Cảnh giác với những dấu hiệu tiền tiểu đường
Cập nhật: 14/3/2016 | 12:36:35 PM
Tiền tiểu đường là tình trạng xảy ra khi đường huyết cao hơn bình thường. Tình trạng này thường dẫn tới bệnh tiểu đường týp 2, bệnh tim và đột quỵ. Tuy nhiên có tới 90% số người bị tiền tiểu đường không biết về tình trạng bệnh của mình.
Tiền tiểu đường là gì?
Trước khi một người phát triển bệnh tiểu đường týp 2, họ thường phải đối mặt với một tình trạng gọi là tiền tiểu đường.
Có tới 30% bệnh nhân tiền tiểu đường sẽ phát triển thành bệnh tiểu đường týp 2 trong vòng 5 năm, theo ghi nhận của Trung tâm Phòng chống dịch bệnh (CDC) Mỹ.
Tiền tiểu đường không chỉ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường - nó cũng có thể dẫn đến vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác, như bệnh tim và đột quỵ.
Người có chẩn đoán tiền tiểu đường cũng có đường huyết cao hơn bình thường - nhưng chưa đến mức độ nguy hiểm như bệnh tiểu đường .
Điều đó có nghĩa là cơ thể bắt đầu có trục trặc trong việc xử lý đường - hay glucose.
Phần lớn glucose trong cơ thể đến từ thức ăn - đặc biệt là các thực phẩm chứa carbohydrat. Glucose sẽ đi vào máu trong quá trình tiêu hóa.
Insulin (một hoóc-môn của tuyến tụy) giống như một chiếc chìa khóa mở cánh cổng cho đường đi vào các tế bào của cơ thể và được tế bào sử dụng làm năng lượng.
Do đó, insulin làm giảm lượng đường trong máu - và khi đường trong máu giảm xuống thì bài tiết insulin từ tuyến tụy cũng giảm.
Nhưng đối với những người bị tiền tiểu đường, quá trình này bị trục trặc. Đường tích tụ trong máu - và tuyến tụy không sản xuất được đủ insulin.
Nguyên nhân chính xác gây ra tiền tiểu đường còn chưa rõ, nhưng có một số yếu tố làm tăng nguy cơ tiền tiểu đường:
Tuổi tác (đặc biệt là sau 45 tuổi)
Bị thừa cân hoặc béo phì
Có tiền sử gia đình bị tiểu đường
Tiền sử tiểu đường thai kì (bị tiểu đường khi mang thai)
Sinh con nặng trên 4kg
Tập thể dục dưới 3 lần/tuần
Các triệu chứng của tiền tiểu đường?
Tiền tiểu đường không có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào rõ ràng. Tuy nhiên, một số người có thể gặp một số triệu chứng của bệnh tiểu đường.
Triệu chứng phổ biến của tiểu đường týp 2 là da có màu đen trên một vùng của cơ thể. Tình trạng này được gọi là bệnh gai đen (acanthosis nigricans) - và thường xuất hiện ở vị trí các khớp ngón tay, cổ, đầu gối, nách hoặc khuỷu tay.
Một số triệu chứng khác của bệnh tiểu đường týp 2 gồm:
• Đi tiểu thường xuyên
• Cực kỳ khát và/hoặc đói
• Mệt mỏi
• Nhìn mờ
• Vết đứt và vết bầm tím lâu liền
• Ngứa, tê hoặc đau ở bàn tay hoặc bàn chân
Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào trong các triệu chứng của bệnh tiểu đường týp 2, hoặc lo ngại rằng mình có ít nhất một trong các yếu tố nguy cơ tiền tiểu đường, thì nên đi khám để được làm xét nghiệm đường huyết.
Xét nghiệm A1C sẽ đánh giá đường huyết của một người trong 2-3 tháng trước.
Một xét nghiệm khác gọi là glucose huyết tương lúc đói, yêu cầu người bệnh nhịn ăn hoặc uống ít nhất 8 giờ trước khi xét nghiệm - và sau đó kiểm tra mức đường huyết lúc đói.
Xét nghiệm thứ ba có thể phát hiện tình trạng này là thử nghiệm dung nạp glucose, kiểm tra mức đường huyết trước và hai giờ sau khi uống một loại nước đường đặc biệt - cho thấy cơ thể xử lý glucose như thế nào.
Những xét nghiệm này cũng có thể được sử dụng để phát hiện bệnh tiểu đường.
Điều trị tiền tiểu đường như thế nào?
Thay đổi lối sống có thể giúp đưa mức đường huyết trở lại bình thường, và ngăn chặn bệnh tiểu đường týp 2 toàn phát.
Những thay đổi lối sống này bao gồm:
- Ăn thực phẩm lành mạnh – nhất là những thực phẩm ít chất béo và calo, nhưng giàu chất xơ như trái cây, rau và ngũ cốc nguyên cám.
- Đặt mục tiêu 30 phút tập thể dục cường độ vừa 5 ngày trong tuần - Hội tiểu đường Mỹ cũng khuyến cáo tập đối kháng (như tập tạ) 2 lần một tuần
- Giảm 7% trọng lượng cơ thể (khoảng 7kg với người nặng 90kg)
Thay đổi lối sống có thể giúp ngăn ngừa hoặc trì hoãn bệnh tiểu đường týp 2, ngoài việc giúp khắc phục tình trạng tiền tiểu đường.
Nhưng, đối với một số người, thuốc cũng cần thiết. Thuốc được kê đơn phổ biến nhất cho những người có nguy cơ cao bị bệnh tiểu đường - bao gồm những người có BMI trên 35, người dưới 60 tuổi và phụ nữ có tiền sử tiểu đường thai kỳ.
Ngoài ra , các bác sĩ cũng có thể kê đơn thuốc để kiểm soát cholesterol và huyết áp cao.
(Nguồn: dantri.com.vn)
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi (22/11/2024)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
- Biến chứng dễ ’đoạt mạng’ của bệnh tiểu đường (2/3/2016)
- Cách nhận biết bệnh tiểu đường nhanh nhất (1/3/2016)
- Những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường không phải ai cũng biết (22/1/2016)
- Các xét nghiệm cần làm trong bệnh đái tháo đường (18/1/2016)
- Thực phẩm giàu kali tốt cho người tiểu đường (16/1/2016)
- Bí quyết để tránh các biến chứng của bệnh tiểu đường (13/1/2016)
- 7 lời khuyên hữu ích về chế độ ăn dành cho người mắc bệnh tiểu đường (12/12/2015)
- Khám phá bước ngoặt trong điều trị tiểu đường (3/12/2015)
- Mỗi ngày, 150 người Việt Nam chết vì bệnh đái tháo đường (16/11/2015)
- Điều trị đái tháo đường thành công là nhờ công nghệ biến đổi gen (10/11/2015)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều