar từ đại học Glasgow (Mỹ) cho hay, trọng lượng cơ thể có thể giúp phát hiện tiểu đường nhưng số đo vòng eo còn cho kết quả chính xác hơn. Ông cho biết, một vài người dễ phát triển mỡ tại vùng bụng do yếu tố di truyền. Do được tích trữ trong gan và tuyến tụy, lượng mỡ càng nhiều thì hoạt động của các cơ quan này càng bị ảnh hưởng. Insulin được hình thành chủ yếu từ tuyến tụy nên nếu bộ phận này gặp vấn đề, lượng đường trong cơ thể khó có thể ổn định. Một khi lượng đường trở nên bất ổn, hệ tuần hoàn sẽ phải chật vật để điều tiết chúng và kéo theo hoạt động kém hiệu quả của những hệ thống khác.
Theo các chuyên gia y khoa tại Anh, có khoảng 8500 người đang nằm trong giai đoạn tiền tiểu đường mà không hề biết. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như mù lòa hoặc các chứng bệnh về tim mạch. Kiểm tra lượng đường huyết định kì là cách duy nhất giúp bạn tránh khỏi những hiểm họa này.
(Nguồn: afamily.vn)
TIN ĐĂNG MỚI NHẤT
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi (22/11/2024)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG
- Dấu hiệu bệnh tiểu đường (5/7/2016)
- Nguyên nhân bệnh đái tháo đường (30/6/2016)
- Cứ 10 giây có một người tử vong vì tiểu đường (27/6/2016)
- 5 nguy hại của bệnh tiểu đường ở thanh thiếu niên (23/6/2016)
- Phát hiện hữu ích cho những người mắc bệnh đái tháo đường (7/6/2016)
- Ăn như thế nào để phòng bệnh tiểu đường? (28/5/2016)
- 4 dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường tiềm ẩn bạn cần sớm nhận ra (25/5/2016)
- 10 ngộ nhận hay gặp về bệnh tiểu đường (23/5/2016)
- Lời giải cuối cho cơ chế của bệnh đái tháo đường typ I (4/5/2016)
- Đái tháo đường nằm trong số 10 nguyên nhân gây tử vong và tàn phế ở người (8/4/2016)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều