4 dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường tiềm ẩn bạn cần sớm nhận ra
Cập nhật: 25/5/2016 | 7:32:32 AM
Dưới đây là 4 triệu chứng ít ngờ tới nhất của bệnh tiểu đường tuýp 2. Nếu bạn để ý thấy mình có bất cứ một trong các triệu chứng nào, hãy lập tức đi khám.
Tiểu đường là gì? Có thể phần lớn mọi người đều biết đó là một căn bệnh mà lượng glucose trong máu quá cao do cơ thể đã không thể sử dụng nó một cách hợp lý. Và nguyên nhân chính gây ra tình trạng này tuyến thượng thận đã không sản sinh đủ hoặc bất cứ insulin nào, để giúp glucose đi vào các tế bào của cơ thể. Một khả năng khác là insulin được sản sinh trong cơ thể đã không hoạt động đúng.
Điều nên biết là bệnh tiểu đường được biết đến như hội chứng kháng insulin. Mặc dù có thể chữa được, vẫn có rất nhiều liệu pháp khác mà bạn có thể thực hiện tại nhà để kiểm soát và duy trì insulin ở mức độ bình thường. theo các số liệu thống kê mới nhất, hơn 380 triệu người trên toàn thế giới đang bị ảnh hưởng bởi căn bệnh này. Các chuyên gia y tế cho biết, số người thiệt mạng do tiểu đường còn nhiều hơn cả do ung thư vú và bệnh AIDS cộng lại. Ở Mỹ, cứ 3 phút, lại có một người vĩnh viễn ra đi vì tiểu đường.
Tiểu đường là nguyên nhân hàng gây ra tình trạng mù lòa, suy thận, cụt chi, suy tim và đột quỵ. Nếu bạn bị tiểu đường, điều vô cùng quan trọng là luôn giữ cho đường huyết ở mức ổn định bình thường, để mọi thứ được vận hành một cách trơn tru. Bạn nên ăn uống lành lạnh và sử dụng nhiều loại thuốc kê đơn khác nhau hoặc các phương pháp chữa trị tự nhiên, giúp làm giảm những triệu chứng gây khó chịu của bệnh.
Dưới đây là 4 triệu chứng ít ngờ tới nhất của bệnh tiểu đường tuýp 2. Nếu bạn để ý thấy mình có bất cứ một trong các triệu chứng nào, hãy lập tức đi khám.
1. Mắt sáng lên
Nếu bạn bỗng nhiên thấy mắt mình được cải thiện một cách bất ngờ và bạn không còn cần dùng tới kính nữa, bạn nên nhanh chóng đặt lịch hẹn với bác sĩ. Đừng chủ quan với triệu chứng này. Và cũng đừng quá phấn khích bởi vì mắt tự dưng sáng lên không phải một phép màu mà là dấu hiệu cho thấy nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 của bạn.
Howard Baum, Thạc sĩ, trợ giảng y khoa trong lĩnh vực tiểu đường tại Đại học Vanderbilt, cho biết, mặc dù mắt bị mờ đi thường được coi là một dấu hiệu của tiểu đường, bất cứ sự thay đổi đột ngột nào về chất lượng thị giác có thể cho thấy lượng đường trong máu đang tăng. Một số bệnh nhân đã chia sẻ với bác sĩ Howard rằng, mắt họ sáng hơn khi đường huyết tăng lên và sau khi điều trị bệnh tiểu đường, mắt họ trở lại bình thường rồi họ lại phải tiếp tục đeo kính.
2. Tai nghe không rõ
Bạn nên rất cẩn thận và đừng chủ quan nếu thấy mình trở nên nghễnh ngãng. Điều này có nghĩa là bạn nghe không rõ và thường phải yêu cầu người khác nhắc lại câu vừa nói với bạn, hãy kiểm tra đường huyết hoặc đi khám bác sĩ ngay.
Một nghiên cứu gần đây, do một nhóm chuyên gia Học viện Y tế Mỹ tiến hành, cho thấy, bất ngờ bị lãng tai cũng là một trong các dấu hiệu ít được chú ý của bệnh tiểu đường. Nhóm chuyên gia y khoa này khẳng định, bệnh tiểu đường đã phá hủy thành mạch máu và dây thần kinh tai trong, gây ra tình trạng nghễnh ngãng. Ở những người mà đường huyết cao, nguy cơ bị lãng tai cao hơn 30% so với những người có lượng đường huyết bình thường, khỏe mạnh.
3. Cảm giác ngứa ngáy không dứt
Ngay lập tức đi khám bác sĩ nếu bạn gặp phải tình trạng này. Nhiều chuyên gia y khoa trên khắp thế giới khẳng định rằng đây cũng là một trong các triệu chứng khó thấy của tiểu đường tuýp 2. Bệnh làm suy yếu hệ tuần hoàn và dẫn tới khô da cũng như cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Bác sĩ Howard cũng tiết lộ rằng, một số bệnh nhân mới được chẩn đoán mắc tiểu đường của ông đã trải qua cảm giác ngứa ngáy này.
Và đó là lý do tại sao, bác sĩ Howard đặc biệt lưu ý các bác sĩ khác không nên bỏ qua mối liên hệ giữa sự ngứa ngáy và những triệu chứng khác.
4. Da xấu đi
Bất cứ thay đổi nào ở làn da cũng cho thấy nguy cơ mắc tiểu đường. Và một lần nữa, lời khuyên dành cho bạn là đi gặp bác sĩ. Nếu bạn thấy vùng sẫm màu trên các nếp da, thường là ở vị trí khuỷu tay, khớp tay hoặc gáy, nên kiểm tra ngay đường huyết của bạn. Các chuyên gia y khoa nhận định, những triệu chứng này có thể do gen hoặc hormone gây ra, nhưng cũng có thể là hậu quả của bệnh tiểu đường. Hàm lượng insulin tăng là tác nhân kích thích các tế bào da và sắc tố melanin – sắc tố trong tế bào, làm cho da có màu tối.
Một lưu ý khác là xét nghiệm máu đơn giản có thể xác định bệnh nhân thực sự bị tiểu đường hay chỉ là đường huyết đang cao. Trường hợp nào thì người bệnh cũng nên thay đổi lối sống của mình để giảm nguy cơ và cải thiện tình hình sức khỏe nói chung.
(Nguồn: afamily.vn)
TIN ĐĂNG MỚI NHẤT
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua sinh phẩm sàng lọc HPV nguy cơ cao bằng phương pháp Reatime PCR (20/11/2024)
- Nhu cầu lắp đặt tấm bê tông khí ALC (18/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Hàng hóa với nội dung cụ thể như sau: (16/11/2024)
- Phun diệt côn trùng phòng chống dịch sốt xuất huyết Dengue tại thành phố Hạ Long (15/11/2024)
- Thẩm định đánh giá xếp hạng đối với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (14/11/2024)
- Nhu cầu mua vacxin dịch vụ cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (14/11/2024)
- Nhu cầu mua thuốc cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (13/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua hóa chất, sinh phẩm phục vụ cho xét nghiệm Reatime PCR HPV (13/11/2024)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG
- 10 ngộ nhận hay gặp về bệnh tiểu đường (23/5/2016)
- Lời giải cuối cho cơ chế của bệnh đái tháo đường typ I (4/5/2016)
- Đái tháo đường nằm trong số 10 nguyên nhân gây tử vong và tàn phế ở người (8/4/2016)
- Những cơ quan bị tổn thương do bệnh tiểu đường (21/3/2016)
- Cảnh giác với những dấu hiệu tiền tiểu đường (14/3/2016)
- Biến chứng dễ ’đoạt mạng’ của bệnh tiểu đường (2/3/2016)
- Cách nhận biết bệnh tiểu đường nhanh nhất (1/3/2016)
- Những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường không phải ai cũng biết (22/1/2016)
- Các xét nghiệm cần làm trong bệnh đái tháo đường (18/1/2016)
- Thực phẩm giàu kali tốt cho người tiểu đường (16/1/2016)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều