Khám phá bước ngoặt trong điều trị tiểu đường
Cập nhật: 3/12/2015 | 3:08:03 PM
Nhờ một khám phá bước ngoặt mới đây, hàng triệu người bị bệnh tiểu đường týp 1 có thể không còn phải tiêm insulin hàng ngày.
Các nhà khoa học thấy rằng việc tiêm hàng tỉ tế bào miễn dịch vào cơ thể sẽ phục hồi khả năng sản xuất hoóc môn insulin, có tác dụng phân giải đường huyết.
Các chuyên gia cho biết việc điều trị - kéo dài chừng một năm - có thể là sự thay đổi hoàn toàn đối với người bệnh.
Tiểu đường là một bệnh kéo dài suốt đời trong đó lượng đường quá nhiều trong máu do cơ thể không thể sử dụng đường một cách thích đáng.
Insulin là hoóc môn do các tế bào của tuyện tụy tiết ra, có vai trò phân giải đường trong máu.
Người khỏe mạnh có hàng triệu tế bào T “nhận diện” ngăn không cho hệ miễn dịch tấn công các tế bào sản sinh insulin trong tụy.
Tuy nhiên, những người bị tiểu đường týp 1 không có đủ tế bào T nhận diện để bảo vệ tụy, vì thế hệ miễn dịch tấn công cơ quan này và làm nó không sản xuất được đủ insulin.
Tất cả bệnh nhân tiểu đường týp 1 đều được điều trị bằng insulin, và đa số phải tự tiêm cho mình nhiều lần mỗi ngày.
Mới đây, các nhà nghiên cứu California đã phát hiện ra rằng có thể lấy tế bào T nhận diện ra khỏi cơ thể và làm chúng tăng lên gấp 1.500 lần trong phòng thí nghiệm. Sau đó, họ có thể đưa chúng trở lại vào máu và sẽ thực hiện nhiệm vụ bình thường để bảo vệ các tế bào sản xuất insulin.
Một thử nghiệm trên 14 người thấy rằng cách điều trị này là an toàn - và tác dụng kéo dài tới 12 tháng.
Các đối tượng trong nghiên cứu có tuổi từ 18 - 43 và mới có chẩn đoán tiểu đường týp 1. Các bác sĩ đã lấy ra khoảng 2 cốc máu chứa chừng 4 triệu tế bào T nhận diện. Những tế bào này được tách riêng ra khỏi các tế bào máu khác và được nhân lên trong phòng thí nghiệm, trước khi truyền trở lại cho người bệnh.
Một phần tư số tế bào này vẫn còn trong máu sau 12 tháng và chúng có thể bảo vệ tuyến tụy để nó tiếp tục sản sinh insulin.
Liệu pháp này có thể chấm dứt sự cần thiết phải tiêm insulin hàng ngày. Nó cũng có thể ngăn chặn sự tiến triển của bệnh dẫn đến tổn thương cơ quan, mù và mất chi. Trong tương lai, cách điều trị này có thể được phát triển để giúp cho bệnh nhân bị các bệnh tự miễn khác như viêm khớp dạng thấp và bệnh lupus. Thậm chí nó cũng có thể giúp ích cho những người bị các bệnh tim mạch, thần kinh và béo phì.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science Translational Medicine.
(Nguồn: hanoimoi.com.vn)
TIN ĐĂNG MỚI NHẤT
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi (22/11/2024)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG
- Mỗi ngày, 150 người Việt Nam chết vì bệnh đái tháo đường (16/11/2015)
- Điều trị đái tháo đường thành công là nhờ công nghệ biến đổi gen (10/11/2015)
- Người bệnh đái tháo đường có nên sinh con? (10/11/2015)
- Chế độ ăn uống nghiêm ngặt cho người bệnh tiểu đường (15/10/2015)
- Trẻ hay tè dầm và đi tiểu nhiều có thể mắc bệnh tiểu đường (14/10/2015)
- Bệnh nhân đái tháo đường:Chọn màu thực phẩm mà ăn! (7/10/2015)
- Ăn kiểu “nội địa” đẩy lùi bệnh đái tháo đường (28/9/2015)
- Đái tháo đường: Chẩn trị sớm ngay lúc khởi đầu! (23/9/2015)
- 8 loại thực phẩm lành mạnh nhưng người bị bệnh tiểu đường nên tránh (17/9/2015)
- Biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường (14/9/2015)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều